2.4 Thực trạng kiểm soát vốn ở Việt Nam thời gian qua: 4 9-
2.4.1.3 Chính sách kiểm sốt dịng vốn ra 5 2-
NHNN ban hành cơ chế mang ngoại tệ xuất nhập cảnh, có hiệu lực từ ngày 1/1/2001. Theo đó, cơng dân Việt Nam được mang ngoại tệ tiết kiệm của mình đi học hay đi chữa bệnh nước ngồi, thay vì phải mua ngoại tệ của ngân hàng trong thời gian qua. Mỗi người khi xuất cảnh được mang tối đa 3.000 USD không phải khai báo và khơng phải xin giấy phép, mức này sau đó đã được nâng lên 7.000 USD (có hiệu lực vào ngày 27/6/2005) và theo pháp lệnh ngoại hối mới có hiệu lực ngày 1/7/2006 là 10.000 USD.
Theo quy định về quản lý ngoại hối trong Nghị định 63/1998 số tiền du học sinh, người đi chữa bệnh được mang thêm tương ứng 5.000 USD và 10.000 USD (ngồi tiền học phí và viện phí) nhưng phải có giấy phép của Ngân hàng Nhà Nước thì đến 2005, trong Nghị định 131/2005 đã cởi mở hơn khi cho phép dù là người Việt Nam hay người nước ngoài cư trú tại Việt Nam khi mang ngoại tệ để sử dụng cho các nhu cầu hợp pháp (du lịch, học tập, chữa bệnh…) đều không phải xin phép như trước đây.
Nhà đầu tư nước ngoài được quyền chuyển lợi nhuận và thu nhập hợp pháp khác ra nước ngồi sau khi hồn thành nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước. Khi chuyển lợi nhuận ra nước ngoài phải nộp một khoản thuế là 3%; 5%; 7% số lợi
nhuận chuyển ra nước ngoài, tuỳ thuộc vào mức góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài vào vốn pháp định của doanh nghiệp có vốn ĐTNN hoặc vốn thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Nghị định số 78/2006/NĐ-CP Quy định về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của
doanh nghiệp Việt Nam thì doanh nghiệp đầu tư ra nước ngồi phải mở một tài
khoản ngoại tệ tại một tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối tại Việt
Nam và được đăng ký với NHNN Việt Nam. Mọi giao dịch chuyển tiền ra nước
ngoài và vào Việt Nam liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp phải thực hiện thơng qua tài khoản này trong đó có việc góp vốn đầu tư. Doanh nghiệp chỉ được phép sử dụng nguồn ngoại tệ trên tài khoản tiền gửi của mình tại ngân hàng được phép để chuyển ra nước ngồi góp vốn đầu tư trên cơ sở quy định tại giấy phép đầu tư do cơ quan có thẩm quyền cấp. Đồng thời hằng năm nhà đầu tư Việt Nam tại nước ngoài phải chuyển lợi nhuận và các khoản doanh thu về nước trong thời gian chậm nhất là 6 tháng kể từ khi kết thúc năm tài chính của nước tiếp nhận đầu tư. Khi kết thúc dự án, giải thể trước hạn hoặc không triển khai được dự án, nhà đầu tư phải chuyển vốn đầu tư về nước trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày kết thúc thanh lý. Khi kết thúc năm tài chính hay chấm dứt đầu tư phải báo cáo tình hình chuyển vốn, lợi nhuận và các khoản thu nhập hợp pháp khác cho Ngân hàng Nhà Nước.