Chính sách kiểm sốt dịng vốn vào 5 1-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát vốn vào việt nam thực trạng giải pháp (Trang 63 - 64)

2.4 Thực trạng kiểm soát vốn ở Việt Nam thời gian qua: 4 9-

2.4.1.2 Chính sách kiểm sốt dịng vốn vào 5 1-

Xuất phát từ nhu cầu thu hút ĐTNN, các biện pháp kiểm soát vốn ở Việt Nam đang dần được nới lỏng từng bước, chuyển từ các biện pháp hành chính sang các biện pháp thị trường để vừa cho vốn chảy vào tạo điều kiện phát triển đất nước đồng thời có thể hạn chế những tác động xấu do những luồng vốn này mang lại nhất là dòng vốn đầu tư gián tiếp.

Để kiểm sốt dịng vốn vào, Chính Phủ Việt Nam qui định nhà đầu tư nước ngoài phải chuyển vốn vào tài khoản mở tại ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam theo đúng tiến độ quy định trong hợp đồng. Đồng thời trong quá trình hoạt động, chậm nhất là ngày 15/1 và ngày 15/7 hằng năm, các doanh nghiệp này phải báo báo với Ngân hàng Nhà Nước (Vụ quản lý ngoại hối và chi nhánh Ngân hàng Nhà Nước tỉnh, thành phố trên địa bàn) về tình hình thực hiện vốn đầu tư (bằng tài sản, bằng tiền) và vốn tái đầu tư, chuyển lợi nhuận về nước. Về việc đảm bảo cân đối ngoại tệ, doanh nghiệp có vốn ĐTNN, bên nước ngồi tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh khơng được Chính Phủ Việt Nam bảo đảm cân đối ngoại tệ, không phải bán số ngoại tệ thu được từ các nguồn thu vãng lai và phải tự đảm bảo cân đối về nhu cầu ngoại tệ cho hoạt động kinh doanh của mình. Đối với các tổ chức được Chính Phủ bảo đảm cân đối ngoại tệ, chi nhánh cơng ty nước ngồi phải bán số ngoại tệ thu được từ các nguồn vãng lai cho các ngân hàng theo tỷ lệ do Thủ Tướng Chính Phủ quy định trong từng thời kỳ (Nghị định 63/1998/NĐ-CP).

Đối với sự tham gia của NĐTNN trong các công ty Việt Nam, tỷ lệ sở hữu của NĐTNN được sửa đổi theo hướng tăng lên, từ mức 30% lên 49% theo Quyết định 238/2005/QĐ-TTg trừ công ty chưa niêm yết (OTC) và ngân hàng là 30%. Đến Quyết định 55/2009/QĐ-TTg đã cho phép NĐTNN nắm giữ đến 49% công ty cổ phần đại chúng không kể niêm yết hay chưa niêm yết, đối với trái phiếu thì tỷ lệ sở hữu của NĐTNN là do tổ chức phát hành quy định.

Mặt khác, Quyết định số 998/2002/QĐ-NHNN về quản lý ngoại hối đối với việc mua bán chứng khoán của tổ chức cá nhân người nước ngoài, người Việt

Nam định cư ở nước ngoài quy định các tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngồi được quyền mua chứng khốn bằng nguồn ngoại tệ từ nước ngoài chuyển vào Việt Nam theo quy định quản lý ngoại hối. Tổ chức, cá nhân nước ngoài khi muốn mua bán chứng khoán niêm yết tại trung tâm giao dịch chứng khoán phải mở tại một ngân hàng là thành viên lưu ký nước ngoài một tài khoản giao dịch chứng khốn bằng đồng Việt Nam, khơng được trực tiếp giao dịch bằng ngoại tệ trên lãnh thổ Việt Nam. Mọi lưu chuyển ngoại tệ, lưu ký chứng khoán và chuyển ngoại hối ra nước ngồi của nhà đầu tư phải thơng qua ba ngân hàng lưu ký nước ngoài tại Việt Nam. Tổ chức cá nhân nước ngoài chỉ được chuyển phần vốn đầu tư (thuộc giao dịch vốn) ra nước ngoài sau một năm kể từ ngày phần vốn đó được chuyển vào tài khoản giao dịch chứng khoán bằng đồng Việt Nam mở tại thành viên lưu ký nước ngoài, trừ trường hợp được pháp luật cho phép. Sau đó, vào năm 2004 NHNN đã ban hành Quyết định số 1550/2004/QĐ- NHNN ngày 6/12/2004 của NHNN về quản lý ngoại hối đối với việc mua, bán chứng khoán của nhà đầu tư nước ngoài tại TTGDCK thay thế Quyết định số 998/2002/QĐ-NHNN ngày 13/9/2002 khắc phục một số bất cập trước đây như bỏ quy định nhà đầu tư nước ngoài phải giữ khoản tiền vốn đầu tư sau 1 năm mới được chuyển vốn về nước; nhà đầu tư nước ngoài được phép mở tài khoản giao dịch chứng khoán bằng VND tại cơng ty chứng khốn....

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát vốn vào việt nam thực trạng giải pháp (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)