Thực trạng thu hút dòng vốn ODA: 3 3-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát vốn vào việt nam thực trạng giải pháp (Trang 45 - 49)

2.2.1 Môi trường thu hút vốn ODA:

Thực hiện công cuộc Đổi mới do Đảng ta đề xướng và lãnh đạo từ năm 1986, trong những năm đầu của thập kỷ 90, Việt Nam đã khơng những thốt khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng và kéo dài mà còn tạo ra những bước tiến vượt bậc với việc cải thiện tình hình chính trị đối ngoại, xử lý các khoản nợ nước ngồi thơng qua Câu lạc bộ chủ nợ Pa-ri, kinh tế trong nước đạt mức tăng trưởng cao, đời sống của nhân dân được cải thiện rõ rệt. Đây là bối cảnh dẫn đến cơ hội để Việt Nam và cộng đồng tài trợ quốc tế nối lại quan hệ hợp tác phát triển. Hội nghị bàn tròn về viện trợ dành cho Việt Nam được tổ chức tại Pa-ri dưới sự chủ trì của Ngân hàng Thế giới (WB) vào tháng 11 năm 1993 là điểm khởi đầu cho quá trình thu hút và sử dụng ODA ở Việt Nam.

Sau hơn 20 năm Đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội vượt bậc, được dư luận trong nước và quốc tế thừa nhận rộng rãi: Nền kinh tế tăng trưởng liên tục với tốc độ bình qn 7,5%/năm, mức đói nghèo giảm từ trên 50% vào đầu những năm 90 xuống còn trên 10% vào năm 2008, hội nhập quốc tế sâu rộng và toàn diện đánh dấu bằng việc Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), được bầu là Ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, Việt Nam là thành viên tích cực của ASEAN, APEC, và nhiều Diễn đàn, tổ chức quốc tế khác,... Những thành tựu mà Việt Nam đạt được trong thời gian qua có phần đóng góp quan trọng của viện trợ phát triển như một phần trong sự nghiệp phát triển của Việt Nam.

2.2.2 Tình hình thu hút vốn ODA:

Kể từ khi các nhà tài trợ quốc tế tái khởi động chương trình ODA cho Việt Nam từ tháng 11 năm 1993 đến nay, lượng vốn ODA đổ vào Việt Nam liên tục

tăng qua các năm. Trong năm 2006, giải ngân ODA của Việt Nam đạt 1,8 tỉ USD. Và trong năm sau đó, tại Hội nghị CG thường niên năm 2007, các nhà tài trợ cam đã kết ủng hộ mức kỷ lục hơn 5,4 tỷ USD, hỗ trợ chương trình giảm nghèo và phát triển của Việt Nam.

Trong thời kỳ 1993-2007, tổng giá trị ODA cam kết đạt 42,438 tỷ USD, tổng vốn ODA ký kết đạt 32,109 tỷ USD, tương đương 75,66% tổng lượng ODA cam kết cùng kỳ; tổng vốn ODA giải ngân đạt 19,865 tỷ USD, tương đương 61,86% tổng lượng ODA ký kết cùng kỳ. Nguồn vốn ODA đã bổ sung một nguồn kinh phí quan trọng cho đầu tư phát triển, chiếm 11% tổng vốn đầu tư toàn xã hội và khoảng 17% trong tổng vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước.Cho đến gần đây, Việt Nam luôn được coi là một trong những quốc gia sử dụng hiệu quả vốn ODA nhất trên thế giới, đưa tỷ lệ đói nghèo giảm từ khoảng 58% năm 1992 xuống khoảng 15% năm 2007. Tính đến hết quý I/2008, tổng giá trị ODA ký kết thông qua các hiệp định cụ thể với các nhà tài trợ đạt 369,06 triệu USD, tăng 16% so với cùng kỳ năm 2007, trong đó vốn vay đạt 342,69 triệu USD và vốn viện trợ khơng hồn lại đạt 26,37 triệu USD. Trong số này có những dự án tài trợ lớn như: ADB tài trợ cho dự án “Đường hành lang ven biển phía Nam thuộc tiểu vùng Mê Kơng mở rộng” 150 triệu USD; Nhật Bản tài trợ “Chương trình ngân hàng - tài chính III” 75 triệu USD; dự án “Giáo dục trung học cơ sở vùng khó khăn nhất” trị giá 50 triệu USD, “Chương trình tín dụng hỗ trợ giảm nghèo lần thứ 6” (PRRSC6) trị giá 30,67 triệu USD... Hết tháng 10/2008, tổng số vốn ODA giải ngân đạt 22,065 tỷ USD, chiếm 52% tổng vốn ODA cam kết và 62,65% tổng vốn ODA đã ký kết.

Như vậy, tổng số vốn ODA cam kết cho Việt Nam trong 15 năm qua (1993 - 2008), tính đến nay đã đạt 47,452 tỷ USD. Trong đó Nhật Bản là nước có nhiều chương trình, dự án ODA lớn nhất cho Việt Nam (chiếm 35% trong tổng số)

Đồ thị 2.2: Biểu đồ cam kết, ký kết, giải ngân từ 1993 - 2008

ODA - 1.00 2.00 3.00 4.00 5.00 6.00 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Tỷ USD

Vốn cam kết Vốn ký kết Vốn giải ngân

Bảng 2.2: ODA cam kết, ký kết và giải ngân 1993-2009 (triệu đô la) Năm Số vốn cam kết Vốn ký kết Vốn giải ngân

1993 1861 817 413 1994 1959 2598 725 1995 2311 1444 737 1996 2431 1602 900 1997 2377 1686 1000 1998 2192 2444 1242 1999 2146 1503 1350 2000 2400 1768 1650 2001 2399 2418 1500 2002 2462 1805 1528 2003 2839 1757 1421 2004 3441 2568 1650 2005 3748 2515 1787 2006 4457 2824 1785 2007 5426 3795 2176 2008 5400 3458 2136 2009* 5014 3200 2000 TỔNG SỐ 52863 38202 24000 (Bộ KH-ĐT, (*) Dự báo) 2.2.3 Tác động của dòng vốn ODA: 2.2.3.1 Tác động tích cực:

• Góp phần giải quyết căn bệnh thiếu vốn cho sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước

Để thực hiện cơng nghiệp hố – hiện đại hoá đất nước và phấn đấu đến năm 2020 đưa Việt Nam cơ bản thành nước công nghiệp sẽ cần rất nhiều vốn để đầu tư phát triển và ODA là một trong những nguồn đáng tin cậy và hiệu quả.

• Hỗ trợ việc khống chế lạm phát, lành mạnh hố hệ thống tài chính - tiền tệ quốc gia.

Sự hỗ trợ bằng tín dụng ưu đãi từ các khoản vay ODA giúp Việt Nam giảm bớt các khoản vay thương mại quốc tế lãi suất cao, thời gian ngắn từ các định chế

cũng như cơng ty tài chính quốc tế. Với thời gian vay lâu dài (khoảng 10 năm) với lãi suất ưu đãi sẽ làm giảm bớt áp lực tài chính cho Chính Phủ, giảm bớt được sức ép về mất giá đồng tiền cũng như hỗ trợ Chính Phủ chống lạm phát.

Ngoài ra với các khoản cho vay hàng hố và tín dụng chuyên ngành từ việc vay ODA, chính phủ Việt Nam đã khéo léo sử dụng một cách có hiệu quả để bù đắp sự thâm hụt ngân sách. Các khoản vốn như vậy được dùng để mua xăng dầu, bơng, hố chất cơ bản… Các công ty trong nước đã cố gắng bỏ ra các khoản vốn lớn để giành quyền kinh doanh hàng hoá được tài trợ bằng vốn vay ODA. Các khoản thuế từ việc kinh doanh các hàng hố đó tạo nên nguồn thu đáng kể cho ngân sách Nhà Nước. Bên cạnh đó thị trường trong nước được cung cấp nguyên vật liệu cần thiết với giá cả hợp lý mà trước đó tương đối cao do khó khăn về tài chính, từ đó giúp bình ổn giá và hạn chế lạm phát.

• Góp phần thu hút vốn đầu tư nước ngồi

Nguồn vốn ODA sau khi được giải ngân vào các dự án thì sẽ góp phần thúc đẩy mạnh mẽ các luồng vốn khác đầu tư theo trong các lĩnh vực “ăn theo” cũng như các ngành sản xuất dịch vụ khác. Nguồn vốn ODA góp phần làm thay đổi diện mạo đất nước về cơ sở hạ tầng sẽ dọn đường mời gọi các nhà đầu tư nước ngoài vào đây kinh doanh.

• Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực

Trong các khoản ODA luôn bao gồm khoảng trợ giúp kỹ thuật và đào tạo nguồn nhân lực. Chính điều đó đã tạo điều kiện cho đội ngũ tri thức tiếp cận những tiến bộ khoa học một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất, tác phong làm việc chuyên nghiệp, kỹ năng phân tích, hoạch định cũng như làm chủ máy móc, thiết bị hiện đại (phần cứng lẫn phần mềm,…). Do đó nguồn vốn ODA có vai trị quan trọng to lớn khơng những góp phần xây dựng đất nước mà còn đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cho Việt Nam.

2.2.3.2 Tác động tiêu cực:

• Rủi ro về ngoại hối và các điều kiện vay vốn

Rủi ro về ngoại hối là yếu tố thường trực và rất khó dự báo trước. Việt Nam sử dụng USD làm dự trữ ngoại hối là chính trong khi các khoảng vay ODA thì phải trả bằng đồng bản tệ của nước đầu tư khi đáo hạn. Do đó gánh nặng tài chính sẽ gia tăng khi có biến động lớn về tỷ giá hối đối.

• Sự can thiệp vào quá trình thực hiện các dự án

thể tránh khỏi và Việt Nam buộc phải làm theo các cam kết đã bị ràng buộc ngay từ đầu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát vốn vào việt nam thực trạng giải pháp (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)