Bài học kiểm soát vốn từ Trung Quốc: 18-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát vốn vào việt nam thực trạng giải pháp (Trang 30 - 32)

1.7 Kinh nghiệm kiểm soát vốn từ một số quốc gia và bài học kinh nghiệm cho

1.7.1 Bài học kiểm soát vốn từ Trung Quốc: 18-

Trong suốt thập kỷ 1990, thậm chí ngay cả khi xảy ra khủng hoảng tài chính - tiền tệ Châu Á, Trung Quốc luôn đạt được mức tăng trưởng cao kỷ lục (tốc độ tăng trưởng trung bình là 9,5% / năm trong giai đoạn 1990 – 1999), cùng với sự gia tăng xuất khẩu, tài khoản vãng lai thặng dư liên tục, lạm phát được kiềm chế ổn định. Điều đáng lưu ý là mặc dù có những chính sách kiểm sốt nghiêm ngặt nhưng Trung Quốc lại là nước thu hút vốn đầu tư nước ngoài cao kỷ lục trong số các nước đang phát triển.

Dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc đã tăng liên tục từ mức 10,3 tỷ USD năm 1990 lên đến 58,6 tỷ USD năm 1998. Trong đó, dịng vốn FPI vào Trung Quốc được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau: các nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phiếu được phát hành cho họ trên TTCK trong nước (cổ phiếu B) cũng như cổ phiếu và trái phiếu của Trung Quốc phát hành trên thị trường quốc tế (cổ phiếu N, H và L). Những đặc trưng cơ bản của giao dịch các loại cổ phiếu này như: cổ phiếu B được định danh bằng nhân dân tệ (CNY) nhưng lại được bán cho nhà đầu tư nước ngoài bằng USD trên TTCK Thượng Hải và bằng đô la Hongkong (HKD) trên TTCK Thẩm Quyến. Cổ phiếu H là cổ phiếu của các công ty Trung Quốc được niêm yết ở TTCK Hongkong, những cổ phiếu này được định giá bằng nhân dân tệ (CNY) nhưng được bán bằng đô la Hongkong (HKD). Cổ phiếu N là cổ phiếu được phát hành dành cho những nhà đầu tư nước ngoài trên TTCK Mỹ, cổ tức cũng được định giá bằng nhân dân tệ nhưng được chi trả bằng USD, cổ phiếu N này không được giao dịch trực tiếp trên TTCK mà được phát hành thông qua chứng chỉ tiền gửi Mỹ (ADRs). Cổ phiếu L là cổ phiếu được phát hành trên TTCK Luân Đôn theo biên bản ghi nhớ giữa chính quyền Anh và Trung Quốc năm 1996.

Tuy nhiên, vốn đầu tư nước ngoài FPI vào Trung Quốc chiếm tỷ trọng nhỏ so với vốn đầu tư trực tiếp (FDI), dòn FPI chỉ chiếm trung bình 7,6% dịng vốn FDI trong giai đoạn 1991 – 2002. Ngồi ra, trong khi dịng vốn FDI khá ổn định thì dịng FPI lại ln tăng giảm khá thất thường trong suốt thời gian được xem xét.

• Những biện pháp kiểm sốt vốn đã được sử dụng ở Trung Quốc

Để kiểm soát sự di chuyển của dòng vốn tư nhân nước ngoài gián tiếp, Trung Quốc đã áp dụng một loạt các biện pháp kiểm sốt chặt chẽ, trong đó có những biện pháp điều tiết thơng qua TTCK và các biện pháp khác.

Để hạn chế tối đa sự thâm nhập của nhà đầu tư nước ngồi bằng các dịng vốn ngắn hạn vào trong nước, Trung Quốc đã phân tách TTCK thành hai khu vực (segments): khu vực cổ phiếu A (dành cho người cư trú) và khu vực cổ phiếu B (dành cho người không cư trú), đồng thời không cho phép các nhà đầu tư nước ngồi đầu tư vào các cơng cụ nợ và công cụ phái sinh trên TTCK cũng như trên thị trường tiền tệ.

Những biện pháp điều tiết trên được nới lỏng một phần vào năm 1996 khi ngân hàng TW Trung Quốc cho phép các nhà đầu tư nước ngoài được phép mua cổ phiếu A thông qua các công ty được ủy quyền, đây là một bước tiến trong việc thống nhất TTCK vốn đang bị chia cắt. Những quy định mới nhằm mở rộng diện phát hành và tăng mức giao dịch cổ phiếu B cũng được áp dụng. Bên cạnh đó, để hạn chế những tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ Châu Á đối với những cơng ty niêm yết ở nước ngồi, Trung Quốc đã đưa ra những biện pháp nhằm nâng cao yêu cầu đối với các công ty niêm yết ở nước ngoài trong việc chuẩn mực hố hoạt động, tăng cường tính minh bạch và cải tổ cơng ty, nâng cao hình ảnh của những cơng ty này trên thị trường tài chính quốc tế.

Nhằm kiểm sốt dịng vốn nước ngoài vào trong nước, Trung Quốc đã áp dụng chính sách quản lý chặt chẽ đối với việc vay nợ nước ngoài. Việc vay nước ngoài trung và dài hạn buộc phải đưa vào kế hoạch của chính phủ và mỗi lần vay phải được kiểm tra và cấp phép; áp dụng hệ thống báo cáo đối với việc trả nợ và nhận thanh tốn quốc tế, việc này sẽ cung cấp cho chính phủ những số liệu tin cậy để giám sát việc vay nợ nước ngồi, bao gồm cả dịng vốn vào và ra ngắn hạn.

Cùng với quá trình cải cách và mở cửa kinh tế, chế độ tỷ giá hối đoái ở Trung Quốc luôn được đổi mới. Sau nhiều lần phá giá đồng tiền nội tệ, năm 1994 Trung Quốc xoá bỏ cơ chế đa tỷ giá và tuyên bố thiết lập chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý. Việc quản lý ngoại hối cũng được đổi mới: tự do hoá lãi suất tiền gửi ngoại tệ, xoá bỏ hạn chế việc sử dụng ngoại tệ đối với người cư trú, xoá bỏ những hạn chế đối với những giao dịch phi thương mại… Tuy nhiên chế độ ngoại hối của Trung Quốc vẫn nằm dưới sự kiểm sốt chặt chẽ của Chính Phủ. Cung cầu ngoại tệ trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng được chính phủ kiểm sốt thông qua việc can thiệp vào thị trường ngoại hối và quy định các doanh nghiệp có nguồn thu ngoại tệ hoặc có nhu cầu mua ngoại tệ đều phải xin phép ngân hàng TW. Trung Quốc còn hạn chế khả năng tiếp cận thị trường ngoại hối, đặc biệt đối với những nhà đầu tư nước ngoài bằng việc quy định chỉ những ngân hàng được chỉ định mới được tham gia thị trường ngoại hối.

Có thể thấy, những biện pháp kiểm sốt dịng vốn nước ngồi (chủ yếu là FPI) vào Trung Quốc chủ yếu được thực hiện thơng qua những biện pháp hành

chính. Mục đích là khuyến khích sự chảy vào của dịng vốn dài hạn và hạn chế sự di chuyển của dịng vốn ngắn hạn. Nó cịn mang ý nghĩa là kiểm soát chặt chẽ hơn tài khoản vốn so với tài khoản vãng lai, tự do hoá một số ngành đối với sự di chuyển của dịng FPI đồng thời kiểm sốt chặt chẽ sự di chuyển của dòng vốn này đối với một số ngành khác (ngân hàng, bảo hiểm, TTCK…).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát vốn vào việt nam thực trạng giải pháp (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)