3.2.1 Nên kiểm sốt vốn bằng các biện pháp mang tính thị trường:
Cần phải xác định một lần nữa rằng trong điều kiện hiện tại của mình, Việt Nam cần thực hiện kiểm soát vốn nhưng mục tiêu đặt ra của việc kiểm soát vốn phải là điều tiết, tác động vào dòng vốn vào ra khỏi quốc gia chứ không phải là ngăn cấm sự lưu thơng của dịng vốn, hay nói đúng hơn là thực hiện tự do hóa tài khoản vốn một cách có kiểm sốt (controlled capital liberalization). Mục tiêu của việc kiểm soát vốn là phải điều tiết được dòng vốn vào ra quốc gia một cách ổn định, khơi thơng dịng chảy vốn đến những khu vực cần của nền kinh tế. Hơn nữa, cùng với việc thực hiện các cam kết về hội nhập quốc tế, Việt Nam càng không thể lạm dụng các biện pháp mang tính hành chính, phi thị trường. Do đó, các biện pháp kiểm sốt vốn nên hướng về các biện pháp mang tính thị trường thơng qua việc tác động vào chi phí, giá cả của các chuyển động của dịng vốn mà khơng phù hợp với mục tiêu chính sách chung về điều hành, phát triển kinh tế của quốc gia như đánh thuế ngầm hoặc cơng khai lên dịng vốn vào và ra... Khi được kết hợp hài hòa với những chính sách tài khóa và tiền tệ, kiểm sốt vốn sẽ làm thay đổi một cách hợp lý cấu trúc của dòng vốn theo hướng khuyến khích các dịng vốn dài hạn vào những khu vực ưu tiên phát triển của nền kinh tế.
3.2.2 Xây dựng một lộ trình cho việc kiểm sốt vốn:
Từ mục tiêu tự do hóa tài khoản vốn có kiểm sốt và thực trạng thị trường tài chính cịn kém phát triển, khả năng đối phó với các cú sốc tài chính của Việt Nam còn thấp, Việt Nam cần phải xây dựng một lộ trình tự do hóa tài khoản vốn một cách thận trọng, có kiểm soát nhằm hạn chế những tác
động tiêu cực của dòng vốn lưu chuyển tự do đồng thời vẫn đảm bảo khuyến khích được các mặt tích cực của dịng vốn ngoại phục vụ phát triển kinh tế. Một số đề xuất cho lộ trình tự do hóa tài khoản như sau:
• Các chính sách thu hút và kiểm soát cần chú trọng vào việc khuyến
khích các dịng vốn trung và dài hạn, có tính ổn định cao trong giai đoạn đầu khi hệ thống tài chính quốc gia cịn kém phát triển, năng lực tài chính quốc gia cịn chưa cao; khả năng ứng phó với các cuộc khủng hoảng, các cú sốc từ bên ngồi cịn hạn chế.
• Theo đó, cần ưu tiên thu hút các dòng vốn như FDI, ODA nhằm tăng
cường hệ thống cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm, đẩy mạnh xuất khẩu tạo nguồn thu ngoại tệ, chuyển giao công nghệ và từng bước hội nhập vào kinh tế quốc tế.
• Việc thu hút vốn nước ngoài vào TTCK là một chủ trương đúng đắn
nhưng cũng cần xem việc thu hút vốn đầu tư nhàn rỗi trong nước là một ưu tiên, biến TTCK là nơi tạo vốn cho các doanh nghiệp.
• Khi năng lực tài chính quốc gia đã được tăng cường, các khiếm khuyết
như vấn đề hiệu quả đầu tư, chế độ tỷ giá, chính sách lãi suất, lạm phát, nhập siêu… trong nền kinh tế đã được xử lý triệt để và khả năng phòng vệ của hệ thống tài chính quốc gia trước các tác động tiêu cực từ bên ngoài được nâng cao, Việt Nam sẽ dần gỡ bỏ các rào cản, các quy định về kiểm soát vốn một cách thận trọng, phù hợp với từng giai đoạn cụ thể của nền kinh tế.
• Để thực hiện lộ trình như trên địi hỏi các chính sách điều hành kinh tế,
kiểm sốt dịng vốn phải hết sức linh hoạt, phản ánh các thực tế đang diễn ra trên thị trường tiền tệ, tài chính… Do đó, các cơ quan quản lý nhà nước phải liên tục cập nhật, phân tích các diễn biến trên thị trường để có những điều chỉnh chính sách kịp thời và phù hợp.
3.2.3 Tăng cường công tác thống kê:
Cơng tác thống kê đóng vai trị rất quan trọng trong việc kiểm sốt vốn, số liệu thống kê đầy đủ, chính xác sẽ giúp các cơ quan quản lý phân tích, đánh giá một cách khách quan, toàn diện các diễn biến của sự di chuyển dòng vốn nhằm đưa ra những dự báo chính xác từ đó đề ra những điều chỉnh về chính sách kịp thời và phù hợp. Hiện nay chúng ta mới chỉ thống kê tốt hai nguồn là FDI và ODA trong khi đó FPI và kiều hối vẫn cịn dựa trên ước lượng. Chính việc khơng thể thống kê chính xác FPI vào và ra trong thời gian qua đã gây tác động không tốt đến tâm lý TTCK như lo sợ một sự tháo chạy của dòng vốn ngoại trong năm 2008.
Cần thống nhất các nguồn số liệu thống kê báo cáo vào các cơ quan đầu mối, chuyên trách về thống kê. Các cơ quan thống kê phải có trách nhiệm công bố công khai, định kỳ các số liệu về dịng vốn nước ngồi.
3.2.3 Điều hành vĩ mơ linh hoạt, phối hợp hài hịa các chính sách
Có thể nói cả trong lý thuyết đến thực tiễn sinh động, việc điều hành các chính sách tài khóa, tiền tệ và kiểm sốt vốn có mối quan hệ mật thiết với nhau, nó vừa thể hiện sự phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau giữa các chính sách vừa thể hiện những mặt đối lập, mâu thuẫn. Lý thuyết bộ ba bất khả thi của Mundell- Fleming đã chỉ ra rằng một quốc gia không thể đồng thời đạt được sự ổn định của tỷ giá, sự tự chủ trong chính sách tiền tệ đặt trong bối cảnh dịng vốn lưu chuyển tự do. Trong bối cảnh Việt Nam, việc điều hành chính sách vĩ mơ cần chú trọng mấy điểm sau:
• Với lộ trình tự do hóa tài khoản vốn đã trình bày ở trên, giai đoạn đầu là
thời gian để Chính phủ khắc phục các khiếm khuyết của nền kinh tế, hệ thống tài chính nhằm nâng cao năng lực tài chính quốc gia.
• Chính sách tài khố đúng đắn là mấu chốt ổn định hệ thống tiền tệ và
góp phần ổn định kinh tế. Ngược lại thâm hụt tài khoá cao sẽ gây sức ép lớn lên chính sách tiền tệ, cản trở phát triển kinh tế. Mức độ ảnh hưởng lẫn nhau và ảnh hưởng đến thị trường tài chính của chính sách tiền tệ và chính sách tài khố phụ thuộc vào cơ chế tỷ giá cũng như mức độ mở cửa của thị trường tài chính. Quản lý tốt điều này ta sẽ kiềm chế được lạm phát, ổn định cán cân thanh tốn quốc tế…
• Quản lý tỷ giá trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay là vô cùng
quan trọng và cần thiết. Việt Nam đã và đang chuyển từ cơ chế tỷ giá hối đoái cố định xơ cứng, được xây dựng một cách chủ quan sang cơ chế linh hoạt hơn theo thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Mặc dù tỷ giá là hàm của nhiều biến số như: lạm phát, lãi suất, thâm hụt mậu dịch… nhưng chúng ta cần phải tìm thấy những biến số quan trọng, ảnh hưởng lớn đến tỷ giá để từ đó có những biện pháp quản lý, điều chỉnh cho phù hợp.
• Sử dụng hợp lý chính sách vơ hiệu: vấn đề quan ngại đầu tiên khi các
dịng vốn đổ vào mạnh chính là làm cung nội tệ gia tăng làm gia tăng nguy cơ lạm phát, việc hút lượng tiền đồng dư thừa trong lưu thơng nhằm thực hiện chính sách vô hiệu của NHNN cần phải được thực hiện một cách hợp lý, có kỷ luật, dưới nhiều hình thức nhằm ngăn ngừa rủi ro lạm phát trên thị trường.
3.2.4 Gia tăng dự trữ ngoại hối:
Dự trữ ngoại hối hợp lý sẽ là “tấm phao cứu hộ” hiệu quả trước những bất ổn của nền kinh tế nhất là khi nước ta phải đối mặt với các khoản vay nước ngoài đến hạn và những biến động khó lường của tỷ giá hối đoái. Lượng dự trữ ngoại hối cũng cần được sử dụng một cách hiệu quả, an tồn bằng cách đa dạng hố ở mức hợp lý vào các danh mục đầu tư có tính an tồn cao nhưng vẫn phải đảm bảo tính thanh khoản khi nền kinh tế cần. Sau đây là một số đề xuất để tăng cường quy mộ dự trữ ngoại hối của Việt Nam:
• Khắc phục tình trạnh nhập siêu, cán cân thương mại chiếm tỷ trọng lớn
trong cán cân tài khoản vãng lai, có ảnh hưởng lớn đến quy mơ dự trữ ngoại hối, cán cân thương mại càng thặng dư sẽ tạo điều kiện cho khả năng tích luỹ dự trữ ngoại hối càng cao.
• Tăng cường thu hút vốn ĐTNN, đặc biệt là đầu tư vào lĩnh vực sản xuất
các sản phẩm xuất khẩu nhằm tạo doanh thu xuất khẩu bằng ngoại tệ thông qua môi trường đầu tư, hành lang pháp lý thơng thống, bình đẳng.
• Tăng cường thu hút kiều hối thơng qua các quy định quản lý ngoại hối ưu
đãi như tiền kiều hối chuyển về không bắt buộc phải bán cho ngân hàng, giảm thiểu các chi phí liên quan đến chuyển kiều hối về nước, tạo điều kiện dễ dàng cho Việt kiều đầu tư tại Việt Nam.
Tuy nhiên bên cạnh việc thu hút ngoại tệ góp phần làm gia tăng dự trữ ngoại hối, Chính Phủ cần quan tâm đến hiện tượng “đơla hố” ngày càng diễn ra phổ biến trên thị trường.
3.2.5 Phát huy đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
Phát huy tiềm năng về đầu tư trực tiếp ra ngoài nước nhằm tạo thêm nguồn thu ngoại tệ, chủ động một phần nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất như qua các dự án hợp tác khai thác dầu khí, gas…
• Hồn thiện cơ chế chính sách quy định hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước
ngồi, đơn giản hố thủ tục đăng ký và cấp giấy phép, tiến tới bỏ hình thức cấp phép sang đăng ký đầu tư cho thuận tiện mà vẫn đảm bảo sự quản lý của Nhà Nước.
• Chính Phủ phải xây dựng một quy hoạch ngành nghề, lĩnh vực khuyến
khích đầu tư trực tiếp ra nước ngồi nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp, phối hợp được với nền sản xuất trong nước, tránh việc đầu tư tràn lan, lãng phí.
• Tăng cường xúc tiến đầu tư thông qua các cuộc đối thoại các cấp với các quốc gia có tiềm năng hợp tác, các cơ quan ngoại giao phải trở thành đầu mối thu thập thông tin và xúc tiến thương mại đầu tư cho các doanh nghiệp trong nước.
• Tích cực đàm phán ký kết các hiệp định tránh đánh thuế hai lần, bổ sung
và hoàn thiện các hiệp định này phù hợp với thực tế. Cho đến nay, sau hơn 10 năm kiên trì và tích cực đàm phán, Việt Nam đã ký gần 50 hiệp định với hầu hết các đối tác đầu tư lớn và quan trọng.
3.2.6 Điều tiết sự ra vào của dịng vốn:
• Quy định về thời gian đầu tư của dòng vốn và việc chuyển lợi nhuận của
các NĐTNN theo hướng khuyến khích dịng vốn trung và dài hạn bằng cách đánh thuế cao hơn đối với dòng vốn ngắn hạn, đánh thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài.
• Trong trường hợp nền kinh tế tăng trưởng nóng cần chủ động điều tiết
chậm lại dòng vốn vào bằng các quy định về dự trữ bắt buộc không lãi suất, thậm chí đánh thuế ngay trên dịng vốn vào khi thực sự cần thiết (trường hợp Chile)
• Từng bước tăng cường khả năng chuyển đổi của VND nhằm giảm thiểu
rủi ro tỷ giá cho nhà đầu tư, tăng cường sự tin tưởng của nhà đầu tư vào nền kinh tế.
• Ở đây cần có sự nhận thức rõ rằng việc kiểm sốt vốn cũng có chi phí,
đó là sẽ hạn chế dịng vốn đầu tư chảy vào quốc gia, làm giảm sự tín nhiệm của NĐTNN – những người ủng hộ tự do hóa tài khoản vốn - vào chính sách của Chính Phủ. Do đó các biện pháp kiểm soát vốn cần phải được cân nhắc cả yếu tố lợi ích và chi phí và phải có sự đối thoại với thị trường, tránh đưa ra những chính sách đột ngột, bất ngờ cho thị trường.