Tác động tiêu cực: 3 2-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát vốn vào việt nam thực trạng giải pháp (Trang 44 - 45)

2.1. Thực trạng thu hút dòng vốn FDI: 2 4-

2.1.3.2 Tác động tiêu cực: 3 2-

• Sự mất cân đối về ngành nghề và vùng lãnh thổ

Mục đích các nhà đầu tư là lợi nhuận, do đó những lĩnh vực ngành nghề có tỷ suất lợi nhuận cao luôn là mục tiêu mà họ nhắm đến. Các nhà đầu tư sẽ chọn địa điểm thuận lợi để đầu tư cũng như những ngành nghề sinh lợi cao. Điều này sẽ dễ dẫn đến sự phát triển mất cân đối giữa các vùng miền cũng như các ngành nghề. Các thành phố lớn sẽ là nơi đầu tư lý tưởng trong khi đó miền núi, vùng xa xôi, hải đảo sẽ không nhà đầu tư nào mặn mà với những khu vực này.

• Tranh chấp lao động trong khu vực có vốn FDI

Các nhà đầu tư nước ngoài đến từ nhiều vùng khác nhau trên thế giới, và khi vào Việt Nam kinh doanh thì phải chịu sự giám sát và thực hiện theo luật kinh doanh của Việt Nam. Tuy nhiên trong nhiều doanh nghiệp có vốn FDI vẫn cịn tồn tại những mâu thuẫn về chế độ lương bổng cũng như chế độ đãi ngộ chưa tương xứng với công sức mà người lao động đã bỏ ra , chậm trả lương cho công nhân nên dễ dẫn đến các vụ đình cơng và việc giải quyết thì vẫn cịn chậm trễ chưa kịp thời và dứt khốt.

• Sự yếu kém trong chuyển giao cơng nghệ

Có nhiều cơng ty nước ngồi lợi dụng sơ hở luật pháp Việt Nam cũng như sự quản lý lỏng lẽo đã nhập vào một số máy móc thiết bị có cơng nghệ lạc hậu thậm chí là phế thải ở các nước khác để sản xuất tại Việt Nam. Để đánh giá chất lượng của các máy móc này là rất khó và phải nhờ đến các cơ quan nhà nước chuyên giám định , nhất là các máy móc thiết bị trong các lĩnh vực cơng nghệ cao.

• Ơ nhiễm mơi trường

Việc thu hút FDI vào Việt Nam một mặt nào đó có tác động khơng nhỏ đến môi trường cũng như đời sống của người dân. Hiện nay một số doanh nghiệp cả trong nước lẫn ngoài nước khi đầu tư làm ăn trên lãnh thỗ Việt Nam vẫn chưa tuân thủ luật mơi trường cũng như cố tình làm trái, liên tục làm ơ nhiễm nguồn nước cũng như khí thở. Do luật pháp Việt Nam về mơi trường chưa hoàn thiện, đội ngũ kiểm tra giám sát còn quá mỏng, thiếu thốn nhiều thứ; để đến khi chuyện đã vỡ lỡ rồi thì mơi trường sống đã bị xâm hại nghiêm trọng. Gần đây nhất là vụ Công ty Bột Ngọt VEDAN xả chất thải gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ở khu vực sông Đồng Nai , vụ Kênh Ba Bị bị ơ nhiễm kinh khủng do chất thải từ các nhà máy nằm trong các khu công nghiệp ở Bình Dương có FDI đổ vào, hay rất nhiều trường hợp khác nữa.Những sự việc này đã dấy lên hồi chuông cảnh báo cho các cơ quan chức năng cấp phép, quản lý cũng như những doanh nghiệp

nói chung cần có trách nhiệm hơn với mơi trường. Cái giá đánh đổi cho sự phát triển khơng bền vững là q đắt do những gì ô nhiễm môi trường mang lại, chúng ta không chỉ mất rất nhiều tiền của, công sức, thời gian của xã hội để cải tạo mơi trường mà cịn ảnh hưởng đến sức khoẻ của thế hệ con cháu tương lai cũng như những người dân hiện tại .Bên cạnh đó cũng có rất nhiều doanh nghiệp FDI làm giàu cho doanh nghiệp cũng như đất nước một cách thân thiện với mơi trường. Vì thế Nhà nước cần phải xây dựng khung pháp lý thật nghiêm để chế tài các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường cũng như xét duyệt có chọn lọc các dự án đầu tư đủ tiêu chuẩn nhất về khí thải và mơi trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát vốn vào việt nam thực trạng giải pháp (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)