2.5.1 Thành lập quá nhiều ngân hàng - một trong các nguyên nhân gây nên chạy đua lãi suất chạy đua lãi suất
Như đã trình bày ở trên thì chính việc cho phép thành lập một loạt các ngân hàng mới vào thời điểm cực thịnh của TTCK năm 2006 – đầu 2007 đã khiến cho hệ thống ngân hàng phải đối mặt những hệ lụy như khả năng thanh khoản của hệ thống ngân hàng kém dẫn đến cuộc đua lãi suất vào cuối năm 2007-2008.
Quan sát diễn biến lãi suất trên thị trường Việt Nam trong giai đoạn này, chúng ta có thể thấy rằng các NHTMCP mới thành lập thường nhỏ về quy mơ vốn, chưa có uy tín và mạng lưới hoạt động hạn chế nên không thể cạnh tranh với các ngân hàng quốc doanh và NHTMCP lâu đời khác nên chỉ còn cách cạnh tranh bằng lãi suất. Việc các ngân hàng nhỏ tăng lãi suất huy động nhằm thu hút khách hàng gửi tiền đã khiến các ngân hàng quốc doanh và NHTMCP không thể ngồi yên, đành chấp nhận tham gia vào cuộc chạy đua tăng lãi suất để giữ khách hàng. Tình hình càng nghiêm trọng hơn khi một số ngân hàng nhỏ bị rơi vào tình trạng mất thanh khoản vào cuối năm 2007 khiến cuộc đua lãi suất trên thị trường bị đẩy lên mức nguy hiểm cho hệ thống ngân hàng và toàn bộ nền kinh tế. Lãi suất huy động cao khiến các ngân hàng cũng phải nâng lãi suất cho vay, hệ quả là các doanh nghiệp phải trả một chi phí vốn cao hơn trước, thậm chí khó tiếp cận được nguồn vốn tín dụng ngân hàng. Điều này cũng đã làm tăng chi phí sản xuất, góp phần gia tăng thêm lạm phát.
2.5.2 Nền kinh tế, hệ thống tài chính chưa sẵn sàng hấp thu lượng vốn gián tiếp lớn
Giai đoạn 2006 - đầu 2007 là thời kỳ tăng trưởng nhanh của kinh tế Việt Nam với rất nhiều tín hiệu lạc quan sau khi Việt Nam gia nhập WTO, theo đó một lượng lớn dòng vốn đầu tư nước ngoài, kiều hối đã chảy vào Việt Nam. Thống kê cho thấy chỉ trong 6 tháng đầu năm 2007, NHNN đã mua vào 7 tỷ đô la
đồng nghĩa với cung tiền đồng tăng thêm 112 nghìn tỷ đồng (tỷ giá cùng thời điểm). Mặc dù NHNN cũng đã thực hiện chính sách vơ hiệu bằng cách bán tín phiếu để hút bớt tiền trong lưu thông nhưng mức cung tiền tệ trong 6 tháng đầu năm 2007 đã đạt đến 68% kế hoạch năm. Thêm nữa, trong giai đoạn này Việt Nam đang mạnh tay nới lỏng chính sách tiền tệ và tài khóa nhằm hỗ trợ tăng trưởng nhanh, các yếu tố kết hợp này đã góp phần quan trọng kích thích lạm phát. Lạm phát tăng ở mức 2 con số trong năm 2007, lên tới 12% và tăng vọt trong 2008 (19.68%).
Đồ thị 2.15: Tốc độ tăng cung tiền và tăng trưởng GDP 2004-2007
Một vấn đề quan trọng nữa liên quan đến vấn đề hấp thu dòng vốn ngoại là hiệu quả đầu tư còn thấp ở Việt Nam. Hiệu quả đầu tư thấp làm cho việc hấp thu vốn đầu tư giảm hiệu quả, thậm chí mang lại rủi ro tiềm ẩn như lạm phát. Những năm gần đây chỉ số ICOR của Việt Nam liên tục gia tăng và cao hơn nhiều quốc gia trong khu vực, chỉ số ICOR năm 2009 lên tới 8 lần, một mức đáng báo động. Mặc dù còn nhiều điều còn bàn cãi về phương pháp tính chỉ số cũng như những đặc thù của nền kinh tế Việt Nam như lượng vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng, an sinh xã hội – là những khu vực khu vực không sinh lợi hoặc chỉ sinh lợi gián tiếp một thời gian dài sau khi đầu tư chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư thì một điều khơng thể phủ nhận rằng hiệu quả đầu tư ở Việt Nam là còn thấp so với các nước trong khu vực. Đây sẽ là một trong những lĩnh vực mà Chính Phủ cịn cần phải tập trung giải quyết trong thời gian tới để đưa đất nước phát triển một cách bền vững.
2.5.3 Tình trạng đơ la hóa, găm giữ đơ la
Ở Việt Nam, theo thống kê, tỷ lệ đơ la hóa ln ở mức trên 20% trong khi tỷ lệ này ở các nước trong khu vực thấp hơn rất nhiều, như: Indonesia, Thái Lan,
Malaysia...chỉ khoảng 7-10%. Mục tiêu của NHNN Việt Nam là sẽ giảm tỷ lệ này xuống còn 15% trong năm 2010.
Một lĩnh vực đơ la hóa tương đối mạnh đó là bán hàng qua mạng, kinh doanh các sản phẩm nhập khẩu, nhất là đồ điện tử. Ta có thể thấy bằng trực giác việc niêm yết giá bằng cả VND lẫn USD ở hầu như 100% các trang web bán đồ điện tử như: máy vi tính, các thiết bị gia dụng nhập ngoại... Những hàng hóa này thường là những hàng hóa mà doanh nghiệp Việt Nam phải nhập khẩu toàn bộ hoặc nhập khẩu từng liên kiện, nên giá của chúng phụ thuộc hoàn toàn vào USD, do vậy, các doanh nghiệp, để tránh rủi ro tỷ giá cho mình, buộc phải niêm yết giá bằng USD.
Ngun nhân của tình trạng đơ la hóa mang tính lịch sử, đó là sự mất lịng tin vào đồng nội tệ của người dân do những cuộc khủng hoảng tiền tệ sau năm 1985 và những năm 1997-1998 và 2007-2008. Thêm vào đó là hiện tượng lạm phát phi mã trong những năm cuối thập niên 80, đầu thập niên 90 và các năm 2007-2008 làm cho đồng nội tệ mất giá nhanh và tạo cho những người giữ tiền cảm thấy quá rủi ro khi giữ một khối lượng đồng nội tệ lớn. Dù lạm phát đã tạm bị đẩy lùi trong năm 2009 nhưng đã xuất hiện những tín hiệu cho thấy lạm phát đang quay trở lại trong những tháng đầu năm 2010. Sự gia tăng của chỉ số giá đang khiến mọi người thêm ngần ngại hơn trong việc chuyển từ ngoại tệ sang VND. Hiện tượng găm giữ đô la không chỉ diễn ra trong các tầng lớp dân chúng mà còn từ cả các doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp nhà nước.
Thêm nữa, Việt Nam đang trong tình trạng nhập siêu nhiều năm qua, lượng ngoại tệ cần cho nhập khẩu gia tăng. Cùng lúc đó, khủng hoảng tài chính thế giới 2008-2009 càng khiến các nguồn ngoại tệ như kiều hối, đầu tư nước ngoài, ngoại tệ từ khách du lịch quốc tế giảm sút sẽ càng làm cho nhu cầu về đô la trong nền kinh tế càng tăng cao.
Trong chính sách điều hành tỷ giá, NHNN quy định biên độ giao dịch cho tỷ giá công bố và yêu cầu các ngân hàng giao dịch trong biên độ này. Tỷ giá công bố của các ngân hàng này thường thấp hơn tỷ giá ngoài thị trường chợ đen và hệ thống ngân hàng hầu như không đáp ứng được một cách đầy đủ nhu cầu mua đô la của người dân ngoại trừ chỉ đáp ứng một cách tương đối cho các doanh nghiệp nhập khẩu, thanh toán các khoản nợ ngoại tệ… Điều này cho thấy rằng tỷ giá công bố của NHNN không thể hiện được nhu cầu giao dịch trên thị trường và gián tiếp tạo nên chế độ hai tỷ giá trong nền kinh tế. Tình trạng đơ la hóa sẽ làm giảm đi hoặc tạo những phản ứng khó dự báo của thị trường đối với các chính sách kiểm soát vốn của NHNN.
Kết luận chương 2
Qua phân tích thực trạng thu hút vốn và kiểm sốt vốn của Việt Nam trong thời gian qua, chúng ta có thể nhận thấy điều đầu tiên cho thấy diễn biến thu hút vốn của Việt Nam cũng đi theo quy luật của một số quốc gia đang phát triển. Tăng trưởng kinh tế đã thu hút dịng vốn ngoại tìm đến Việt Nam, những dịng vốn đầu tư đầu tiên là FDI, ODA và sau đó là FPI đã mang lại nhiều lợi ích cho Việt Nam và đóng góp quan trọng giúp Việt Nam phát triển kinh tế.
Trong quá trình này, chính sách quản lý vốn đầu tư nước ngoài của Việt Nam đã thể hiện những mặt tích cực, làm nổi bật được chủ trương hội nhập quốc tế của Việt Nam, góp phần phát triển kinh tế đặc biệt là trong các lĩnh vực thu hút FDI, ODA. Bên cạnh đó thì vẫn cịn tồn tại một số khuyết khuyết trong nền kinh tế, thị trường tài chính tiền tệ và trong các chính sách mà Chính Phủ sử dụng để kiểm sốt dịng vốn này.
Chúng ta thấy rằng việc kiểm sốt các dịng vốn ngoại là cần thiết nhưng cần phải xác định ngay từ đầu là kiểm sốt chứ khơng phải ngăn cấm dịng vốn ngoại. Mục tiêu của việc kiểm soát vốn là hạn chế các mặt tiêu cực của dòng vốn ngoại, hướng dòng vốn ngoại đến những khu vực mà nền kinh tế đang thực sự cần.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP THU HÚT VÀ KIỂM SOÁT VỐN VÀO VIỆT NAM
3.1 Giải pháp tăng khả năng thu hút, hấp thụ vốn nước ngoài: 3.1.1 Hoàn thiện hệ thống pháp lý:
Trong quá trình thu hút đầu tư nước ngoài, một trong những vấn đề nhà đầu tư quan tâm nhất đó chính là hệ thống pháp lý quy định các hoạt động đầu tư. Các nhà đầu tư nước ngoài rất quan tâm đến việc quyền và lợi ích hợp pháp của họ được Nhà nước Việt Nam bảo vệ như thế nào? Do đó, nhằm khuyến khích đầu tư nước ngồi thì Việt Nam cần phải nhanh chóng hồn chỉnh hệ thống pháp lý của mình trong nhiều lĩnh vực, trong đó có các hoạt động đầu tư nước ngoài. Tinh thần của q trình hồn thiện hệ thống pháp lý phải bảo đảm được các yếu tố:
• Tạo mơi trường kinh doanh bình đẳng, lành mạnh cho tất cả các chủ thể
tham gia bao gồm các nhà đầu tư nước ngoài và trong nước, khu vực tư nhân và quốc doanh.
• Hệ thống pháp lý phải được xây dựng khoa học, tiếp cận với các chuẩn
mực của quốc tế tuy nhiên việc áp dụng các điều luật quốc tế cũng cần phải được xem xét sao cho phù hợp với tình hình thực tế tại Việt Nam.
• Bảo vệ quyền lợi và nghĩa vụ hợp pháp của các chủ thể tham gia trong
các hoạt động kinh tế, không được tạo ra những quy định, luật lệ riêng nằm trên luật.
• Cần xem xét, bổ sung chỉnh sửa hay hủy bỏ những quy định khơng cịn
phù hợp, hủy bỏ những văn bản chồng chéo, thống nhất các luật quy định từng lĩnh vực vào từng bộ luật thống nhất.
• Chủ động nghiên cứu, tham gia các điều ước, công ước quốc tế nhằm
tăng cường sự chủ động trong quá trình hội nhập, tránh trường hợp luật trong nước xung đột, mâu thuẫn với các quy định quốc tế.
• Tăng cường khả năng thực thi của các văn bản luật trên tinh thần thượng
tơn pháp luật, có chế tài mạnh đối với những hành vi vi phạm.
3.1.2 Cải cách hành chính, chống tham nhũng:
Ngày nay, cải cách hành chính là vấn đề mang tính tồn cầu. Cả các nước đang phát triển và các nước phát triển đều xem cải cách hành chính như một động lực mạnh mẽ để thúc đẩy tăng trường kinh tế, phát triển dân chủ và các mặt
khác của đời sống xã hội.
Ở Việt Nam, cải cách hành chính được thực hiện từng bước thận trọng và đã thu được nhiều kết quả rất đáng khích lệ. Tuy nhiên, hiện vẫn cịn rất nhiều vấn đề kinh tế - xã hội đã tồn tại từ lâu cũng như mới nảy sinh cần phải được giải quyết tích cực và có hiệu quả. Bên cạnh đó, bối cảnh tồn cầu hố đang đặt ra trước Việt Nam những thách thức và cơ hội mới địi hỏi phải có những cố gắng cao độ. Điều đó cũng có nghĩa là q trình cải cách hành chính ở Việt Nam cịn rất nhiều vấn đề đặt ra cần được tiếp tục giải quyết. Trong tương lai, việc cải cách hành chính cần chú trọng mấy điểm sau:
• Thực hiện tốt việc phân cấp quản lý nhà nước đối với ĐTNN, đặc biệt
trong việc phê duyệt, cấp Giấy chứng nhận đầu tư, quản lý tốt các dự án ĐTNN, gắn với việc tăng cường hợp tác, hỗ trợ, phối hợp hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật về đầu tư.
• Nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức nhằm đảm bảo thực
hiện nhiệm vụ theo quy định tại Luật Đầu tư và quy định mới về phân cấp quản lý đầu tư nước ngồi.
• Đơn giản hóa và cơng khai quy trình, thủ tục hành chính đối với đầu tư
nước ngoài, thực hiện cơ chế "một cửa" trong việc giải quyết thủ tục đầu tư. Đảm bảo sự thống nhất, các quy trình, thủ tục tại các địa phương, đồng thời, phù hợp với điều kiện cụ thể.
• Xử lý dứt điểm, kịp thời các vấn đề vướng mắc trong quá trình cấp phép,
điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư .
• Tăng cường cơ chế phối hợp quản lý đầu tư nước ngoài giữa Trung ương
và địa phương và giữa các Bộ, ngành liên quan.
Cùng với cải cách hành chính, Chính phủ cần quyết liệt hơn nữa trong việc chống tham nhũng, một vấn nạn đang làm nản lòng nhà đầu tư cả trong và ngoài nước, đồng thời làm gia tăng chi phí ngầm khi kinh doanh tại Việt Nam. Một số biện pháp được đề ra bao gồm:
• Phải biến quyết tâm chống tham nhũng trở thành quyết tâm chính trị,
mang ý nghĩa sống còn trong các cơ quan nhà nước từ cấp Trung ương đến địa phương.
• Hồn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến phòng chống, điều tra và
xử lý các vụ án tham nhũng, đặc biệt là các vụ án tham nhũng có yếu tố nước ngồi.
• Minh bạch hóa, cơng khai thơng tin về sở hữu tài sản của công chức nhà nước, hạn chế các lĩnh vực kinh tế nằm trong diện thông tin mật.
3.1.3 Xây dựng các quy hoạch vùng, ngành phù hợp:
• Đẩy nhanh tiến độ xây dựng và phê duyệt các quy hoạch cịn thiếu; rà
sốt để định kỳ bổ sung, điều chỉnh các quy hoạch đã lạc hậu nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư trong việc xác định và xây dựng dự án.
• Quán triệt và thực hiện thống nhất các quy định mới của Luật Đầu tư
trong công tác quy hoạch, đảm bảo việc xây dựng các quy hoạch ngành, lĩnh vực, sản phẩm phù hợp với các cam kết quốc tế.
• Hồn chỉnh quy hoạch sử dụng đất, cơng bố rộng rãi quy hoạch, tạo điều
kiện để đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng cho các dự án đầu tư.
3.1.4 Tăng cường hiệu quả đầu tư
Vốn đầu tư là yếu tố vật chất trực tiếp quyết định tốc độ tăng trưởng kinh tế, trong những năm qua việc chuyển đổi kinh tế sang sản xuất hàng hóa nhiều thành phần kinh tế, trong đó có việc khai thác nguồn vốn đầu tư phát triển; việc đổi mới ở trong nước cùng với việc mở cửa, hội nhập ngày một sâu rộng hơn trong điều kiện tồn cầu hóa cũng như dung lượng thị trường đầy tiềm năng và đang lớn lên... đã có tác động thu hút một lượng không nhỏ nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Thu hút được lượng vốn lớn và gia tăng nhanh là một thành cơng lớn, đã góp phần làm cho kinh tế tăng trưởng liên tục với tốc độ cao đứng hàng đầu trên thế giới nhưng hiệu quả đầu tư mang lại cịn nhiều vấn đề phải bàn thơng qua chỉ số ICOR cao so với các nước trong khu vực. Nâng cao được hiệu quả đầu tư chính là một con đường tốt nhất để hấp thu hiệu quả các dòng vốn quốc tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế một cách bền vững và là tiền đề cho các chính sách kiểm soát vốn. Một số đề nghị nhằm tăng cường hiệu quả đầu tư như sau:
• Xây dựng các quy hoạch vùng, ngành một cách khoa học, hợp lý nhằm
tránh đầu tư dàn trải, lãng phí đặc biệt là các dự án đầu tư công. Những bài học nóng hổi về đầu tư lãng phí, thiếu hiệu quả do khơng có một quy hoạch khoa học như chương trình đầu tư ngành mía đường, chương trình đóng tàu phục vụ đánh bắt xa bờ, gần đây là đầu tư tràn lan cảng biển, nhà máy xi măng, sắt thép... Những bài học này cần phải được nghiêm túc rút kinh nghiệm.