Tăng cường hiệu quả đầu tư 6 3-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát vốn vào việt nam thực trạng giải pháp (Trang 75 - 76)

Vốn đầu tư là yếu tố vật chất trực tiếp quyết định tốc độ tăng trưởng kinh tế, trong những năm qua việc chuyển đổi kinh tế sang sản xuất hàng hóa nhiều thành phần kinh tế, trong đó có việc khai thác nguồn vốn đầu tư phát triển; việc đổi mới ở trong nước cùng với việc mở cửa, hội nhập ngày một sâu rộng hơn trong điều kiện tồn cầu hóa cũng như dung lượng thị trường đầy tiềm năng và đang lớn lên... đã có tác động thu hút một lượng khơng nhỏ nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Thu hút được lượng vốn lớn và gia tăng nhanh là một thành cơng lớn, đã góp phần làm cho kinh tế tăng trưởng liên tục với tốc độ cao đứng hàng đầu trên thế giới nhưng hiệu quả đầu tư mang lại còn nhiều vấn đề phải bàn thông qua chỉ số ICOR cao so với các nước trong khu vực. Nâng cao được hiệu quả đầu tư chính là một con đường tốt nhất để hấp thu hiệu quả các dòng vốn quốc tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế một cách bền vững và là tiền đề cho các chính sách kiểm sốt vốn. Một số đề nghị nhằm tăng cường hiệu quả đầu tư như sau:

• Xây dựng các quy hoạch vùng, ngành một cách khoa học, hợp lý nhằm

tránh đầu tư dàn trải, lãng phí đặc biệt là các dự án đầu tư cơng. Những bài học nóng hổi về đầu tư lãng phí, thiếu hiệu quả do khơng có một quy hoạch khoa học như chương trình đầu tư ngành mía đường, chương trình đóng tàu phục vụ đánh bắt xa bờ, gần đây là đầu tư tràn lan cảng biển, nhà máy xi măng, sắt thép... Những bài học này cần phải được nghiêm túc rút kinh nghiệm.

• Thực hiện đấu thầu một cách nghiêm túc các dự án có vốn nhà nước,

hạn chế việc chỉ định thầu. Việt Nam nên xem xét tham gia Hiệp định đấu thầu quốc tế trong khuôn khổ WTO. Những quy định của Hiệp định sẽ góp phần tạo sự

minh bạch trong công tác đấu thầu, giảm khả năng tham nhũng, nâng cao hiệu quả đầu tư.

• Tăng cường cải cách khu vực kinh tế nhà nước theo hướng giảm sở hữu

của Nhà nước trong những lĩnh vực không ảnh hưởng đến an ninh kinh tế, an ninh năng lượng..., tiếp tục thực hiện chương trình Cổ phần hóa các DNNN, tăng cường quản lý các DNNN bằng tiêu chí hiệu quả, cần phân biệt rõ giữa hiệu quả an sinh xã hội và hiệu quả kinh tế để tránh việc sử dụng hiệu quả an sinh xã hội biện minh cho hiệu quả kinh tế yếu kém.

• Tăng cường nghiên cứu, phổ biến ứng dụng của Khoa học – Công nghệ

vào trong lĩnh vực sản xuất, tích cực nhận chuyển giao công nghệ nguồn, công nghệ tiên tiến, kiên quyết từ chối những dự án “nhập khẩu“ công nghệ lạc hậu, kém hiệu quả, hao phí nhiên liệu, ơ nhiễm môi trường sang Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát vốn vào việt nam thực trạng giải pháp (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)