6. Kết cấu luận vă n:
3.1. Đối với các ngân hàng:
3.1.6. Các ngân hàng thương mại cần quản lý và kiểm soát rủi ro theo hướng:
ra các hình thức để quản trị rủi ro.
3.1.6.1. Vai trò và trách nhiệm quản lý rủi ro được chia theo các cấp
độ:
a. Vai trò và trách nhiệm của cấp lãnh đạo ngân hàng:
Vai trò của các cấp lãnh đạo ngân hàng thể hiện thông qua việc xác định các hoạt động của quản trị rủi ro và việc phân bổ trách nhiệm cho cấp lãnh đạo, qua đó, xác định cách thức mà quyền hạn đó được xác lập.
Tùy vào cơ cấu tổ chức của ngân hàng, các cấp lãnh đạo được xác lập một số
quyền hạn nhất định để kiểm soát rủi ro: quyền hạn của kiểm sốt viên, phó phịng, trưởng phịng, giám đốc, … Qua đó, các ngân hàng cần định hướng chiến lược dựa trên nguồn vốn tổng thể và mục tiêu rủi ro của đơn vị mình, và giao xuống cho các
đơn vị cho vay (các chi nhánh bên dưới …)
Các ngân hàng cần thiết lập và thực thi một cơ chế giao nguồn vốn xuống cho các đơn vị cho vay cá nhân và sau đó, thiết lập một hạn mức cho vay cho các đơn vị
này dựa trên tỷ lệ an toàn vốn rõ ràng. Ngay từ bây giờ, các ngân hàng nên thiết lập cơ chế như vậy, và mục tiêu chiến lược trong các năm sau sẽđược xem xét lại trong giai đoạn thực hiện cơ chế.
Các ngân hàng nên giao một phần nguồn vốn của ngân hàng xuống cho mỗi
đơn vị cho vay riêng lẻ (giao cho các chi nhánh). Nguồn vốn được giao này sẽđược sử dụng để quyết định hạn mức cho vay cho mỗi đơn vị cho vay riêng lẻ bằng vệc
sử dụng tỷ lệ an toàn vốn được quy định bởi ngân hàng nhà nước Việt Nam hoặc ngân hàng thanh toán quốc tế 1
.
Ở gốc độ ngân hàng lẫn các đơn vị cho vay riêng lẻ, những tài sản có được quy đổi hoàn toàn sang hệ số rủi ro và không chỉ đơn giản là cộng tất cả các tài sản lại được sử dụng để tính tốn tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu trên tổng nguồn vốn được giao. Điều này có nghĩa là các hệ số rủi ro được quy đổi sẽ thay đổi tùy thuộc vào loại cho vay được thực hiện bởi từng đơn vị cho vay, với những khoản vay có nguy cơ chịu rủi ro nhiều hơn thì có hệ số quy đổi cao hơn.
Như một sự cải tiến, các đơn vị cho vay đối mặt với rủi ro nguồn vốn tăng lên nếu các đơn vị cho vay bị phát hiện vi phạm quy trình quy chế; ví dụ như, nguồn vốn rủi ro có thể bị nhân đơi cho mỗi khoản vay mà vẫn đang vi phạm về chứng từ
yêu cầu đối với khách hàng.
Để tăng hiệu quả của cả hệ thống, ngân hàng cần mua mới hoặc cải tiến hệ
thống phần mềm mà có thể tự động tính tốn được tỷ lệ an tồn vốn được quy đổi thành hệ số rủi ro của toàn hệ thống ngân hàng và của từng đơn vị cho vay trên cơ
sở liên tục.
Như một thông lệ cho phép việc nối kết tựđộng nguồn vốn ngân hàng đến các hành động của các nhà quản trị tín dụng ngân hàng. Các ngân hàng cần đưa ra một hạn mức tựđộng dựa trên số lượng các khoản vay được quy đổi theo hệ số rủi ro mà một Giám đốc chi nhánh có thể thực hiện tại đơn vị mình. Một hệ thống phần mềm tính tốn tự động tỷ lệ an toàn vốn được quy đổi theo hệ số rủi ro trong toàn hệ
thống ngân hàng và trong từng đơn vị cho vay sẽ giúp cho các nhà quản trị cấp cao và các nhà quản trị tại các đơn vị cho vay luôn luôn quan tâm đến số lượng vốn mà
1 Nói một cách đơn giản, ví dụ như, nếu một chi nhánh được giao 100 tỷ VNĐ trên tổng vốn ngân hàng
(chiếm 20% vốn điều lệ của ngân hàng), tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là 8%, tổng tài sản rủi ro là 100%, vì vậy, chi nhánh tất nhiên không thể cho vay hơn 1,250 triệu VNĐ (chiếm 1/8% hoặc 12,5 lần vốn điều lệđược giao). Đối với toàn hệ thống ngân hàng, với vốn điều lệ 500 tỷ VNĐ, tổng vốn cho vay sẽ là 6,250 tỷ VNĐ.
họ có nguy cơ phải gánh chịu rủi ro từ các khoản đã cho vay. 2 Thông lệ này cũng
đưa ra những hạn mức rõ ràng mà các kiểm tốn viên nội bộ có thể kiểm sốt được.
Thực tiễn cũng đưa ra một cơ sở để đề ra mục tiêu “lợi nhuận/ vốn chủ sở
hữu” 3 cho các đơn vị cho vay, một phương pháp khích lệ có thểđược thực thi vào giai đoạn cuối cùng.
b. Vai trò và trách nhiệm của Ban quản trị rủi ro:
Ban quản trị rủi ro phải xác định được “khẩu vị rủi ro” của ngân hàng mình, thiết lập các tiêu chuẩn và chính sách để quản lý và đo lường rủi ro – tùy vào cơ chế
tổ chức, qui mô và thực tiễn hoạt động của mỗi ngân hàng mà ngân hàng đó có thể
có những bộ phận tách biệt để quản trị từng loại rủi ro: lập ra Ban quản trị rủi ro tín dụng, Ban quản trị rủi ro vận hành, Ban quản trị rủi ro thị trường, Ban quản trị Tài sản Nợ - Tài sản có, … ; hoặc tùy vào đặc thù của ngân hàng chủ yếu là hoạt động tín dụng, ngân hàng đó cũng có thể lập ra hai ban: ban quản trị rủi ro tín dụng và ban còn lại chịu trách nhiệm về tất cả các rủi ro khác. Nhưđã trình bày ở phần trên, khi ngân hàng gặp sự cố và rủi ro xảy ra, thông thường sẽ bao gồm nhiều loại rủi ro cùng xảy ra và đan xen vào nhau. Vấn đề là ngân hàng cần phải bình tĩnh, phân tích
để từđó có những giải pháp phù hợp. Do đó, nếu ngân hàng có quy mơ hoạt động tương đối nhỏ, ngân hàng đó có thể khơng cần lập ra nhiều phịng/ban để quản lý
2
Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là tỷ lệ vốn của một ngân hàng (bao gồm vốn điều lệ, lợi nhuận giữ lại, các khoản dự phòng, nợ và cổ phần ưu đãi nhưng khơng bao gồm tiền gửi và tiền vay) có liên quan đến tài sản có
độ rủi ro cao. Các mục tiêu ưu tiên và các rủi ro lý tưởng nhất là dựa trên những văn bản hướng dẫn của ngân
hàng nhà nước Việt Nam, nếu những hướng dẫn chi tiết về những rủi ro không được thực hiện, việc tính tốn của ngân hàng thanh tốn quốc tế có thể được sử dụng để tham chiếu. Về vấn đề này, tỷ lệ an toán vốn tối thiểu của ngân hàng thanh toán quốc tế là 8% trên tổng tài sản có độ rủi ro cao. Việc tính tốn mức độ rủi ro của ngân hàng thanh toán quốc tế có thể được tìm thấy trên trang web http://www.bis.org/publ/bcbs 128.htm, “Mơ hình Basel II: Sự hội tụ quốc tế của phương pháp đo lường vốn và tiêu chuẩn vốn: bản sửa đổi”, tháng 6 năm 2006. Xem đoạn 41, 42, 49 về việc tính tốn vốn và khấu trừ từ vốn. Trong nội dung này, tài sản có
được quy đổi ra hệ số rủi ro của rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành và rủi ro thị trường. Xem đoạn 44 về cách nguồn vốn được bổ sung. Về việc tiếp cận tính tốn rủi ro tín dụng được tiêu chuẩn hóa, xem đoạn 52-89. Về việc tiếp cận các chỉ số cơ bản để tính tốn nguồn vốn rủi ro vận hành, xin xem trang 649. Cuối cùng, việc tính tốn nguồn vốn rủi ro thị trường cơ bản được tiêu chuẩn hóa, xin xem các định nghĩa ở trang 709, những rủi ro đặc biệt ở trang 710 và đoạn 718(i) và 719(iv) về rủi ro kì hạn tài sản có tính thanh khoản cao. Bảng tính chi tiết để tính tốn tỷ lệ an tồn vốn đối với những tài sản có được quy đổi sang hệ số rủi ro được cung cấp bởi ông Nguyễn Văn Gieo.
3
Doanh thu/ vốn chủ sở hữu hàng năm được tính tốn tương đương Lợi nhuận sau thuế/ tài sản trung tình thuần/ một năm.
từng rủi ro riêng biệt, tuy nhiên, cũng cần có một bộ phận chuyên về quản lý rủi ro của ngân hàng.
c. Vai trò – trách nhiệm của các Trưởng ban chức năng và các trưởng phụ trách kinh doanh:
+ Các trưởng ban này phải là những người tiên phong đưa ra những kiến nghị về các khía cạnh của rủi ro.
+ Hỗ trợ cho Ban điều hành về việc phát triển các chính sách rủi ro hồn chỉnh.
+ Hỗ trợ vềđạo tạo và truyền đạt thông tin trong ngân hàng.
+ Thực hiện kiểm tra định kỳ về tính tuân thủ các quy trình, quy chế. + Thiết lập các quy trình để nhận dạng và báo cáo những vi phạm gây ra
rủi ro do làm sai quy trình quy chế.
d. Vai trị – trách nhiệm của Ban kiểm toán và Ban rủi ro:
Cần xác định vai trò của hai ban này là độc lập với nhau, nhưng cùng nhau giám sát các hoạt động quản lý rủi ro cho ngân hàng.
3.1.6.2. Quản lý và kiểm soát việc trao quyền hạn cho các cấp lãnh đạo:
Các cấp lãnh đạo phải điều hành và kiểm soát trong phạm vị hạn mức được ủy quyền, nêu rõ những gì mà các Giám đốc chi nhánh ngân hàng có thể thực hiện
được bằng văn bản.
Cần có sự cân bằng giữa kiểm sốt và các vấn đề thực tiễn, mức độ tin cậy càng lớn thì mức độ trao quyền hạn càng lớn: quyền hạn về hạn mức phán quyết, khối lượng công việc được ủy quyền, quyền hạn phê duyệt các giao dịch, …
Việc trao quyền bằng cách phân chia hạn mức cho các cấp lãnh đạo là một trong những kỹ thuật kiểm soát nội bộ, phạm vi gánh chịu rủi rủi ro được giới hạn không chỉ đối với tài sản mà thậm chí cịn trên các danh mục đầu tư thích hợp. hạn mức được xây dựng cho nghiệp vụ tín dụng và cho tất cả các loại rủi ro khác nhau có liên quan. Thơng thường, những hạn mức này chỉ áp dụng đối với ban lãnh đạo cấp cao, tuy nhiên, các ngân hàng cũng có thể áp đạt xuống cho bất kì cá nhân nào
hay tồn bộ tổ chức. Nhìn chung, những người được giao vốn thường có một hạn mức xác định: những nhân viên kinh doanh, nhân viên giao dịch hay nhân viên quản lý danh mục đầu tư. Trong một đơn vị có qui mơ hoạt động lớn, thơng thường có
đến hàng ngàn vị trí được giao hạn mức, do đó, để báo cáo chính xác và kịp thời là
điều hết sức khó khăn, tuy nhiên rất cần thiết phải làm như thế.
3.1.6.3. Quản lý và kiểm sốt các chính sách và quy trình – quy chế:
Các chính sách và các quy trình – quy chế phải được thử nghiệm và kiểm tra, phải thể hiện đầy đủ và chi tiết thơng qua các chính sách bằng văn bản, các chỉ thị
từ các phòng ban chức năng, các thơng tư hướng dẫn, ..
Cần có sự cân bằng giữa quản lý với vai trị là hội sở chính và quản lý tại địa phương: Hội sở chính là nơi ban hành ra các chính sách và hướng dẫn, hỗ trợ trên tinh thần hợp tác ở bậc cao, các chi nhánh tại địa phương phải phát triển các chính sách, hướng dẫn đó ra một cách chi tiết hơn tùy vào thực tiễn hoạt động của đơn vị mình. Ngồi ra, tùy thực tiễn hoạt động, giám đốc các chi nhánh tại địa phương phải phát triển chi tiết các chính sách chung của Hội sở, chính ngân hàng một cách chi tiết, phù hợp với tình hình hoạt động tại địa phương nơi mình đang kinh doanh và sự phát triển đó cũng phải phù hợp với chính sách chung của tồn hệ thống.
3.1.6.4. Quản lý và kiểm sốt các báo cáo:
Tiến trình thực hiện báo cáo theo phân cấp trong một tổ chức có cơ cấu quản lý theo tầng bậc từ thấp lên cao. Mức độ chi tiết sẽ xác định được mức độ tin cậy và mức độ kiểm soát. Bên cạnh đó, cơng nghệ là cầu nối rút ngắn khoảng cách thông qua việc cho phép rút các thông tin dữ liệu từ các hệ thống ở các địa phương.
Ngân hàng cần giám sát các quyết định được đưa ra dựa trên những thơng tin hiện tại và những kì vọng trong tương lai. Trên cơ sở các đó, ngân hàng cũng cần xem xét các thay đổi có thểảnh hưởng và những thay đổi liên quan đến các quyết
định này. Việc lập và giám sát việc xem xét lại phải được thực hiện đột xuất hoặc
định kì để xử lý sớm các tình huống báo động.
Ngồi ra, các ngân hàng cần phải kiểm soát những rủi ro thơng qua việc hạn
kiểm tra – kiểm sốt chặt chẽ việc thực hiện quy trình – quy chế trên cơ sở tăng cường kiểm toán nội bộ thường xuyên. Tiêu chuẩn hóa các báo cáo tài chính, xem xét các khoản ngoại bảng, lập báo cáo thường xuyên để các nhà đầu tư đánh giá chất lượng tài sản và mức độ rủi ro công ty. Tuy nhiên, nhu cầu báo cáo ở đây cũng là báo cáo trước công chúng và các sao kê kiểm tốn là cần thiết cho việc quản trị
thơng tin về chất lượng tài sản và thái độđối với rủi ro. Tương tự như vậy đối với các báo cáo nội bộ, các báo cáo này cũng cần được tiêu chuẩn hóa và phải thực hiện thường xuyên, hàng ngày, ngày tuần, hàng quý hoặc trong từng giai đoạn cụ thể.
Các ngân hàng cũng cần thiết phải tăng cường đầu tư vào con người, vào hệ
thống công cụ kỹ thuật và công nghệ. Hầu hết rủi ro vận hành xảy ra do yếu tố con người, vì vậy, đầu tư vào con người, đầu tư nâng cao chuyên môn nghiệp vụ và trao dồi đạo đức nghề nghiệp trong bộ phận cán bộ nhân viên ngân hàng là một trong những nhân tố tiên quyết tạo nên thành công và hạn chế rủi ro cho hoạt động ngân hàng.
3.1.7. Các ngân hàng nên sử dụng mục tiêu thu lợi nhuận từ lãi để đánh giá một cách đầy đủ rủi ro của các sản phẩm tín dụng.