Kinh nghiệm phát triển logistic sở các nước trong khu vực:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mô hình logistic tại các hãng tàu nước ngoài và vận dụng để phát triển dịch vụ logistics tại các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giao nhận (Trang 29 - 35)

1.4.1. Singapore:

Theo báo cáo năm 2007 của Ngân hàng thế giới, Singapore được xếp ở vị trí số một thế giới và khu vực, trở thành một trong những trung tâm Logistics toàn cầu hàng đầu với chất lượng dịch vụ tốt nhất thế giới. Cảng biển Singapore được xem là trung tâm chuyển tải của thế giới với hơn 200 hãng vận chuyển toàn cầu nối liền với hơn 600 cảng biển của thế giới của 120 quốc gia.

Singapore rất chú trọng đến phát triển cơ sở hạ tầng, giảm thiểu chi phí logistics, khơng ngừng cải thiện thủ tục hải quan để tạo sự dễ dàng cho lưu

thơng hàng hóa quốc tế, nâng cao chất lượng công nghệ thông tin phục vụ cho hoạt động logistics và vận chuyển,…….Đặc biệt, trong thời gian vừa qua, chính phủ Singapore đã xây dựng thành công cổng công nghệ thông tin

Portnet – nơi thông tin được quản lý và chia sẻ giữa các hãng tàu, các hãng vận chuyển đường bộ, các nhà giao nhận và cả các cơ quan chính phủ. Đây cũng chính là kết quả đưa Singapore trở thành một trong những quốc gia có hệ thống logistics tốt nhất, hiện đại nhất. Và hiện nay, Singapore là nơi tập trung của các công ty logistics hàng đầu thế giới thông qua hợp đồng đặt trụ sở hoặc văn phịng chính.

1.4.2. Trung Quốc:

Theo xu hướng chung của thế giới, trong lĩnh vực vận tải của Trung Quốc đã và đang diễn ra nhiều hoạt động mua bán, sáp nhập công ty. Hoạt động này chủ yếu diễn ra ở mức độ trung bình, bao gồm việc liên doanh với các hãng logistics hàng đầu của Trung Quốc và việc mua lại quyền sở hữu của các đối tác kinh doanh hoặc dây chuyền công nghệ để tăng thị phần. Ước tính, Trung Quốc hiện có khoảng 2,5 triệu công ty xe tải, 7.000 công ty sà lan và 2.000 hãng đại lý vận chuyển hàng hóa tư nhân. Vì thế xu hướng sáp nhập, hợp nhất trong ngành Vận tải của Trung Quốc chắc chắn vẫn tiếp tục trong những năm tới bởi tiềm năng còn nhiều. Hơn nữa, việc Trung Quốc mở rộng những lĩnh vực vận tải quan trọng cho các hãng nước ngoài tham gia sở hữu và giảm dần những hãng vận tải tầm trung bình thơng qua hoạt động mua bán, sáp nhập, sẽ càng thúc đẩy nhanh quá trình này.

Trung Quốc rất quan tâm đến phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng cho vận tải và phân phối hàng hóa như:

- Trong lĩnh vực vận tải và bốc xếp container, dự án đầu tư cơ sở hạ tầng lớn nhất là cảng nước sâu Yangshan ở Thượng Hải, được khởi công từ tháng 12/2005. Đến năm 2020, Cảng sẽ có 50 bến với khả năng thơng qua 20 triệu TEU/năm.

đến năm 2020 Trung Quốc sẽ có mạng lưới đường bộ với tổng chiều dài 3 triệu km, trong đó có 85 nghìn km đường cao tốc, 650 nghìn km đường loại II và quốc lộ.

- Kế hoạch phát triển và mở rộng mạng đường bộ được tập trung thực hiện trong 5 năm (kế hoạch 5 năm lần thứ 11, 2006 – 2010). Thí dụ, đối với vùng Đơng Bắc, Trung Quốc có kế hoạch nhân đơi tổng chiều dài đường cao tốc hiện có của khu vực này từ 2.590km lên 5.560km trong vòng nửa thập kỷ tới.

Với giá thuê nhân công trong lĩnh vực kho bãi chỉ bằng 1/7 ở Mỹ và châu Âu nên Trung Quốc tập trung xây dựng các trung tâm phân phối hàng hóa, vì hầu hết những nhà bán lẻ và phân phối nước ngoài tập trung đầu tư cho lĩnh vực phân loại, đóng gói, cung cấp thiết bị cho hoạt động này ở Trung Quốc.

Sau khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới vào năm 2001, Trung Quốc cũng rất chú trọng đến việc điều chỉnh luật pháp để phù hợp với hoạt động logistics như nới lỏng luật để khuyến khích các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào các lĩnh vực cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động logistics.

Bảng 1.3: Sự quản lý nhà nước các hoạt động logistics tại Trung Quốc Hoạt động logistics Sự tham gia của các cơng ty nước ngồi

Giao nhận Bị quản lý

Vận chuyển đường bộ Bị quản lý Vận chuyển đường biển Bị quản lý Vận chuyển đường không Quản lý chặt Khai thuê hải quan Quản lý chặt

Dịch vụ kho bãi Khuyến khích

Trung tâm logistics Khuyến khích

Nguồn: China’s logistics Industry holds a golden opportunity - Tạp chí Vietnam shipper số 44/2008.

1.4.3. Malaysia:

Malaysia được biết đến như là một nền kinh tế phát triển vững chắc với việc phát triển và nâng cấp cơ sở hạ tầng một cách chậm và chắc. Kuala Lumpur là nơi tọa lạc sân bay lớn nhất Malaysia và cũng là trung tâm vận chuyển của tất cả các mạng lưới vận chuyển đường sắt chính. Hệ thống đuờng cao tốc được bảo dưỡng tốt nối liền với các trung tâm chính, với các cảng biển và cảng hàng không. Hệ thống đường sắt tốc hành Đông Nam Á (ARX) vừa được đưa vào hoạt động với hy vọng sẽ mở rộng thành hệ thống đường sắt xuyên Á nối liền với các nước Singapore, Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanmar và Trung Quốc.

Gần 95% hoạt động thương mại của nước này đều thông qua 7 cảng quốc tế: Port K’Lang, Johor, Tanjung Pelepas, Kuantan, Kemaman và Bintult, trong đó Port K’Lang và cảng Tanjung Pelepas được xếp hạng là một trong mười cảng biển tốt nhất Châu Á. Ở Malaysia, các thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa tại sân bay Kuala Lumpur là hoàn toàn tự động, đảm bảo cho hàng hóa được thơng suốt một cách nhanh nhất.

Chính phủ Malaysia đang khuyến khích việc phát triển hơn nữa lĩnh vực Logistics với việc khuyến khích các cơng ty phát triển các giải pháp logistics tích hợp xuyên suốt toàn bộ chuỗi cung ứng.

1.4.4. Thái Lan:

Hệ thống logistics tại Thái Lan đang ngày càng hoàn thiện và phát triển mạnh mẽ. Cảng Laem Chabang được xếp vào 20 cảng container lớn nhất thế giới. Sự phát triển mạnh mẽ này là nhờ vào những cố gắng cải cách khơng ngừng của chính phủ Thái với những kế hoạch phát triển dài hạn như đưa cảng và các loại hình cơng nghiệp ra xa vùng dân cư và hướng ra biển, triển khai thực hiện hệ thống hải quan điện tử.

Dựa vào lợi thế cạnh tranh của từng vùng, chính phủ đã đề ra những chiến lược dài hạn nhằm tận dụng được lợi thế cạnh tranh hiện có của từng khu vực kinh tế. Thái Lan tập trung vào phát triển, xây dựng các cảng biển nước sâu ở

các tỉnh phía nam - nằm gần biển, đưa toàn bộ các hoạt động cảng, vận chuyển, sản xuất xuất nhập khẩu,…… ra xa vùng dân cư nhằm tránh kẹt xe, ô nhiễm mơi trường, tắc nghẽn cảng,….. Chính việc quy hoạch này đã giúp các cảng biển của Thái lan có thể tiếp nhận được những tàu có trọng tải lớn từ 6000 – 10000 teu, trong khi đó hệ thống cảng sơng ở Bangkok được xác định nhằm phục vụ cho các loại tàu nhỏ. Bên cạnh đó, Thái Lan cịn xây dựng hệ thống đường cao tốc hiện đại hai chiều, mỗi chiều cho ba làn xe tải để nối kết giữa Bangkok và Laem Chabang.

Một trong những yếu tố góp phần thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ hệ thống logistics của Thái Lan chính là hệ thống hải quan điện tử. Hệ thống hải quan điện tử được đặt tại Bangkok cho phép các hãng tàu, các công ty cung cấp dịch vụ logistics, các nhà xuất nhập khẩu,….. khai báo hàng hoá của họ trực tuyến. Điều này làm giảm thiểu đáng kể thời gian, chi phí, các thủ tục nhiêu khê, phức tạp về khai báo hải quan, giao nhận hàng hoá,….. cho các doanh nghiệp.

Tóm lại, có thể nói chính việc quy hoạch hợp lý, hệ thống cảng hiện đại và hệ thống khai quan điện tử đã thúc đẩy mạnh mẽ hệ thống logistics tại Thái Lan.

1.4.5. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam:

Một trong những lĩnh vực tác động trực tiếp đến sự phát triển hoạt động logistics chính là thủ tục hải quan. Đơn giản hóa, minh bạch hóa quy trình thủ tục xuất nhập khẩu sẽ giúp cho hàng hóa thơng quan một cách nhanh chóng, thuận lợi, tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp. Tại Malaysia, thủ tục hải quan tại sân bay là hoàn toàn tự động để đảm bảo cho hàng hóa thơng quan nhanh chóng. Tại Thái Lan đã đưa vào sử dụng rộng rãi hệ thống khai quan điện tử cho toàn bộ các doanh nghiệp.

Nhà nước cần quan tâm hơn nữa đến phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, thông tin liên lạc như Trung Quốc đã và đang đầu tư vào những lĩnh vực quan trọng này: xây dựng và mở rộng cảng nước sâu, hình thành mạng lưới đường

bộ xuyên suốt,….. Việc quy hoạch hệ thống cảng hợp lý của Thái Lan như tận dụng các cảng biển để quy hoạch thành các cảng nước sâu để có thể tiếp nhận những tàu có trọng tải lớn; đưa toàn bộ hệ thống cảng, sản xuất, vận chuyển,…. ra ngoài vùng dân cư để tránh kẹt xe, tắc nghẽn cảng,….

Chú trọng đầu tư vào cơng nghệ thơng tin để có thể xây dựng mạng lưới liên kết thông tin giữa các cảng biển, cảng hàng không, hãng tàu,.. như Singapore đã triển khai rất thành cơng.

Việt Nam có thể tiếp thu kinh nghiệm từ Trung Quốc trong việc nới lỏng luật pháp để khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân và nuớc ngoài tham gia đầu tư vào các lĩnh vực cơ sở hạ tầng phục vụ cho các hoạt động logistics để cải thiện, nâng cấp cơ sở lạc hậu hiện có.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1:

Giao nhận là tập hợp những nghiệp vụ, thủ tục có liên quan đến quá trình vận tải nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hóa từ nơi gửi hàng

(người gửi hàng) đến nơi nhận hàng (người nhận hàng). Người giao nhận có thể làm các dịch vụ một cách trực tiếp hoặc thông qua đại lý và thuê dịch vụ của người thứ ba khác.

Dịch vụ Logistics chính là sự phát triển ở giai đoạn cao của các khâu dịch vụ giao nhận kho vận. Logistics là q trình tối ưu hố về vị trí, vận chuyển và dự trữ nguồn tài nguyên từ điểm đầu tiên của dây chuyền cung

ứng cho đến tay người tiêu dùng cuối cùng, thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế.

MH hoạt động logistics của các cơng ty logistics trực thuộc hãng tàu nước ngồi bước đầu là tập trung chủ yếu vào hoạt động gom hàng, kho bãi và vận chuyển hàng hoá từ kho ra cảng và ngược lại, trên cơ sở tận dụng những ưu

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TẠI CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH DỊCH VỤ

GIAO NHẬN VẬN TẢI HÀNG HOÁ XNK TRÊN ĐỊA BÀN TPHCM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mô hình logistic tại các hãng tàu nước ngoài và vận dụng để phát triển dịch vụ logistics tại các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giao nhận (Trang 29 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)