Căn cứ đề xuất giải pháp:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mô hình logistic tại các hãng tàu nước ngoài và vận dụng để phát triển dịch vụ logistics tại các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giao nhận (Trang 59)

3.2.1. Các căn cứ mang yếu tố quốc tế:

Dịch vụ logistics ln có xu hướng phát triển khơng ngừng. Các hoạt động mua bán, sát nhập trong ngành vẫn đang và sẽ diễn ra ngày càng khốc liệt. Các cơng ty có quy mơ nhỏ, hoạt động không hiệu quả sẽ bị phá sản, các công ty không đủ năng lực cạnh tranh sẽ bị mua lại hoặc sát nhập vào các công ty lớn, các tập đoàn đa quốc gia. Vì vậy các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics ln tìm cách nâng cao chất lượng dịch vụ, giảm chi phí và đa dạng hoá các dịch vụ cung cấp. Và các tập đồn đa quốc gia, các cơng ty lớn cũng không ngừng mở rộng thị phần, củng cố và nâng cao vị thế, hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình.

3.2.2. Các căn cứ mang yếu tố nội địa:

Theo lộ trình cam kết của VN khi gia nhập WTO, ngành logistics sẽ dần được mở cửa cho các doanh nghiệp nước ngoài tham gia đầu tư nên các doanh nghiệp trong nước sẽ phải chịu sự cạnh tranh gay gắt với các nhà đầu tư nước ngoài ngay trên sân nhà.

Đầu tư vào kết cấu hạ tầng, giao thông, cảng biển, kho bãi, viễn thơng,…. đang được chính phủ ưu tiên phát triển đầu tư đặc biệt là vùng kinh tế trọng điểm phía nam tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động logistics.

Căn cứ vào mơ hình hoạt động logistics tại các công ty logistics trực thuộc hãng tàu nước ngồi đã trình bày ở chương 1. Theo phân tích thực trạng cho thấy, các cơng ty giao nhận vẫn còn nhiều hạn chế về vốn, khơng có nhiều kinh nghiệm trong tổ chức quản lý kho bãi, chưa quan tâm đầu tư nhiều để ứng dụng CNTT vào hoạt động logistics,…

3.3. Giải pháp ứng dụng mơ hình hoạt động logistics của các công ty

logistics trực thuộc hãng tàu nước ngoài vào các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ GNVT hàng hoá XNK tại TPHCM:

3.3.1. Các giải pháp vi mơ:

3.3.1.1. Đa dạng hố phương thức vận chuyển:

* Mục tiêu giải pháp:

Nâng cao chất lượng dịch vụ logistics, đa dạng hố loại hình vận chuyển để mở rộng dịch vụ cung cấp, tích hợp thành giải pháp trọn gói từ cửa đến cửa.

* Đối tượng thực hiện:

Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ GNVT hàng hoá XNK tại TPHCM.

* Tổ chức thực hiện:

Đa dạng hoá phương thức vận chuyển là một trong những điều kiện bắt buộc để doanh nghiệp có thể thực hiện được chuỗi hoạt động logistics. Vì vậy, các cơng ty GNVT trong nước cần đẩy mạnh hơn nữa việc đa dạng hoá phương thức vận chuyển, cụ thể như:

tư không nhiều, khả năng mua sắm trang thiết bị vì vậy cịn nhiều hạn chế. Theo kết quả khảo sát của tác giả, chỉ có khoảng 37% các cơng ty giao nhận trong nước có trang bị đội xe vận chuyển riêng. Chính vì thế, các doanh nghiệp nội địa về lâu dài nếu không tự mình mua sắm được trang thiết bị thì cần hợp tác chặt chẽ với nhau, cần liên kết lại để tạo thành 1 công ty lớn mạnh hơn, vững mạnh hơn về tài chính. Ví dụ như các cơng ty giao nhận có thể liên kết, liên doanh với các cơng ty vận chuyển nội địa để đẩy mạnh hình thức vận chuyển đa phương thức. Trong thời gian trước mắt, các doanh nghiệp GNVT trong nước nên ký hợp đồng lâu dài với các nhà vận chuyển nội địa như các công ty logistics hãng tàu đang thực hiện. Ngoài ra cần tạo mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp phương tiện vận chuyển nội địa để có sự đảm bảo về phương tiện đặc biệt là trong mùa cao điểm.

- Thiết lập các văn phịng đại diện, chi nhánh ở nước ngồi. Việc thiết lập mạng lưới đại lý sẽ hỗ trợ đắc lực cho doanh nghiệp thiết lập hệ thống vận chuyển đa quốc gia xuyên suốt do sự am hiểu về địa phương, về các tuyến đường vận chuyển, luật pháp nước bản địa của đại lý. Các doanh nghiệp Việt Nam do nhiều hạn chế về vốn, nhân lực,…..nên vẫn chưa thể thiết lập được mạng lưới đại lý của mình ở nước ngồi trong thời gian ngắn. Vì vậy, trong thời gian tới các doanh nghiệp cần xây dựng mối quan hệ tốt hoặc thành lập liên doanh với các đại lý lớn, nhiều kinh nghiệm để có được những tư vấn, hướng dẫn cụ thể, tiết kiệm được chi phí khi thực hiện những lơ hàng kết hợp nhiều phương thức vận chuyển khác nhau như đường biển kết hợp với hàng không, đường bộ kết hợp với đường biển,…..

Nhu cầu về vận chuyển nội địa của các DN XNK ngày càng tăng cao. Theo kết quả khảo sát thu được, đây là một trong những dịch vụ được thuê ngoài nhiều nhất, chiếm đến 80% nhu cầu.

Biểu đồ 3.1: Các dịch vụ logistics được thuê ngoài tại TPHCM 73.30 80.00 100.00 20.00 66.70 66.70 20.00 20.00 0.00 20.00 40.00 60.00 80.00 100.00 120.00 Khai thuê hải quan Vận chuyển nội địa Vận chuyển quốc tế Đóng gói bao bì Dịch vụ kho bãi Dich vụ gom, tách hàng lẻ Dịch vụ giá trị gia tăng Chuỗi hoạt động logistics T l %

Nguồn: khảo sát của tác giả Như đã trình bày trong chương 2, các công ty logistics hãng tàu nước ngoài tại TPHCM do nhiều nguyên nhân khác nhau nên phần lớn vẫn chưa thiết lập đội xe vận chuyển nội địa phục vụ cho nhu cầu hoạt động logistics của chính cơng ty. Các doanh nghiệp VN cần khẩn trương khai thác tốt hơn thị phần này, đẩy mạnh công tác tiếp thị, liên kết với các nhà vận chuyển nội địa, đầu tư trang bị phương tiện vận chuyển nhằm đẩy mạnh dịch vụ này hơn nữa.

Trước đây, hình thức vận chuyển nội địa bằng sà lan hầu như rất ít được sử dụng. Chủ yếu là khách hàng tự thuê phương tiện vận chuyển hoặc hình thức này được sử dụng để vận chuyển container giữa các cảng cạn ICD với các cảng Cát Lái, VICT.

Tuy nhiên, trong thời gian qua, khi cảng nước sâu Cái Mép được đưa vào hoạt động thì nhu cầu vận chuyển container bằng sà lan từ các cảng nội thành (Cát Lái, Tân Cảng, ICD Phước Long,……) ra Cái Mép ngày càng tăng. Phương thức vận chuyển này đang được các công ty logistics hãng tàu quan tâm và sử dụng do tính hiệu quả về kinh tế và phù hợp với cơ sở hạ tầng đường bộ còn nhiều yếu kém như hiện nay. Các doanh nghiệp VN cần chú ý đến phương thức vận chuyển này để có sự quan tâm đầu tư hiệu quả hơn trong

thời gian tới.

* Lợi ích dự kiến đạt được:

- Đa dạng hoá phương thức vận chuyển sẽ giúp các doanh nghiệp mở rộng hơn dịch vụ cung cấp, là tiền đề bắt buộc để phát triển dịch vụ logistics sau này.

- Gia tăng giá trị dịch vụ, tạo ra dịch vụ cung cấp trọn gói từ cửa đến cửa.

* Những khó khăn khi thực hiện giải pháp:

- Các doanh nghiệp sẽ tốn kém nhiều chi phí cho việc trang bị phương tiện vận chuyển như đội xe, đầu kéo container, sà lan,…….

- Việc tìm kiếm và tạo mối quan hệ tốt với các đối tác, các nhà cung cấp, các đại lý lớn có uy tín cũng khơng phải là điều dễ dàng.

3.3.1.2. Đẩy mạnh, hồn thiện dịch vụ kho bãi:

* Mục tiêu giải pháp:

Củng cố và nâng cao chất lượng dịch vụ, nâng cao khả năng tổ chức quản lý kho.

* Đối tượng thực hiện:

Các DN kinh doanh dịch vụ GNVT hàng hoá XNK tại TPHCM.

* Tổ chức thực hiện:

Theo kết quả tác giả thu thập được, phần lớn các cơng ty logistics hãng tàu nước ngồi vẫn cịn th ngồi kho bãi. Tuy nhiên, các doanh nghiệp này sẽ tiến hành xây dựng kho bãi riêng trong thời gian tới để phục vụ cho hoạt động logistics của mình.

Các DNVN nên quan tâm đến việc xây dựng kho bãi, vừa để phục vụ cho hoạt động logistics của mình vừa có thể cho thuê ngồi khi có gần 70% các doanh nghiệp XNK có nhu cầu thuê ngoài dịch vụ này. Hiện nay tại TPHCM, hệ thống kho bãi đang trong tình trạng cung khơng đủ cầu, nhất là các kho hàng lạnh.

Khi xây dựng hoặc thuê ngoài kho bãi, doanh nghiệp cần chú ý:

quản lý kho bằng phương pháp ghi chép thủ công, chưa thể áp dụng công nghệ quản lý kho như WMS hay hiện đại hơn là RFID (nhận dạng bằng sóng radio).

Các doanh nghiệp khi thuê kho cần có những thoả thuận cụ thể, rõ ràng hơn như thuê riêng 1 phần hoặc toàn bộ từng kho hàng riêng, tự mình đứng ra tổ chức quản lý xuất nhập tồn kho. Các doanh nghiệp không nên thuê kho đơn thuần là nơi để gom hàng, mọi vấn đề xuất nhập kho đều do nhân viên của bên thuê kho đảm nhiệm như hiện nay.

Việc áp dụng các công nghệ quản lý kho hiện đại như WMS hay RFID đòi hỏi sự đầu tư lớn về vốn, thời gian cũng như nhiều kinh nghiệm để triển khai thực hiện nên các DNVN vẫn chưa thể áp dụng trong thời gian tới. Trước mắt, các doanh nghiệp cần quyết tâm tin học hoá tổ chức quản lý kho hàng. Hàng hoá ra vào kho thay vì ghi chép thủ cơng như hiện nay thì phải được nhập liệu trên hệ thống vi tính trên những phần mềm đơn giản như excel, access hoặc tiên tiến hơn là áp dụng công nghệ quản lý kho bằng mã vạch. Các doanh nghiệp cần trang bị tốt kinh nghiệm trong vấn đề quản lý kho bãi, để từ đó dễ dàng tích hợp được các cơng nghệ quản lý kho hiện đại hơn cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ, tư vấn cho khách hàng những vấn đề liên quan đến hoạt động kho bãi.

+ Kho phải được phân chia cho các chủng loại hàng hoá khác nhau như hàng xá, hàng rời, hàng may mặc, thực phẩm, sắt thép,…… Vị trị các kệ phải được xếp đặt để thuận tiện cho việc kiểm tra, di chuyển hàng hoá ra vào kho.

+ Kho hàng phải được thiết kế, xây dựng cao hơn mặt đất để hàng hoá luân chuyển dễ dàng từ container vào kho và ngược lại.

+ Vị trí kho hàng phải thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hố như khơng nằm trong khu dân cư để tránh kẹt xe, nên đặt gần cảng, các nhà máy sản xuất,…..

Khi cảng Cái Mép đã được đưa vào hoạt động, các doanh nghiệp cần cân nhắc lựa chọn vị trí kho CFS thuận tiện dựa trên sự tính tốn về khoảng cách

địa lý và khoảng cách kinh tế giữa các cảng nội thành ra cảng Cái Mép nhằm tối ưu hố chi phí hoạt động logistics.

Bên cạnh hệ thống kho bãi, doanh nghiệp có thể cung cấp thêm dịch vụ đóng gói, phân loại hàng hố, dán nhãn hàng hố khi có nhu cầu.

* Lợi ích dự kiến đạt được:

Tích luỹ được kinh nghiệm trong tổ chức quản lý kho bãi, làm tiền đề vững chắc khi chuyển tiếp từ cung cấp dịch vụ giao nhận thành dịch vụ logistics.

* Những khó khăn khi thực hiện giải pháp:

- Chưa nhiều kinh nghiệm trong tổ chức quản lý kho bãi.

- Xây dựng hệ thống kho bãi đòi hỏi sự đầu tư lớn về vốn và thời gian.

3.3.1.3. Đầu tư, cải thiện dịch vụ gom hàng lẻ:

* Mục tiêu giải pháp:

Cải thiện, nâng cao chất lượng dịch vụ.

* Đối tượng thực hiện giải pháp:

- Các DN kinh doanh dịch vụ GNVT hàng hoá XNK tại TPHCM. - Các cơ quan, ban ngành có liên quan.

* Tổ chức thực hiện:

Dịch vụ gom hàng lẻ là 1 trong những dịch vụ được thực hiện từ rất lâu và chủ yếu của các DN GNVT trong nước. Trong những năm gần đây, dịch vụ này đã và đang bị canh tranh gay gắt giữa các DNVN, giá cả và chất lượng dịch vụ ngày càng giảm. Do đó, dịch vụ này cần được cải thiện, nâng cấp chất lượng theo tính chuyên nghiệp cao. Trong thời gian tới, thiết nghĩ các DNVN nên quan tâm đến những vấn đề sau:

- Bố trí nhân viên tại các kho CFS để trực tiếp nhận và gom hàng, tránh tình trạng hàng hố được đưa vào kho nhưng khơng có sự kiểm tra, giám sát của nhân viên công ty. Điều này giúp doanh nghiệp tránh những khiếu nại về sau trong trường hợp hàng hoá đã bị tổn thất, hư hỏng trước khi được đưa vào kho.

- Thiết lập những quy định hướng dẫn cụ thể để đóng hàng trong các thùng gỗ (pallet), đóng hàng vào container cho từng loại hàng hoá như may mặc, thực phẩm, hoá chất,…..Cần hướng dẫn chi tiết về xếp hàng như thế nào để đảm bảo hàng hố khơng bị hư hỏng và thuận tiện cho việc tháo dỡ hàng tại cảng đến.

- Ưu tiên lựa chọn lịch tàu phù hợp, đảm bảo tính kịp thời và chi phí thấp nhất.

- Các doanh nghiệp nên biết rằng sự cạnh tranh về giá kèm theo chất lượng dịch vụ ngày càng giảm thì khó lịng giữ chân được khách hàng lâu dài. Hiệp hội ngành cần phát huy vai trị của mình, nối kết các DN lại với nhau, đưa ra những mức phạt thích đáng cho các hành vi phá giá thị trường, khai trừ ra khỏi hội những doanh nghiệp liên tục vi phạm các quy định đề ra…..

* Lợi ích dự kiến đạt được:

Nâng cao chất lượng dịch vụ, giảm thiểu rủi ro tổn thất hàng hoá trong hoạt động gom hàng lẻ.

* Những khó khăn khi thực hiện giải pháp:

Trước đây việc đóng hàng trong container thường được thực hiện theo kinh nghiệm của nhân viên đóng hàng, chưa có hướng dẫn chi tiết cách sắp xếp hàng hoá cho từng loại hàng cụ thể. Các doanh nghiệp sẽ tốn nhiều thời gian để nghiên cứu kỹ cách sắp xếp hàng hố một cách có khoa học.

Nghiên cứu điển hình thành cơng trong việc ứng dụng mơ hình logistics của các công ty logistics trực thuộc hãng tàu nước ngoài trong giai đoạn chuyển tiếp từ mơ hình GNVT truyền thống sang mơ hình hoạt động logistics

giai đoạn khởi đầu tại VINAFCO LOGISTICS:

Dự đoán trước sự chuyển biến mạnh mẽ của thị trường logistics tại Việt Nam, lãnh đạo công ty dịch vụ vận tải Trung Ương (tiền thân của công ty cổ phần VINAFCO ngày nay) đã quyết định thành lập Xí nghiệp đại lý vận tải - vật tư kỹ thuật với nhiệm vụ: làm đại lý vận chuyển hàng hoá từ kho đến kho,

tổ chức cung ứng vật tư kỹ thuật cho các tổ chức kinh tế trong và ngồi ngành giao thơng vận tải ngay từ những năm 1990.

Và đến năm 2001, theo quyết định số 211/2001/QĐ/BGTVT của Bộ Giao thông vận tải, công ty dịch vụ vận tải Trung ương chuyển đổi thành công ty cổ phần VINAFCO. Đến ngày 03/07/2003, công ty TNHH tiếp vận VINAFCO (VINAFCO logistics) đã được thành lập theo quyết định số 118/HĐQT của hội đồng quản trị công ty cổ phần VINAFCO, hoạt động theo mơ hình cơng ty TNHH một thành viên với chủ sở hữu duy nhất là công ty cổ phần VINAFCO.

Với phương châm “Kho hàng là trái tim của logistics”, từ năm 2000, VINAFCO logistics đã chú trọng đầu tư một hệ thống kho bãi quy mô và đạt tiêu chuẩn. Ngay từ những ngày đầu thành lập, lãnh đạo công ty đã có chủ trương tiếp cận với những khách hàng có xu hướng thuê ngồi mạnh mẽ. Thơng qua đó, cơng ty sẽ được cọ sát với môi trường làm việc chuyên nghiệp, có trình độ chun mơn cao, và ngày càng trưởng thành qua thời gian. Kết quả là cơng ty đã có được những khách hàng lớn, tiêu biểu như: Công ty TNHH Dutch Lady VN, công ty TNHH dầu nhớt Exxonmobil VN, công ty TNHH Nestle VN, công ty TNHH Sơn ICI VN, công ty TNHH Honda VN, công ty TNHH Yamaha VN,… và luôn được các đối tác tin cậy, đánh giá cao. Đòi hỏi của người sử dụng dịch vụ ngày càng khắt khe, lãnh đạo công ty đã khơng ngừng tìm tịi các giải pháp nhằm hướng tới việc hồn thiện tất cả các quy trình, cơng đoạn trong việc cung ứng dịch vụ logistics cho khách hàng. Nhận thấy hệ thống kho hàng ở VN nhìn chung cịn hạn chế về nhiều

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mô hình logistic tại các hãng tàu nước ngoài và vận dụng để phát triển dịch vụ logistics tại các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giao nhận (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)