3.3. Giải pháp ứng dụng mô hình hoạt động logistics của các công ty logistics
3.3.1.5. Ứng dụng CNTT vào hoạt động logistics:
Ngày nay, chúng ta không thể phủ nhận vai trò của CNTT vào quá trình sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động logistics nói riêng. CNTT đã được đưa vào hỗ trợ đắc lực cho hoạt động logistics từ rất lâu đời. Thậm chí hệ thống CNTT cịn được xem là một cơng cụ quan trọng làm gia tăng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Các cơng ty logistics nước ngồi đều thành lập trung tâm CNTT để quản lý tất cả các hệ thống thông tin khác nhau nhằm phục vụ cho quá trình thực hiện chuỗi hoạt động logistics được thực hiện xuyên suốt. Việc ứng dụng CNTT là vấn đề cấp bách mà các doanh nghiệp trong nước cần phải triển khai thực hiện trong hoạt động logistics của mình, cụ thể như:
+ Giúp doanh nghiệp có thể theo dõi, quản lý đơn hàng nhanh nhất và chính xác nhất.
+ Nhận booking, chi tiết làm B/L của từng lô hàng thông qua mạng Internet. Khách hàng chỉ cần điền thông tin vào mẫu có sẵn trên website của cơng ty ở bất kỳ nơi đâu, vào bất kỳ thời gian nào. Nhân viên công ty sẽ phản hồi thông tin lại cho khách hàng trong thời gian sớm nhất.
+ Quản lý kho hàng: áp dụng CNTT vào quản lý kho hàng sẽ giúp cho công ty tiết kiệm được chi phí cho nhân cơng kiểm đếm hàng hố, tránh mất mác hàng hoá. Việc quản lý kho bằng hệ thống thông tin sẽ cung cấp cho doanh nghiệp những thông tin kịp thời, chính xác, khắc phục sớm những sai sót nếu có.
+ Giúp khách hàng có thể cập nhật thơng tin và theo dõi hàng hố xun suốt q trình vận chuyển.
+ Doanh nghiệp có thể triển khai hệ thống cung cấp thơng tin hàng hố qua tin nhắn SMS.
Việc đầu tư vào công nghệ thông tin địi hỏi nhiều chi phí, các doanh nghiệp có thể tiết kiệm bằng cách thuê các công ty phần mềm trong nước thiết kế riêng hoặc mua những phầm mềm phục vụ giao nhận và vận chuyển quốc
tế có sẵn trên thị trường. Mặc dù các doanh nghiệp GNVT trong nước đã có nhiều ý thức trong việc áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động kinh doanh của mình nhưng điều này vẫn cịn kém xa so với các cơng ty logisitics nước ngồi. Nếu chỉ xét về khía cạnh xây dựng website thì phần lớn website của doanh nghiệp Việt Nam chỉ đơn thuần giới thiệu về mình, về dịch vụ của mình nhưng thiếu hẳn các tiện ích mà khách hàng cần như cơng cụ theo dõi hàng hoá (track and trace), tra cứu lịch tàu, e-booking,….. Chúng ta nên biết khả năng nhìn thấy và kiểm soát hàng hoá (visibility) là một trong những yếu tố được các chủ hàng đánh giá rất cao khi họ lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics cho mình.
Biểu đồ 3.2: Những tiêu chí khi lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics
60.00 53.30 33.30 93.30 13.30 56.70 0.00 10.00 20.00 30.00 40.00 50.00 60.00 70.00 80.00 90.00 100.00 Chất lượng dịch vụ cam kết Uy tín của nhà cung cấp Mạng lưới rộng khắp Giá dịch vụ Hoa hồng từ nhà cung cấp Khả năng track và trace T ỷ l ệ %
Nguồn: khảo sát của tác giả. Trong thời gian tới, doanh nghiệp nên đầu tư triển khai cơng nghệ EDI nếu có thể để truyền chi tiết vận đơn cho các hãng tàu, rút ngắn thời gian cấp vận đơn. Với công nghệ EDI sẽ cho phép khách hàng truyền dữ liệu vào hệ thống của công ty và ngược lại. Vì vậy thơng tin sẽ được cập nhật trong thời gian sớm nhất, chính xác nhất, nâng cao hiệu quả chuỗi hoạt động logistics.
Nếu doanh nghiệp biết tận dụng công nghệ tin học để tổ chức tốt và chặt chẽ các khâu trong hoạt động logistics thì giá thành của hàng hoá sẽ giảm
đáng kể, do vậy năng lực cạnh tranh được nâng cao.
*Lợi ích dự kiến đạt được:
- Ứng dụng CNTT giúp cho các DN giao nhận nâng cao tính chính xác, thuận lợi, nhanh chóng trong giao dịch, giảm thời gian, chi phí, khối lượng cơng việc, tránh những sai sót, góp phần gia tăng giá trị dịch vụ cung cấp.
- CNTT giúp cho việc hoạch định và ra quyết định kịp thời để thực hiện tốt các kế hoạch đề ra, nâng cao hiệu quả hoạt động logistics.
* Những khó khăn khi thực hiện giải pháp:
- Doanh nghiệp phải tốn kém chi phí cho việc mở rộng và ứng dụng giải pháp tin học tiên tiến vào hoạt động kinh doanh, đào tạo nguồn nhân lực, thiết lập tiêu chuẩn dữ liệu thích hợp để áp dụng cơng nghệ EDI.
- Hạ tầng Internet tại VN nói chung và TPHCM nói riêng vẫn chưa thực sự hiệu quả.
3.3.1.6. Đẩy mạnh công tác Marketing, xây dựng và củng cố thương hiệu:
* Mục tiêu giải pháp:
- Tiếp thị các dịch vụ chất lượng đến khách hàng.
- Xây dựng thương hiệu, khẳng định vị trí của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp từng bước phát triển.
* Đối tượng thực hiện:
Các DN kinh doanh dịch vụ GNVT hàng hoá XNK tại TPHCM.
* Tổ chức thực hiện:
Các DNVN hiện nay vẫn chưa quan tâm nhiều đến việc tạo cho doanh nghiệp mình một thương hiệu vững mạnh trên thị trường. Vì hầu hết các DNVN là các doanh nghiệp nhỏ, lẻ, vốn đầu tư ít nên rất ít doanh nghiệp quan tâm, đầu tư đúng mức cho vấn đề thương hiệu. Trong tương lai, để có thể tiếp cận được các nhà XNK trong nước và ngoài nước, ngoài việc phải đảm bảo chất lượng dịch vụ cung cấp thì các DNVN nên chú ý đến việc xây dựng thương hiệu.
Đây là một trong những kênh thông tin giúp tiếp thị hình ảnh của doanh nghiệp đến với khách hàng mang tính kinh tế cao, có khả năng tiếp cận khách hàng trong và ngoài nước. Vì vậy, các doanh nghiệp nên chú ý thiết kế trang web có hình ảnh đẹp, các thơng tin cần xúc tích, ngắn gọn, thể hiện bằng 2 ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh để thu hút nhiều khách hàng trên thế giới.
- Các doanh nghiệp nên thuê các công ty thiết kế chuyên nghiệp tạo ra logo và slogan phù hợp với tiêu chí kinh doanh của doanh nghiệp. Hình ảnh, câu chữ phải dễ nhận thấy, dễ ghi nhớ nhưng cũng phải ấn tượng.
- Có chế độ chăm sóc khách hàng thường xuyên, đặc biệt là các khách hàng mới và khách hàng lâu năm. Thường xuyên thăm viếng khách hàng, tặng quà vào những dịp lễ, tết để tạo mối quan hệ lâu bền với khách hàng lâu năm. Với các khách hàng mới, cần có chiến lược giá, chiết khấu hoa hồng phù hợp, tế nhị nhằm thu hút sự ủng hộ của khách hàng.
- Các hội chợ, triển lãm, tạp chí chuyên ngành, email,….cũng là những kênh tiếp thị mà doanh nghiệp cần chú ý tùy vào khả năng của mình.
* Lợi ích dự kiến đạt được:
Giúp các DNVN tiếp thị được hình ảnh của công ty nhằm thu hút khách hàng mới, giữ chân khách hàng cũ.
* Những khó khăn khi thực hiện giải pháp:
Các cơng ty chưa có bộ phận Marketing riêng để thực hiện hoạt động tiếp thị.
3.3.2. Các giải pháp vĩ mô:
3.3.2.1. Đầu tư, cải thiện trang thiết bị, phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động logistics:
* Mục tiêu giải pháp:
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty GNVT trong nước đẩy mạnh dịch vụ vận chuyển đa phương thức, tạo tiền đề quan trọng để hoàn thiện và phát triển dịch vụ logistics.
mạnh hoạt động logistics.
* Đối tượng thực hiện:
Nhà nước và các ban ngành có liên quan.
* Tổ chức thực hiện:
Đầu tư cải tiến hệ thống đường bộ, đường sắt. Trang bị hệ thống chiếu sáng đầy đủ giúp cho việc vận chuyển hàng hố an tồn, thuận tiện hơn. Một trong những trở ngại lớn đối với sự phát triển của ngành dịch vụ này là hệ thống cơ sở hạ tầng thiếu đồng bộ. Các trục đường bộ không được thiết kế đúng tiêu chuẩn để có thể kết hợp tốt giữa các phương thức vận tải bằng đường biển, đường sông, đường bộ và hàng không. Chẳng hạn các quốc lộ chỉ được thiết kế cho xe tải trọng không quá 30 tấn lưu thông, trong khi theo tiêu chuẩn quốc tế, trọng lượng một container 40 feet đầy hàng đã lên đến 34 tấn và xe tải trên 30 tấn cũng không được phép lưu thông qua cầu Tân Thuận để vào cảng VICT.
Bảng 3.1: Trọng lượng đóng hàng của từng loại container
Loại container 20’DC 40’DC 40’HC 40’RF
Trọng lượng đóng hàng 28 tấn 26 tấn 28 tấn 34 tấn Nguồn: khảo sát của tác giả Như vậy, để có thể lưu thông trên đường, doanh nghiệp buộc phải san hàng sang container khác hoặc phải đi đường vòng, làm tăng chí phí và mất thời gian.
Thống kê cho thấy, hệ thống cảng biển Việt Nam hiện có khoảng 160 bến cảng với hơn 300 cầu cảng với tổng chiều dài tuyến bến đạt hơn 36km. Các cảng biển Việt Nam hiện do rất nhiều bộ, ngành, doanh nghiệp, các địa phương, ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế đầu tư, quản lý và khai thác.
Phần lớn hàng hoá đều tập trung vào một số cảng lớn ở Hải Phòng, Đà Nẵng, Quy Nhơn và TPHCM. Và hầu hết các bến cảng container tại Việt Nam nói chung và tại TPHCM nói riêng đều khơng thể tiếp nhận các tàu có
trọng tải lớn ngoại trừ cảng Cái Mép mới được đưa vào sử dụng.
Các cảng biển đang đưa vào khai thác hiện nay ở TPHCM chủ yếu là các cảng nước cạn. Các tàu muốn cập cảng phải được lai dắt theo các con sông. Với sự thay đổi của thuỷ triều làm ảnh hưởng đến kế hoạch ra vào cảng của tàu. Tại cảng ICD Phước Long, tàu không thể cập cầu cảng trực tiếp được nên phải neo đậu tại phao số 0, hàng hoá được vận chuyển từ tàu vào cảng và ngược lại bằng phương tiện sà lan. Điều này vừa gây tốn kém về chi phí, thời gian vừa khai thác không hiệu quả.
Nhà nước đang tiến hành triển khai xây dựng các cảng nước sâu tại Bà Rịa Vũng Tàu nhưng chỉ mới đưa vào sử dụng một phần, các cơ sở hạ tầng xung quanh cảng vẫn cịn thi cơng rất chậm.
Các cảng tuy đã đầu tư mua sắm thêm nhiều trang thiết bị nhưng vẫn chưa thể đáp ứng được lượng container thông qua cảng đặc biệt là trong những mùa cao điểm. Hệ thống kho bãi vẫn còn hạn chế, các container phải xếp chồng lên nhau thành nhiều tầng, gây nhiều khó khăn, tốn kém về chi phí, thời gian, làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của chủ hàng.
Vì vậy, để đẩy nhanh tiến độ cải thiện, nâng cấp cơ sở hạ tầng, Nhà nước và lãnh đạo các ban ngành có liên quan cần phải:
- Phân tích và nhận định rõ ràng tầm quan trọng của từng loại cảng cụ thể. Nhà nước nên phân loại cảng thành cảng rất quan trọng, quan trọng và cảng địa phương để có những chỉ đạo, chiến lược phát triển cụ thể, phù hợp với vị trí của từng loại cảng.
- Đẩy nhanh tiến độ thi công các cảng nước sâu nhằm đảm bảo đúng kế hoạch đã đề ra. Nên chú trọng tập trung vào những hạng mục có thể đưa vào sử dụng ngay nhằm tạo nguồn thu như hệ thống cầu cảng, kho bãi.
- Nhà nước nên thực hiện chính sách mở cửa trong đầu tư xây dựng phát triển cảng biển. Nên mời gọi vốn đầu tư từ nước ngoài và đặc biệt là từ các công ty nội địa vào việc xây dựng cảng, kinh doanh xếp
dỡ hàng hóa,…Điều này hỗ trợ rất tốt cho các công ty giao nhận vận tải trong nước đẩy mạnh hoạt động kho bãi, phát triển dịch vụ logistics.
- Nghiệm thu và đưa vào sử dụng ngay các công trình hạ tầng cơ sở đã xây dựng xong, cho thuê để thu hồi vốn rồi tái đầu tư vào những hạng mục tiếp theo.
* Lợi ích dự kiến đạt được:
Đầu tư, cải tiến cơ sở hạ tầng sẽ giúp nâng cao hiệu quả hoạt động logistics.
* Những khó khăn khi thực hiện giải pháp:
- Thiếu sự hợp tác chặt chẽ giữa các ban, ngành có liên quan. - Nguồn vốn vay chưa được sử dụng có hiệu quả.