Tái cấu trúc lại doanh nghiệp bằng hoạt động M&A

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp FDI tại các khu chế xuất và khu công nghiệp TP HCM sau khủng hoảng (Trang 69 - 72)

M&A (viết tắt của cụm từ tiếng Anh – Mergers and Acquisitions) là hoạt động mua bán và sáp nhập các doanh nghiệp trên thị trƣờng. Theo Điều 107 và Điều 108, Luật Doanh nghiệp năm 2005 việc hợp nhất doanh nghiệp là: “Hai hay một số công ty cùng loại (gọi là cơng ty bị hợp nhất) có thể hợp nhất thành một công ty mới (gọi là công ty hợp nhất) bằng cách chuyển tồn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang cơng ty hợp nhất, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các công ty bị hợp nhất”. Cịn sáp nhập là: “Một hoặc một số cơng ty cùng loại (gọi là cơng ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang cơng ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập”.

Tại Việt Nam, hoạt động M&A dù mới mẻ, song đang có những bƣớc phát triển đáng kể. Theo nghiên cứu của PricewaterhouseCoopers, trong năm 2009, có tổng cộng 295 thƣơng vụ mua bán và sáp nhập (M&A) tại Việt Nam đƣợc thực hiện với tổng giá trị giao dịch ƣớc tính 1,1 tỷ USD tăng 1.766% so với năm 2005. Trong

quý 1 năm 2010 giá trị giao dịch đạt 223 triệu USD và nhiều thƣơng vụ M&A đã đƣợc cơng bố hồn tất hoặc đƣợcthống nhất về mặt chủ trƣơng.

Bảng 3.2: Hoạt động M&A tại Việt Nam từ năm 2005 – 2009.

Năm Số giao dịch M&A Tổng giá trị giao dịch

M&A (triệu USD) trƣởngTỷ lệ tăng (%)

2005 22 61

2006 38 299 390%

2007 108 1.719 475%

2008 167 1.117 -35%

2009 295 1.138 2%

Nguồn: Báo cáo của PricewaterhouseCoopers Việt Nam.

Còn tại các KCX – KCN TP.HCM, hoạt động M&A đã diễn ra thuận lợi, các doanh nghiệp sau khi “mua bán, sát nhập” đã có bƣớc phát triển vững chắc. Tính đến quý II năm 2010, tổng giá trị giao dịch ƣớc đạt 450 triệu USD, tiêu biểu bao

gồm các thƣơng vụ nhƣ: Tập đoàn Uniliver toàn cầu đã mua lại 33.33% cổ phần của Tập đồn Hóa chất Quốc gia Việt Nam để nâng sở hữu của Uniliver tại Công ty Liên doanh Uniliver Việt Nam là 100%; Công ty International Consumer Products

(ICP) đã chính thức trở thành chủ sở hữu chính của Công ty Cổ phần Thực phẩm Thuận Phát sau khi chiếm giữ 51% cổ phần của công ty này; Thai Containers Group Company Limited (TCG) mua lại Công ty TNHH Công Nghiệp Tân Á …

Hơn nữa, kết quả nghiên cứu ở chƣơng trƣớc cho thấy, cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu đã ảnh hƣởng nhiều đến các doanh nghiệp FDI, đặc biệt là ở các nhóm ngành dệt mayvà trang trí nội thất. Do đó, các doanh nghiệp FDI cần nghiên cứu, xem xét lựa chọn hình thức này nhằm tồn tại và pháttriển. Tuy nhiên, để thực hiện thành công các thƣơng vụ M&A các doanh nghiệp cần phải lƣu ý:

- Sự hiểu biết về ngành nghề kinh doanh và hoạt động của các bên tham gia nhƣ:

lợi thế về kiến thức, kinh nghiệm trong ngành, cùng với sự hiểu biết thấu đáo về hoạt động của doanh nghiệp sẽ giúp cho bên mua tham gia vào quản lý và điều hành sau khi sáp nhập thuận lợi hơn và điều này khiến thƣơng vụ dễ mang lại thành công hơn.

- Lập kế hoạch cho việc hòa nhập con ngƣời và hợp nhất tài sản sau khi kết thúc thƣơng vụ: việc lên kế hoạch hòa nhập sớm sẽ giúp doanh nghiệp chuẩn bị sẵn sàng cho những khó khăn có thể gặp trong q trình hịa nhập giữa các bên trong thƣơng vụ, đặc biệt là về mặt con ngƣời và tài sản. Kế hoạch hòa nhập nếu đƣợc chuẩn bị tốt sẽ giúp cán bộ chủ chốt tham gia quản trị công ty bị mua dễ dàng hơn, từ đó, thúc đẩy tiến trình hịa nhập diễn ra nhanh và mang lại cơ hội thành cơng cao hơn. Tiến trình hịa nhập nhanh sẽ là điều kiện thuận lợi cho việc ổn định kinh doanh tại doanh nghiệp đƣợc mua và phát triển theo định hƣớng đã đề ra.

- Quyền lợi và trách nhiệm của ngƣời tham gia trong quá trình hịa nhập: khi

thực hiện một thƣơng vụ sáp nhập, tổ chức mua cần phải chỉ định những ngƣời chịu trách nhiệm chính trong tồn bộ tiến trình hịa nhập. Việc quyền lợi đi đôi với trách nhiệm sẽ là động lực thúc đẩy để tiến trình hịa nhập có thể đi đúng hƣớng trong thời gian ngắn.

- Hiểu biết về sự khác biệt văn hóa, các xung đột lợi ích giữa nhân viên, khách hàng và những ngƣời có lợi ích liên quan: mỗi một doanh nghiệp, mỗi một đất nƣớc, cũng nhƣ vùng, miền có một văn hóa quản trị riêng, do vậy, khi thực hiện thƣơng vụ, việc tìm hiểu về văn hóa, các mâu thuẫn trong doanh nghiệp và quan hệ cổ đông, cán bộ, công nhân viên, khách hàng và các bên có lợi ích liên

quan là việc làm tiên quyết dẫn đến sự thành cơng của q trình hịa nhập.

- Chính sách giữ và trọng dụng nhân lực có tài hiện có tại bên bán: việc sử dụng các nhân tài hiện có của cơng ty bị mua vào đúng vị trí và có chính sách ƣu đãi sẽ giúp họ an tâm cống hiến cho doanh nghiệp. Đây là những ngƣời hiểu về kinh doanh, về văn hóa doanh nghiệp và là sự tin tƣởng của các nhân viên hiện tại, khách hàng truyền thống và các bên có lợi ích liên quan.

- Chính sách đối với khách hàng và đội ngũ nhân viên bán hàng sau khi tham gia

vào doanh nghiệp: việc duy trì các khách hàng và đội ngũ nhân viên bán hàng hiện tại là vấn đề đảm bảo cho sự tồn tại của doanh nghiệp trong giai đoạn hòa nhập giữa bên mua và cơng ty bị mua. Duy trì đƣợc sản xuất và kinh doanh

hiện tại và sau đó điều chỉnh và phát triển trong tƣơng lai sẽ là tiền đề cho sự thành công của thƣơng vụ.

- Công tác tuyên truyền phổ biến về kế hoạch hậu sáp nhập cho nhân viên, cổ đơng, khách hàng và các bên có lợi ích liên quan khác: cần quan tâm đến việc phổ biến thông tin về kế hoạch hợp nhất, các chính sách của cơng ty sau khi sáp nhập về nhân sự, chiến lƣợc phát triển cho nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp, cổ đơng và các bên có lợi ích liên quan khác. Điều này trƣớc hết tạo ra sự ổn định về tâm lý, tránh đƣợc những thông tin sai lệch và trên hết là hƣớng mọi thành phần tham gia trong cơng ty về cùng một mục đích đề ra.

Ngồi ra, theo nhận định của chuyên gia về M&A trong và ngồi nƣớc, Việt Nam có các quy định pháp luật về hoạt động M&A rất chặt chẽ, thể hiện ở nhiều bộ

luật khác nhau. Nhƣng do quá nhiều văn bản quy định nên khi thực thi dẫn đến chồng chéo, văn bản hóa đƣợc quy định này thì lại nảy sinh quy định khác, dẫn đến mất thời gian, đã làm nản lịng nhà đầu tƣ. Do đó, Nhà nƣớc cần phải xây dựng hành lang pháp lý rõ ràng, tránh chồng chéo để hoạt động M&A diễn ra thuận lợi và thành công.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp FDI tại các khu chế xuất và khu công nghiệp TP HCM sau khủng hoảng (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)