Chỉ tiêu ROE từ năm 2005 đến năm 2009

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp FDI tại các khu chế xuất và khu công nghiệp TP HCM sau khủng hoảng (Trang 53 - 56)

2.2. Đánh giá thực trạng hoạt động và tác động của cuộc khủng hoảng tài chính

2.2.2.2. Chỉ tiêu ROE từ năm 2005 đến năm 2009

Khả năng sinh lợi vốn chủ sở hữu (ROE) thể hiện qua mối quan hệ giữa lợi nhuận sau thuếvới nguồn vốn chủ sở hữu, nghĩa là vốn thực có của doanh nghiệp:

Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu

=

Lợi nhuận sau thuế

x 100%

Hình2.17: Biểu đồ về chỉ số ROE bình quân theo ngành.-10% -10% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 2005 2006 2007 2008 2009 CK DM ĐT HN TP TTNT BQ

Nguồn: tính tốn từ số liệu của Phịng Quản lý doanh nghiệp – Hepza.

Bảng 2.18: Bảng so sánh chỉ số ROE của DN FDI và DN trong nƣớc.

Ngành 2005 2006 2007 2008 2009

FDI TN FDI TN FDI TN FDI TN FDI TN

CK 0,13 0,13 0,11 0,13 0,11 0,07 0,05 0,80 0,01 0,14 DM 0,05 0,17 -0,02 0,18 0,02 0,21 - 0,03 0,17 0,01 0,20 ĐT 0,11 0,21 0,08 0,17 0,06 0,20 0,06 0,16 0,07 0,17 HN 0,12 0,22 0,04 0,17 0,05 0,18 0,01 0,17 0,02 0,12 TP 0,23 0,21 0,30 0,22 0,16 0,19 0,43 0,17 0,45 0,17 TTNT 0,18 0,21 0,14 0,18 0,08 0,18 0,03 0,18 -0,00 0,17

Nguồn: www.cophieu68.com (ROE của doanh nghiệp trong nước).

Qua biểu đồ trên, cho ta thấy chỉ số ROE bình qn của nhóm ngành thực phẩm cao nhất và cao hơn bình quân chung toàn ngànhvà cao hơn nếu so với chỉ số ROE của các doanh nghiệp trong nƣớc, đặc biệt chỉ số này đã tăng đột biến vào năm 2008 và tiếp tục tăng cao vào năm 2009. Điều này chứng tỏ rằng nhóm ngành này ít hoặc thậm chí khơng bị ảnh hƣởng bởi cuộc khủng hoảng vừa qua.

Nhóm ngành cơ khí và trang trí nội thất: từ năm 2005 đến năm 2007 chỉ số

ROE đều cao hơn mức bình qn tồn khu vựcvà cao gần bằng với chỉ số này của nhóm doanh nghiệp trong nƣớc, nhƣng đến năm 2008 chỉ tiêu này đã giảmthấp hơn bình quân ngành và tiếp tục giảm sâu vào năm 2009, đặc biệt là ngành trang trí nội thất. Điều này chứng tỏ khủng hoảng đã ảnh hƣởng nhiều đến các nhóm ngành này.

Nhóm ngành điện tử: tuy có mức tổng tài sản bình qn tăng qua các năm và lợi nhuận bình quân ổn định qua các năm cao hơn bình quân chung toàn khu vực nhƣng các chỉ số ROE đều thấp hơn chỉ số của bình qn của tồn ngành và có xu hƣớng giảm nhƣng khơng đáng kể. Tuy nhiên, chỉ số này nếu so với doanh nghiệp trong nƣớc cùng ngành thì thấp hơn nhiều.

Đối với các nhóm ngành cịn lại, chỉ số ROE của doanh nghiệp FDI đều ở mức

thấp và thấp hơn nhiều so với nhóm ngành này của các doanh nghiệp trong nƣớc,

đặc biệt là ngành dệt may. Điều này chứng tỏ hiệu quả của các ngành này kém nhất, do đó nếu khơng cải thiện hiệu quả hoạt động để xảy ra thua lỗ kéo dài dẫn đến chấm dứthoạt động hay phá sản thì hậu quả về mặt xã hội là rất lớn.

Hơn nữa, việc chỉ số ROE của các DN FDI thấp hơn các doanh nghiệp trong nƣớc có thể do hầu hết các DN này chủ động hạch tốn kế tốn lỗ để lách thuế? Có thể lý giải vấn đề này nhƣ sau: các DN FDI đầu tƣ chủ yếu theo hình thức cơng ty mẹ - con, do đó dẫn đến việc các cơng ty mẹ sử dụng các công ty con để thực hiện chuyển giá. Cơng ty mẹ có thể chủ động đƣợc giá đầu vào (qua giá nhập nguyên liệu, máy móc thiết bị từ nƣớc ngồi), giá đầu ra (qua việc xây dựng giá bán của công ty mẹ) để biến công ty con kinh doanh lãi thật thành lỗ giả một cách có chủ định, trong tầm kiểm sốt của cơng ty mẹ mà các nƣớc tiếp nhận đầu tƣ chƣa thể quản lý đƣợc một cách triệt để thậm chí chƣa đủ cơ sở pháp lý hoặc chƣa đủ nguồn lực để quản lý. Đây cũng là nguyên nhân chủ yếu mà chỉ số ROE của DN FDI thấp hơn các DN trong nƣớc.

Tóm lại, ở hầu hết các nhóm ngành (trừ nhóm ngành thực phẩm) ở khu vực doanh nghiệp FDI đều thấp hơn khu vực trong nƣớc, đặc biệt là nhóm ngành thì ngành dệt may, điều này chứng tỏ hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp FDI

không bằng các doanh nghiệp trong nƣớc cùng nhóm ngành. Ngồi ra, qua bảng số liệu trên cũng cho chúng ta thấy hầu hết các nhóm ngành ở khu vực doanh nghiệp

FDI đều bị ảnh hƣởng cuộc khủng hoảng tài chínhtồn cầu năm 2008, trong đó các nhóm ngành dệt may và hóa nhựa bị ảnh hƣởng nhiều trong năm 2008; nhóm ngành cơ khí, trang trí nội thất bị ảnh hƣởng nhiều vào năm 2009; riêng nhóm ngành điện tử và thực phẩm ít bị ảnh hƣởng bởi cuộc khủng hoảng. Trong khi đó doanh nghiệp trong nƣớc ít bị ảnh hƣởng hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp FDI tại các khu chế xuất và khu công nghiệp TP HCM sau khủng hoảng (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)