Thực trạng chi phí đại diện trong các công ty cổ phần tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi phí đại diện trong các công ty cổ phần tại việt nam (Trang 40)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ CHI PHÍ ĐẠI DIỆN

2.2. Thực trạng chi phí đại diện trong các công ty cổ phần tại Việt Nam

Sự ra đời và phát triển của thị trường chứng khoán cùng với q trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước đã tạo lập một vị thế quan trọng cho loại hình cơng ty cổ phần trong nền kinh tế. Tình hình hoạt động của loại hình doanh

nghiệp này kháổnđịnh trên nhiều lãnh vực của nền kinh tế với nhiều hình thức sở hữu khác nhau. Một số công ty cổ phần đã chính thức được niêm yết trên thị trường chứng khoán, phần nàođã giải quyết được thực trạng thiếu vốn trong thời gian qua, đồng thời đã gia mức tăng trưởng quy mô về vốn, doanh thu, lợi nhuận,… cho thấy tình hình tài chính của các công ty được niêm yết tương đối khả quan. Mơ hình cơng ty cổ phần đã khẳng định được ưu thế của mình là phù hợp với nền kinh tế đang hiện đại hóa, chịu được áp lực của hội nhập và cạnh tranh cũng như những thay đổi môi trường.

Thực tế cho thấy trong thời gian qua, các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán phầnđa phần là các cơng ty cổ phầnđược cổ phần hóa từ các doanh nghiệp nhà nước. Quá trình cổ phần hố có những chuyển biến rõ rệt. Số lượng doanh nghiệp nhà nước tiến hành cổ phần hố tăng khơng nhiều nh ưng phần đơng trong số đó là các doanh nghiệp làm ăn khá, có quy mơ v ốn lớn, hấp dẫn công chúng đầu tư. Đây là chủ trươngđúng đắn của nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của các doanh nghiệp nh à nước. Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp Nhà nước, tính đến hết năm 2007 tổng số đơn vị được sắp xếp lên 5.366 doanh nghiệp, trong đó cổ phần hố 3.756 doanh nghiệp. Qua tổng hợp báo cáo của 1.616 doanh nghiệp (năm 2006) có thời gian hoạt động sau cổ phần hố trên một năm cho thấy, bình quân vốn điều lệ tăng 58,6%, doanh thu tăng 48,2%, lợi nhuận tăng 331,8%, nộp ngân sách tăng 44,2%, thu nhập của người lao động tăng 51,8%, cổ tức đạt 13%.Tuy nhiên, có 109 doanh nghiệp thua lỗ (chiếm 7,1% số doanh nghiệp có báo cáo) và số lượng doanh nghiệp được sắp xếp trong năm 2007 cịn ít, chỉ bằng trên 17% phương án đãđược duyệt.

Với sự phát triển của thị trường tài chính, để thu hút các nhà đầu tư nhằm tăng cường sự cạnh tranh, biến đối thủ thành đối tác, mở rộng được thị phần, tận dụng tối đa lợi thếcủa từng ngành nghề, đa dạng hóa giảm thiểu rủi ro, nhiều cơng ty cổ phần tại Việt Nam đã tận dụng ưu thế của mình để tái cấu trúc lại cơng ty thông qua hoạt động mua lại và sáp nhập. Cho thấy hoạt động của các công ty cổ phần ngày càng đa dạng, các giao dịch mua lại và sáp nhập tại Việt Nam thường

được tiến hành dưới các dạng: bên nước ngoài trong liên doanh mua lại toàn bộ hay một phần cổ phần của bên Việt Nam; nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần trong doanh nghiệp Việt Nam hoặc doanh nghiệp 100% vốn n ước ngoài; nhà đầu tư là cá nhân hoặc doanh nghiệp tại Việt Nam mua cổ phần của doanh nghiệp khác và nắm quyền chi phối doanh nghiệp đó. Có thể điểm qua một số trường hợp công ty Việt Nam mua lại cổ phần:

- Trường hợp liên doanh Việt - Nhật Vinabico - Kotobuki. Sau một thời gian hoạt động trên lãnh vực chế biến thực phẩm, Kotobuki quyết định bán lại cổ phần trong liên doanh cho phía Việt Nam. Vinabico chuyển thành cơng ty 100% vốn trong nước, với chiến lược mới và được sử dụng thương hiệu cũ trong vòng nămnăm.

- Trên lãnh vực xe máy, cuối 2002, cũng có một cơng ty t ư nhân đã mạnh dạn mua lại quyền sử dụng th ương hiệu và chứng minh sự chuyển mình bằng một hợp đồng chuyển giao công nghệ v à độc quyền sản xuất, tiêu thụ động cơ xe máy Daelim (thương hiệu xe nổi tiếng của Hàn Quốc) trên thị trường Việt Nam. Đó là cơng ty Hoa Lâm. Mặc dù trường hợp của Hoa Lâm chỉ l à “mua lại” thương hiệu và công nghệ nhưng cũng đã chứng minh một sự phát triển của doanh nghiệp Việt Nam trong việc sử dụng hình thức mua lại để thừa hưởng thị phần, uy tín, sức mạnh của một doanh nghiệp có sẵn nhằm đa dạng hóa, gia tăng thêm sức mạnh cho cơng ty mình.

- Trên lãnh vực sản xuất thực phẩm, Kinh Đô, một doanh nghiệp h àng đầu trong lãnh vực sản xuất thực phẩm tại Việt Nam đã lần lượt tiến hành hai vụ mua lại. Đầu tiên là việc mua lại thương hiệu kem Wall’s từ tập đo àn Unilever. Wall’s chiếm 50% thị phần kem Việt Nam. Cuộc chuyển nh ượng đầu tiên của Kinh Đô được đánh giá là hiệu quả và bộ phận này hiện đang hoạt động rất tốt. Tiếp theo trong định hướng chiến lược trở thành một tập đồn kinh tế đa ngành, có những cơng ty thành viên mạnh đủ sức cạnh tranh khi Việt Nam gia nhập WTO, Kinh Đô tiến hành thu gom số lượng lớn cổ phiếu của Tribeco trên thị trường chứng khoán với mục tiêu khi mua lại Tribeco là nhằm tận dụng hệ thống phân phối, tiêu thụ,

khai thác dòng sản phẩm đặc thù hợp với gu người Châu Á để duy trì lợi thế cạnh tranh với các đại gia khác trên thị trường, thậm chí là xuất khẩu. Mặt khác, Kinh Đơ cũng muốn đa dạng hóa, giảm thiểu rủi ro do ngành bánh kẹo có tính thời vụ cao, hài hịa trong sản xuất. Kinh Đơ vừa có thể đa dạng hóa sản phẩm, lại khơng mất nhiều thời gian và chi phí xây dựng, đào tạo, quảng bá thương hiệu, mở rộng thị trường.

Bên cạnh đó, vẫn cịn những cơng ty cổ phần bị thua lỗ, thậm chí phá sản, chủ yếu là do những mâu thuẫn trong nội bộ công ty, nổi cộm là mâu thuẫn giữa ban lãnhđạo với hội đồng quản trị, ban kiểm sốt và cổ đơng; sự yếu kém trong quản lý, giám sát; sự thiếu năngđộng và xem nhẹ vai trò của chi phí đại diện. Một số cơng ty cổ phần có vốn nhà nước vẫn cịn ì ạch so với với cơng ty cổ phần tư nhân vì tồn tại nhiều vấnđề trong quản lý vàđiều hành, làm phát sinh chí phíđại diện khá lớn trong loại hình này.

Tóm lại, trong điều kiện hiện nay, khi Việt Nam chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì việc giải phóng mọi năng lực sản xuất của xã hội theo hướng khai thác các tiềm năng sẵn có về vốn, lao động, trìnhđộ quản lý và các nguồn lực vật chất cần thiết khác cho nhu cầuđầu tư và phát triển của đất nước là một nhân tố quan trọng bảođảm cho việc thực hiện thành công các nhiệm vụ kinh tế xã hội. Trong tiến trìnhđẩy mạnh việc khai thác các nguồn lực quốc gia, Việt Nam khơng thể khơng tính đến các yếu tố nội lực. Nhìn lại các loại hình doanh nghiệp mà pháp luật Việt Nam cho phép thành lập và hoạt động, tuy mỗi loại đều có những điểm mạnh nhất định nhưng không thể phủ nhận những lợi thế hơn hẳn của cơng ty cổ phần so với các loại hình doanh nghiệp khác. Chính những ưu thế vượt trộiđó, một mặt đã tạo nên lực hút rất lớn của xã hộiđầu tư vào hình thức kinh doanh này, mặt khác nhà nước cần có chính sách tạo hành lang pháp lý thuận lợi, an toàn cho các nhà đầu tư khi thành lập các cơng ty cổ phầnđể kinh doanh, nhất là việc hình thành một cơ chế quản lý thích hợp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý công ty cổ phần tại Việt Nam.

2.2.2. Nguyên nhân phát sinh chi phí đại diện trong các cơng ty cổ phần tạiViệt Nam Việt Nam

Trong các công ty cổ phần tại Việt Nam, chi phíđại diện tồn tại khá rõ nét ở những cơng ty có quy mơ tương đối lớn và đặc biệt là trong các công ty có cổ phần chi phối của nhà nước (gọi chung là cơng ty cổ phần hóa). Ởnhững cơng ty cổ phần có quy mơ nhỏ, thường không phát sinh các vấn đề về nâng giá cổ phần, bất cân xứng thông tin,… đa phần là chủ sở hữu tự bỏ vốn ra và tự điều hành quản lý phần tiền vốn của mình, hoặc các cổ đơng cá nhân có quyền lợi và trách nhiệm liên quan trực tiếp đến tài sản cá nhân. Vì vậy, chi phí đại diện phát sinh ở tầm vóc khá nhỏ, gần nhưkhơng có như ở các cơng ty cổ phần nước ngồi.

Thực tế qua khảo sát 52 công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán năm 2007, nhận thấy rằng hiệu quảhoạt động của các công ty cổ phần đ ược nâng lên thể hiện sự gia tăng đáng kể về vốn, doanh thu và lợinhuận; các chính sách về lương thưởng cũng được cải thiện; hoạt động giám sát đối với ban giám đốc được tiến hành thường xuyên. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều hạn chế tồn tại trong các công ty cổ phần tại Việt Nam dẫnđến phát sinh chi phíđại diện:

Thứ nhất, trong các cơng ty cổ phần tại Việt Nam chưa có sựphân định rõ ràng giữaquyền quản lý và quyền sở hữu, cơ chế giám sát chưa thật sự hiệu quả. Đa phần chủ tịch hoặc các thành viên hội đồng quản trị kiêm ln chức vụ giám đốc hoặc tổng giámđốc, có sự tập trung quyền lực vào tay của giámđốc quá lớn, một khi cơ chế giám sát khơng hiệu quả thì rất dễ dẫn đến sự lạm quyền, thu vén cho bản thân. Rõ nét nhất là trong các cơng ty có cổ phần chi phối của nhà nước, chi phíđại diện khá cao trong các công ty này, nhà nước chi phối hoạt động của công ty chủ yếu thông qua việc bổ nhiệm giámđốc. Trong mối quan hệ giữa giám đốc và cổ đông nhà nước có thể khơng diễn ra xungđột lợi ích, nhưng lại xungđột lợi ích với nhóm cổ đơng khác khi giámđốc và ngườiđại diện nhà nước có cái bắt tay với nhau, sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận hoặc giá trị công ty mà sau cùng, tất cả các loại cổ đông phải chịu. Điều này làm cho cơng ty vừa tốn chi phí giám sát theo dõi ban giámđốc, vừa phải tốn kém chi phí ràng buộc để ban giám

đốc hướng đến mục tiêu chung và đồng thời công ty sẽ bị mất mát các khoản phụ trội khá lớn do những hànhđộng làm lợi từ ban giámđốc.

Thứ hai, chính sách về tiền lương, thưởng nhưng vẫn chưa thật sự động viên, chưa khuyến khích ban giámđốc cũng nhưcác thành viên ban kiểm soát.

Bảng 2.1.Thù lao của giám đốc ởcác công ty cổ phần tại Việt Nam năm 2007Cổ phiếu sở hữu Cổ phiếu sở hữu

Mã Công ty Lương Thưởng Thu nhập

khác Số lượng Tỷ lệ SAF 104.892.000 60.000.00 0 24.000.000 72.380 2,67% HT1 256.921.000 13.649.00 0 0 2.550 0,003% KHA 116.813.388 16.200.00 0 0 28.741 0,22% ABT 213.155.855 17.500.00 0 39.000.000 104.462 1,66% HAS 376.812.887 30.500.00 0 0 49.493 0,83%

Nguồn: Trích từ phụ lục và báo cáo thường niên năm 2007

Nhìn vào bảng 2.1, ta thấy mức lương chính thường cố định, các khoản thu nhập khác như thưởng và khoản khác thường rất thấp so với lương, tỷ lệ sở hữu cổ phiếu rất hạn chế. Cơ chế thù lao trong các công ty cổ phần tại Việt Nam chưa có tính khuyến khích cao, một khi giámđốc phấn đấu đem về cho cơng ty nhiều lợi ích mà công sức họ bỏ ra nhiều hơn so với phần mà họ nhậnđược sẽ dẫn đến mâu thuẫn trong mục tiêu về lợi ích giữa giámđốc và chủ sở hữu, làm phát sinh chi phí ràng buộc. Bên cạnh đó, thu nhập của các thành viên ban kiểm soát cũng rất thấp và họ làm nhiều việc trong công ty đôi lúc xa rời cơng việc kiểm sốt, làm cho cơ chế giám sát chưa thật hiệu quả.

Để thấy được chính sách tiền lương, thưởng của các công ty cổ phần tại Việt Nam chưa mang tính động viên, khuyến khích cao như thế nào, ta tiến hành xem xét cơ cấu thù lao của ông Palmisano, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của tập đồn IBMđể có cái nhìn so sánh.

Bảng 2.2. Thù lao củaông Palmisano, Công ty IBMThù lao hàng năm (USD) Thù lao dài hạn (USD) Thù lao hàng năm (USD) Thù lao dài hạn (USD) Năm Lương Thưởng Thu nhập khác Cổ phiếu hạn chế Quyền chọn mua cổ phiếu Thù lao theo chương trình khuyến khích dài hạn Thù lao khác (USD) 2005 1.680.000 5.175.000 103.032 990.674 230.325 4.241.981 205.650 2004 1.660.000 5.175.000 104.406 250.000 1.676.480 211.800 2003 1.550.000 5.400.000 11.037 250.000 769.095 181.500

Nguồn: IBM Notice of 2006 Annual Meeting and Proxy Statement

Có thể thấy cơ chế thù lao của IBM có tính khuyến khích rất cao (75% thu nhập hằng năm là tiền thưởng, lương cơ bản chỉ chiếm 25%); hài hồ giữa lợi ích ngắn hạn và dài hạn (thù lao dài hạn chiếm khoảng 45% tổng th ù lao trong năm 2005); đồng thời, việc áp dụng mức l ương tối thiểu và sự tham gia của Hội đồng chuyên trách bảo đảm sự hài hồ giữa lợi ích và rủi ro cho cả nhà đầu tư và giám đốc điều hành.

Thứ ba, dòng tiền tự do trong các công ty cổ phần tại Việt Nam khá cao, vượt mức cần thiết và sự mất cânđối trong dòng tiền của cơng ty cổ phần. Thống kê dịng tiền được tạo ra từ ba hoạt động của 52 công ty cổ phần, ta thấy dòng tiền hoạt động kinh doanh là âm 2.842.921.856.614 đồng, dòng tiền từhoạt động đầu tư là âm 8.647.679.902.716 đồng, trong khi đó dịng tiền hoạt động tài chính là dương 4.237.859.901.067 đồng. Dòng tiền tạo ra từ hoạt động tài chính rất khá lớn, có nghĩa trong năm 2007 rất nhiều công ty cổ phần rất chú trọng đến hoạt động tài chínhđặc biệt là việc phát hành cổ phiếuđể thu tiền về cơng ty, trong khi đó dịng tiền từ hoạt động chính là hoạt động kinh doanh của cơng ty lại bịâm q lớn, đã có sự mất cân đối về dòng tiền trong hoạt động của công ty. Vấn đề là lượng tiền này thu về quá lớn dẫnđến dòng tiền tự do vượt mức cần thiết, việc sử dụng lượng tiền mặt này như thế nào, cóđúng như cam kết khi phát hành cổ phiếu hay không hay chủ yếu dùng để chi trả nợ đến hạn hoặc thanh chỉ trả cổ tức và ai

sẽ giám sát vấnđề này. Dòng tiền tự do vượt mức cần thiết rất dễ nảy sinh chi phí đại diện (cịn gọi là chi phíđại diện của dịng tiền tự do) khi ban giámđốc cơng ty thực hiện những vụ thâu tóm lãng phí hoặc đầu tư vào các dự án kém hiệu quả, nhằm tìm kiếm lợi ích cá nhân.

Bảng 2.3. Dịng tiền của 52 cơng ty cổ phần năm 2007

Lãnh vực kinh doanh Dòng tiền hoạt động kinh doanh Dòng tiền hoạt động đầu tư Dịng tiền hoạt độngtài chính Tiền và tương đương tiềncuối kỳ Đồ dùng cá nhân vàđồ gia dụng -100.240.674.600 -1.008.967.400.221 1.175.110.525.452 226.205.545.865 Hàng hóa và dịch vụ cơng nghiệp -831.151.526.816 -327.638.324.317 1.299.942.571.343 236.099.207.277 Thực phẩm và đồ uống 33.178.945.151 -1.115.938.024.718 1.502.632.516.428 512.086.007.193 Xây dựng và vật liệu -1.155.512.715.799 -1.005.941.733.508 1.503.405.669.554 544.592.215.368 Dầu khí và hóa chất -789.195.884.551 -5.189.194.419.952 -1.243.231.381.710 2.599.201.531.251 Tổng cộng -2.842.921.856.614 -8.647.679.902.716 4.237.859.901.067 4.118.184.506.955

Nguồn:Trích phụ lục và báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm 2007

Thứ tư, sự minh bạch và công bố thông tin chưađược thực hiện tốt. Mặc dù các báo cáo tài chính đều được kiểm tốn theo quy định, tuy nhiên thơng tin mà các công ty cổ phần cung cấp cho bên kiểm tốn chưa thật sự đầy đủ, cịn khuất lấp. Nhàđầu tư, cổ đơng bên ngồi khơngđược cung cấp thông tin đầy đủ và kịp thời, điều này làm giảm sự giám sát từ bên ngồi, càng làm cho tình trạng thơng tin bất cân xứng ngày một nghiệm trọng hơn trong nền kinh tế Việt Nam và vấn đề chi phíđại diện càng khó giải quyết.

Một minh chứng thực tế về chi phí đại diện tại Việt Nam, chi phí đại diện phát sinh do sự tập trung quyền hành quá lớn cho giám đốc, cơ chế giám sát lỏng lẻo dẫnđến hành vi lạm quyền nhằm tư lợi cho bản thân.

- Pjico là một công ty cổ phần, tuy nhiên, sở hữu nhà nước chiếm đa số.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi phí đại diện trong các công ty cổ phần tại việt nam (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)