Quá trình hình thành và phát triển DNNVV từ năm 2000 đến nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị vốn lưu động trong doanh nghiệp vừa và nhỏ tại tp HCM (Trang 47 - 49)

f. Khuyến khích

1.8.2. Quá trình hình thành và phát triển DNNVV từ năm 2000 đến nay

thành phần doanh nghiệp nhỏ và vừa so với khái niệm trước đây là cơ sở kinh doanh có số vốn đăng kí khơng q 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình

hàng năm khơng quá 300 người (theo Nghị định số 90/2001/NĐ-CP đã hết

hiệu lực). Nhờ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho sự hỗ trợ phát triển thành phần kinh tế này.

1.8.2. Quá trình hình thành và phát triển DNNVV từ năm 2000 đến nay nay

Sự thay đổi lớn nhất của khu vực DNNVV từ năm 2000 đến nay chính là sự gia tăng đáng kể và ổn định số lượng các DNNVV đăng ký kinh doanh. Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Tổng cục Thống kê, kể từ khi

Luật doanh nghiệp của nước ta được ban hành và đưa vào thực hiện, từ năm 2000 đến cuối năm 2003 đã có hơn 72.000 doanh nghiệp được thành lập, và

chỉ tính riêng năm 2005, số lượng doanh nghiệp đăng ký mới (chủ yếu là

doanh nghiệp vừa và nhỏ) đã là 45.162 doanh nghiệp, bằng tổng số doanh

nghiệp trước giai đoạn 2000. Hiện nay, trong tổng số 350.000 doanh nghiệp

của Việt Nam, khoảng 95% là nhỏ và vừa. Theo đánh giá của Hiệp hội Ngân

hàng Việt Nam thì các DNNVV hàng năm đã đóng góp khoảng 40% GDP của cả nước, thu hút khoảng 50,13% tổng số lao động trong doanh nghiệp, vốn

chiếm 28,92%, doanh thu chiếm 22,07%, lợi nhuận chiếm 11,78% và nộp ngân sách chiếm 17,46%.

Theo số liệu giai đoạn 2000 – 2006 do Tổng cục Thống kê cung cấp trong ấn phẩm “Thực trạng doanh nghiệp qua kết quả điều tra năm 2001 -

2007”. Dựa trên tiêu chí về vốn, tỷ trọng các doanh nghiệp nhỏ với số vốn dưới 1 tỷ đồng (trên 60.000 USD) đã giảm từ 54% vào năm 2000 xuống còn

29% vào năm 2006. Điều này chứng tỏ rằng một bộ phận các DNNVV lớn hơn đang hình thành. Dựa vào tiêu chí về quy mơ lao động, tỷ trọng DNNVV sử dụng dưới 5 lao động đã giảm (từ 24% xuống còn 12,8% trong giai đoạn

2000 - 2006), trong khi đó tỷ trọng các DNNVV sử dụng trong khoảng 5-9 lao

động ngày càng tăng (từ 26% đến 44%). Điều này chứng tỏ rằng bộ phận các

DNNVV nhỏ nhất đã bắt đầu mở rộng quy mô hoạt động của mình.

Tuy nhiên, tỷ lệ các DNNVV ở các nhóm có số lao động lớn hơn cũng

giảm đi: các nhóm từ 10 - 49 người vẫn ổn định; nhóm có số lao động từ 50 - 299 người giảm từ 16% xuống 10%. Điều này chỉ ra rằng trong khi Việt Nam

đã rất thành công trong việc gia tăng số lượng các DNNVV, vẫn còn những

hạn chế: thứ nhất là sự phát triển của các doanh nghiệp có quy mơ vừa; thứ hai là sự phát triển từ các doanh nghiệp vừa thành các doanh nghiệp lớn. Xét trên quy mô về vốn, tỷ trọng các doanh nghiệp có vốn từ 1 đến 5 tỷ đồng tăng rõ rệt, từ 25% đến 49% trong giai đoạn 2000 - 2006. Tuy nhiên, tỷ trọng các doanh nghiệp có vốn trên 10 tỷ đồng lại hầu như không thay đổi.

Như vậy, từ thực tế cho thấy, trong quá trình hoạt động đến nay các

doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta đã bộc lộ một số những hạn chế, mặc dù tăng nhanh về số lượng nhưng quy mô về vốn và lao động của các doanh

nghiệp vừa và nhỏ trong những năm gần đây lại thấp và cịn q nhỏ so với

quy mơ doanh nghiệp thông thường của các nước phát triển và có nền kinh tế mới nổi. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cịn yếu kém về năng lực, trình độ

công nghệ lạc hậu, chất lượng sản phẩm, dịch vụ khơng ổn định, khả năng

quản lí về kỹ thuật và kinh doanh kém, tập trung quá lớn vào lĩnh vực thương mại, dịch vụ. Các hạn chế này càng gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, ảnh hưởng đến sự phát

triển của đất nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị vốn lưu động trong doanh nghiệp vừa và nhỏ tại tp HCM (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)