b) Phương pháp xử lý số liệu
2.1.3. Quản trị khoản phải thu
Qua kết quả khảo sát ở bảng 4 phần phụ lục, có 66% doanh nghiệp trả lời là cơng ty có lập chính sách tín dụng định kỳ và thường xun, và 44%
cơng ty có điều chỉnh chính sách tín dụng phù hợp tình hình thực tế. Trong khi
đó, 34% cơng ty thỉnh thoảng hoặc khơng lập chính sách tín dụng.
Đa số các doanh nghiệp, chiếm 60% tổng số trả lời, là có xét duyệt hạn mức tín dụng cho khách hàng cho thấy các doanh nghiệp đều có quan tâm đến khả năng thu hồi cơng nợ và sự uy tín của khách hàng trong kinh doanh, mặc dù quy trình xét duyệt hạn mức tín dụng có thể chi tiết hoặc đơn giản ở các
doanh nghiệp khác nhau. Tuy nhiên vẫn còn tỷ lệ 40% số doanh nghiệp không xem xét đến hạn mức tín dụng khách hàng.
Về chiết khấu thanh tốn, tỷ lệ doanh nghiệp cung cấp chính sách chiết khấu thanh toán cho khách hàng thường xuyên và định kỳ là 42% và số doanh nghiệp trả lời thỉnh thoảng hoặc khơng có là 58%.
Theo kết quả bảng khảo sát, 46% doanh nghiệp có chính sách thu hồi các khoản nợ khó địi, trong khi 54% chưa thiết lập chính sách định kỳ
Về việc ứng dụng các công cụ chi tiết quản trị khoản phải thu, ta nhận thấy các doanh nghiệp định kỳ và thường xuyên lập bảng phân loại nợ theo
thời gian chiếm tỷ lệ đa số là 72%, trong khi số doanh nghiệp thỉnh thoảng lập hoặc không lập là 28%. Các doanh nghiệp thực hiện báo cáo số ngày thu tiền bình quân định kỳ và thường xuyên là 52% chiếm hơn một nửa số không thực hiện. Và tỷ lệ các doanh nghiệp lập báo cáo định mức số dư khoản phải thu giảm hơn các báo cáo trên chỉ có 38%, trong khi doanh nghiệp thỉnh thoảng hoặc không thực hiện là 62%.
Nhìn chung, đa số các doanh nghiệp nhỏ và vừa có quan tâm đến việc thu hồi các khoản nợ phải thu trong việc thiết lập chính sách tín dụng, đánh giá xét duyệt hạn mức tín dụng cho khách hàng, chính sách thu hồi nợ phải thu khó địi cũng như định kỳ báo cáo phân loại nợ khách hàng theo thời gian, báo cáo số ngày thu tiền bình quân. Tuy nhiên, việc thiết lập chính sách chiết khấu thanh tốn nhằm khuyến khích khách hàng thanh toán sớm giảm vốn lưu
động bị lãng phí ngồi lưu thơng chưa được doanh nghiệp thực hiện đồng bộ.
Các doanh nghiệp cũng chưa quan tâm đến việc lập và báo cáo định mức số
dư khoản phải thu, đây là yếu tố quan trọng để đánh giá hiệu quả của công tác thu hồi nợ và đảm bảo tránh rủi ro thanh khoản.