b) Phương pháp xử lý số liệu
2.2.1.1. Những thuận lợi cho việc phát triển quản trị vốn lưu động
của DNNVV
a) Tình hình kinh tế và chính sách kinh tế
Kinh tế Việt Nam trong các năm qua đựơc đánh giá là có mức tăng
trưởng cao và ổn định. Trong năm 2007, kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng và đạt thành tựu đáng kể GDP đạt 8.46% mức cao nhất trong 10 năm qua, thu
nhập bình quân đầu người đạt 766USD, thu hút vốn nước ngoài đạt 20,30 tỷ USD, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 48,56 tỷ USD, tăng 21,90% so với năm
2006. Chứng tỏ nền kinh tế đang phát triển năng động và phù hợp với xu thế
đổi mới hội nhập.
Tuy nhiên, nền kinh tế nước ta chịu nhiều ảnh hưởng từ cuộc khủng
hoảng kinh tế thế giới bùng nổ vào tháng 9 năm 2008. Tốc độ tăng trưởng
kinh tế nước ta năm 2008 đã chậm lại, còn 6,18% so với 8,46% năm 2007. Đây là mức tăng trưởng thấp nhất kể từ năm 2000; hơn nữa tăng trưởng quý
IV/2008 chỉ đạt 5,7% so với 6,5% của ba quý đầu năm 2008. Dẫu vậy, việc đạt được mức tăng trưởng 6,2% vẫn đáng được ghi nhận, nhất là so với nhiều
nước đang phát triển và trong khu vực.
Bảng 2.1: Tốc độ tăng trưởng GDP, thời kỳ 2004 - 2008 (%)
2004 2005 2006 2007 2008
GDP 7,79 8,44 8,23 8,46 6,18
Nông-lâm-thủy sản 4,36 4,02 3,69 3,76 4,07 Công nghiệp - xây dựng 10,22 10,69 10,38 10,22 6,11 Dịch vụ 7,26 8,48 8,29 8,85 7,18
(Nguồn: Tổng cục Thống kê và tính tốn của Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương).
Những biến động của nền kinh tế đã ảnh hưởng không nhỏ tới các
DNNVV, Theo Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa, khoảng 20% doanh nghiệp khó có thể tiếp tục hoạt động. Ngồi nhóm này, 60% thành viên hiệp hội đang chịu tác động của khó khăn kinh tế nên sản xuất sút kém. Lạm phát
đang làm các cơng ty khơng kiểm sốt được chi phí, mất thị trường và khơng đủ vốn để duy trì sản xuất. 20% cịn lại là các cơng ty chịu ít ảnh hưởng và
vẫn trụ vững do trước nay ít phải nhờ đến nguồn vốn vay và được các lãnh đạo có kinh nghiệm dẫn dắt.
Trước biến động phức tạp của nền kinh tế toàn cầu, từ tháng 4 năm
2008, Chính phủ lại đã chuyển hướng chính sách, tập trung chống suy giảm
kinh tế cùng tiếp tục duy trì ổn định kinh tế vĩ mơ và an sinh xã hội. Chính
sách tiền tệ được nới lỏng dần và từ tháng 12-2008, một gói kích thích kinh tế
được chính thức triển khai nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh,
phát triển kết cấu hạ tầng, kích thích tiêu dùng và giảm thiểu khó khăn xã hội.
Đặc biệt thành phần DNNVV được ưu tiên hỗ trợ lãi suất cho vay, giảm thuế
thu nhập doanh nghiệp.
Nhờ gói kích cầu kịp thời của Chính phủ, những dấu hiệu tích cực của sự phục hồi đang xuất hiện, sức mua nội địa đã tăng, doanh thu bán lẻ thực tế lên 9,3% so với cùng kỳ năm ngoái, GDP của Việt Nam đã tăng 4,5% vào quý II và 5,8% vào quý III, làm cho tốc độ tăng GDP thực sự đạt 4,5% so với cùng kỳ năm ngoái. (Nguồn: theo báo cáo của Worldbank)
Nền kinh tế Việt Nam và thế giới đã trải qua giai đoạn đáy của cuộc
khủng hoảng tài chính và đang dần hồi phục. Hệ thống tài chính đang dần ổn định giúp tạo nguồn cung vốn ổn định và giảm bớt rủi ro về tính thanh khoản
cho các doanh nghiệp.
Tình hình chính trị Việt Nam ngày càng được ổn định về mọi mặt, đây
là yếu tố quan trọng tác động đến niềm tin của các doanh nghiệp Việt Nam
trong việc mở rộng đầu tư, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh.
Thành phần doanh nghiệp nhỏ và vừa được ưu tiên quan tâm hỗ trợ qua việc Chính phủ ban hành Nghị định 56/2009/NĐ-CP về trợ giúp phát triển
doanh nghiệp nhỏ và vừa. Về chính sách trợ giúp, Nghị định 56 nêu rõ:
- Nhà nước tiến hành trợ giúp tài chính; mặt hàng sản xuất; đổi mới,
nâng cao năng lực công nghệ, trình độ kỹ thuật, xúc tiến mở rộng thị trường, tạo DNNVV tham gia kế hoạch mua sắm, cung cấp dịch vụ công, cung cấp về thông tin, dịch vụ tư vấn cho DNNVV. Đồng thời giúp đào tạo nguồn nhân
lực, chủ yếu tập trung vào quản trị doanh nghiệp; cung cấp các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh và các nguồn lực cần thiết nhằm giúp các doanh nghiệp hiện thực hóa, thương mại hóa các ý tưởng kinh doanh và công nghệ.
- Về trợ giúp tài chính: Nhà nước khuyến khích thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng DNNVV. Bộ tài chính, Ngân hàng nhà nước chủ trì xây dựng cơ chế thành lập và hoạt động của quỹ này nhằm mở rộng tín dụng; đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ cho phù hợp; cung cấp các dịch vụ hỗ trợ về tư vấn tài chính, quản lý tài chính.
- Thành lập Quỹ phát triển DNNVV. Theo đó, nguồn vốn của Quỹ này
được cấp từ ngân sách Nhà nước, từ đóng góp của các tổ chức trong nước, các
khoản viện trợ, tài trợ của các tổ chức nước ngoài, lợi nhuận từ hoạt động của Quỹ và các nguồn vốn hợp pháp khác. Mục đích chính của Quỹ là tài trợ các chương trình trợ giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của các DNNVV, chú trọng hỗ trợ hoạt động đổi mới phát triển sản phẩm có tính cạnh tranh cao và thân thiện với môi trường; đầu tư, đổi mới trang thiết bị kỹ thuật, công nghệ
tiên tiến; phát triển công nghiệp hỗ trợ; nâng cao năng lực cạnh tranh và năng lực quản trị cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Bên cạnh đó, các chính sách hỗ trợ về mặt bằng sản xuất, đổi mới,
nâng cao năng lực cơng nghệ, trình độ kỹ thuật; xúc tiến mở rộng thị trường; cung ứng dịch vụ công, thông tin và tư vấn; trợ giúp phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp.
- Thành lập trung tâm xúc tiến phát triển DNNVV để triển khai thực
hiện một số chính sách, chương trình trợ giúp, là đầu mối tư vấn và thực hiện thí điểm mơ hình trợ giúp kỹ thuật. Ủy Ban Nhân Dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm trợ giúp DNNVV phát triển trên địa bàn, cụ thể là định hướng công tác phát triển DNNVV, tổ chức đối thoại nhằm trao đổi thông tin, giúp doanh nghiệp tháo gỡ vướng mắc, khó khăn trong hoạt động kinh doanh.
c) Thị trường vốn phát triển
Các thị trường vốn ngày càng phát triển đặc biệt là thị trường chứng
khốn đạt nhiều thành cơng trong việc thu hút mọi nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư. Đây là một kênh huy động vốn hiệu quả và nhanh chóng cho doanh
nghiệp. Nhờ đó nhu cầu hồn chỉnh cơng tác quản trị vốn lưu động ngày càng cần thiết.
d) Yếu tố khoa học, công nghệ, kỹ thuật
Sự phát triển của nền kinh tế thế giới kích thích sự phát triển các học thuyết hiện đại về quản trị doanh nghiệp trong đó có quản trị vốn lưu động
hiện đại dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Tại Việt Nam việc ứng dụng khoa học, công nghệ, kỹ thuật tiên tiến
trên thế giới cũng góp phần hồn thiện mơ hình quản trị vốn lưu động cho các doanh nghiệp.