Hoạt động bao thanh toán xuất khẩu tại Ngân hàng TMCP Á

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nghiệp vụ bao thanh toán xuất khẩu tại các ngân hàng thương mại việt nam , luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 53 - 57)

DOANH THU BAO THANH TỐN TỒN CẦU

2.2.3.3.1 Hoạt động bao thanh toán xuất khẩu tại Ngân hàng TMCP Á

Châu (ACB)

Ngày 18/11/2004, ACB được NHNN Việt Nam cấp phép triển khai sản phẩm bao thanh toán. Đến ngày 10/5/2005, ACB đã chính thức cung cấp sản phẩm này cho khách hàng. Đồng thời trong năm 2005, ACB cũng gia nhập vào FCI. Dù vậy, mãi đến cuối năm 2006, ACB mới triển khai nghiệp vụ bao thanh toán xuất khẩu. Hiện nay, ACB chỉ cung cấp sản phẩm bao thanh tốn xuất khẩu có truy địi và chưa cung cấp sản phẩm bao thanh toán nhập khẩu. Theo Quyết định số 369/

NVQĐ- KDN.06 của Tổng giám đốc ACB, sản phẩm bao thanh tốn có truy địi của ACB có những đặc trưng sau:

 Về thị trường: các thị trường khơng thực hiện bao thanh tốn gồm: Ai

Len, Cuba, Sudan, Burman, Iran, Iraq, Syria, Balkans, Liberia, Libiya, Zimbadwe, Triều Tiên. Các thị trường hạn chế gồm: Trung Quốc, Hàn Quốc, Lào, Campuchia. Các thị trường ưu tiên gồm: Mỹ, Singapore, Đài Loan, Nhật, Hồng Kông, Úc, Bỉ…

 Mặt hàng không thực hiện bao thanh toán: thực phẩm tươi sống, thủy

sản tươi sống, vật sống, gia cầm sống, rau củ quả tươi.

 Hạn mức BTTXK: được xác định bằng công thức:

Hạn mức đảm bảo thanh toán = [doanh số xuất khẩu x thời hạn thanh toán x (1+biên độ an toàn)]/ 360

 Tỷ lệ ứng trước: tối đa là 80%, loại tiền bao thanh toán: VND, USD.

 Lãi và phí: lãi được quy định ở từng thời kỳ. Phí gồm 3 loại phí sau: (1) phí bao thanh tốn theo quy định của ACB ở từng thời kỳ và phí của Tổ chức bao thanh tốn nhập khẩu. (2) Phí chuyển tiền. (3) Phí khác

 Giới hạn về an tồn bao thanh tốn: Tổng số dư bao thanh toán trong nước, tổng số dư bao thanh toán xuất khẩu và dư nợ cho vay dành cho một bên bán hàng không vượt quá 15% vốn tự có của ACB. Tổng hạn mức đảm bảo thanh toán của một Tổ chức bao thanh toán nhập khẩu khơng được q 30% vốn tự có của ACB. Cuối cùng, tổng hạn mức bao thanh toán của tất cả các Tổ chức bao thanh toán nhập khẩu khơng được q 200% vốn tự có của ACB.

 Quy trình bao thanh tốn xuất khẩu tại ACB: Tại ACB được chia làm 2 quy trình nhỏ, đó là: Quy trình đề nghị cấp hạn mức từ Tổ chức bao thanh tốn

nhập khẩu và Quy trình giải ngân tại ACB.

Sơ đồ 2.16: Quy trình đề nghị cấp hạn mức bao thanh toán tại ACB

(1) (2)

(3)

 Bước 1: nhà xuất khẩu gửi danh sách bên mua cho ACB

 Bước 2: ACB gửi Tổ chức bao thanh toán nhập khẩu hồ sơ đề nghị

cấp hạn mức.

 Bước 3: Tổ chức bao thanh tốn nhập khẩu thơng báo bằng văn bản cho ACB về hạn mức đảm bảo thanh toán.

 Bước 4: ACB thơng báo hạn mức bao thanh tốn cho nhà xuất khẩu.

Sơ đồ 2.17: Quy trình giải ngân tại ACB

(1)

(2) (3) (4)

(2) (4) (4)

 Bước 1: Nhà xuất khẩu giao hàng cho nhà nhập khẩu.

 Bước 2: Nhà xuất khẩu cung cấp dữ liệu hoá đơn bán hàng cho ACB, sau đó

ACB sẽ chuyển những hố đơn này cho Tổ chức bao thanh toán nhập khẩu.

 Bước 3: ACB thực hiện giải ngân cho nhà xuất khẩu theo số tiền ứng trước.  Bước 4: Đến hạn nhà nhập khẩu thanh toán tiền hàng cho tổ chức bao thanh

toán nhập khẩu. Sau đó, tổ chức bao thanh tốn nhập khẩu thanh tốn lại cho ACB sau khi trừ đi phí. Lúc này, ACB sẽ trừ đi số tiền đã ứng trước, lãi vay và phí để trả lại cho nhà xuất khẩu số tiền hàng còn lại.

ACB Factor nhập khẩu Nhà xuất khẩu Nhà nhập khẩu

Bảng 2.18: Kết quả hoạt động bao thanh toán tại Ngân hàng TMCP Á Châu năm 2006-2008 2006 2007 2008 Chỉ tiêu BTTTN (triệu đồng) BTTXK (EUR) BTTTN (triệu đồng) BTTXK (EUR) BTTTN (triệu đồng) BTTXK (EUR) Doanh số 223,807 0 1,053,223 560,000 859,644.5 1,680,000

(Nguồn: Bộ phận bao thanh toán Ngân hàng TMCP Á Châu)

 Về doanh số:

Những số liệu trên cho thấy hoạt động bao thanh tốn tại ACB vẫn cịn rất

hạn chế. Tuy vậy, so với các ngân hàng thương mại khác thì hoạt động bao thanh

tốn xuất khẩu của ACB được đánh giá là một trong hai ngân hàng khá nhất. Trong năm 2006, bao thanh toán xuất khẩu chưa phát sinh, doanh số bao thanh toán trong nước đạt 223,807 triệu đồng. Sang năm 2007, hoạt động bao thanh tốn tại ngân

hàng ACB đã có bước phát triển mạnh mẽ. Về doanh số, cả bao thanh toán trong nước lẫn bao thanh toán xuất khẩu đều tăng mạnh. Trong đó, bao thanh tốn trong nước năm 2007 tăng gần 5 lần so với năm 2006, bao thanh toán xuất khẩu đạt

560,000EUR, chiếm 35% tổng doanh số bao thanh toán xuất khẩu Việt Nam. Đến năm 2008, mặc dù bao thanh toán xuất khẩu vẫn chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với bao thanh toán trong nước nhưng bao thanh tốn xuất khẩu đã có bước tiến vượt bậc, tăng khoảng 300% so với năm 2007, đạt 1,680,000 EUR, chiếm tỷ trọng 40% tổng doanh số bao thanh toán xuất khẩu Việt Nam. Một điều đáng lưu ý ở đây là trong năm 2008, các doanh nghiệp xuất khẩu lẫn các ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn do

ảnh hưởng xấu của suy thối kinh tế. Thế nhưng sự gia tăng của bao thanh toán xuất

khẩu bất chấp điều kiện khách quan đã cho thấy tiềm năng phát triển nghiệp vụ này tại ACB là rất mạnh mẽ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nghiệp vụ bao thanh toán xuất khẩu tại các ngân hàng thương mại việt nam , luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)