Chương 1 đã cung cấp cái nhìn tổng quan về nghiệp vụ bao thanh toán xuất khẩu. Bao gồm lịch sử hình thành và phát triển của nghiệp vụ bao thanh toán; nêu rõ khái niệm bao thanh tốn xuất khẩu; trình bày các hình thức bao thanh tốn xuất khẩu như bao thanh tốn có truy địi hay khơng truy đòi, bao thanh tốn tồn phần hay bao thanh tốn một phần, bao thanh tốn có thơng báo hay bao thanh tốn khơng thơng báo…
Chương 1 cũng đã cung cấp quy trình thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán
xuất khẩu, bao gồm quy trình bao thanh tốn 3 bên và quy trình bao thanh tốn 4 bên. Quy trình thực hiện sẽ cung cấp cái nhìn tổng quan lần lượt các bước thực hiện nghiệp vụ, từ đó góp phần hiểu rõ hơn về bao thanh toán xuất khẩu. Phần tiếp theo của chương 1 nhằm phân biệt bao thanh toán với các phương thức tài trợ khác. Bao thanh toán xuất khẩu khác với chiết khấu thương phiếu, chiết khấu thư tín dụng, tài trợ các khoản phải thu như thế nào? Từ đó cho thấy được lợi ích của bao thanh toán xuất khẩu đối với người xuất khẩu, đối với nhà nhà nhập khẩu và đối với đơn vị bao thanh tốn. Song song đó, chương 1 cũng nêu rõ những rủi ro của nghiệp vụ bao thanh toán xuất khẩu, những rủi ro đó được rút ra từ kinh nghiệm thực hành nghiệp vụ bao thanh toán trên thế giới và là bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam.
Đây là những lý luận rất cần thiết góp phần nắm bắt thật rõ thế nào là bao
thanh toán xuất khẩu. Tiếp theo chương 2 sẽ phân tích việc vận dụng nghiệp vụ này tại Việt Nam và trên thế giới như thế nào, nhận diện những nguyên nhân chính cản trở việc phát triển nghiệp vụ bao thanh toán xuất khẩu tại các ngân hàng thương mại nhằm tạo cơ sở đề xuất sao cho có thể thực hiện nghiệp vụ bao thanh tốn xuất khẩu tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam đạt kết quả cao nhất.
CHƯƠNG 2