Dự tính kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2009-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nghiệp vụ bao thanh toán xuất khẩu tại các ngân hàng thương mại việt nam , luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 73 - 75)

NGHIỆP VỤ BAO THANH TOÁN XUẤT KHẨU TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT

3.1.2 Dự tính kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2009-

Biểu đồ 3.3: Dự tính kim ngạch xuất khẩu Việt Nam giai đoạn 2009-2013

0 20 40 60 80 100 120 2009 2010 2011 2012 2013 NĂM T US D

(Nguồn: Bảng báo cáo số 09/110, IMF, tháng 04.2009)

Theo dự tính của Quỹ tiền tệ quốc tế về kim ngạch xuất khẩu Việt Nam trong 5 năm tới, từ 2009 đến 2013, thì kim ngạch xuất khẩu Việt Nam sẽ giảm nhẹ vào năm 2009, ước đạt 53,2 tỷ USD và tăng qua 4 năm. Từ năm 2010 đến năm 2013, dự tính kim ngạch xuất khẩu Việt Nam lần lượt đạt 61,7 tỷ USD, 72,8 tỷ USD, 86,3 tỷ USD và 102,6 tỷ USD. Điều này hồn tồn có thể đạt được do nền kinh tế thế giới đã có những tín hiệu phục hồi tốt và đa số hàng hóa xuất khẩu Việt

Những thị trường chính của xuất khẩu Việt Nam thời gian qua, dẫn đầu là

Mỹ, tiếp theo là Châu Âu, Đông Nam Á và Nhật Bản. Bên cạnh các thị trường trên, Việt Nam cịn xuất nhiều hàng hóa hàng năm sang các thị trường khác như Canada, Hàn Quốc, Trung Quốc…

Thị trường ASEAN: Đây là thị trường quen thuộc đối với xuất khẩu của

Việt Nam. Giá nguyên vật liệu tại thị trường này tương đối thấp, các nước

Indonesia, Philippines là những nước tiêu thụ gạo chủ yếu của Việt Nam. Do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhiều nước ASEAN mua nguyên liệu của Việt Nam sau đó tái bán sang các thị trường khác, qua đó hàng Việt Nam có thể thâm nhập nhanh vào thị trường thế giới. Hơn nữa, sản phẩm của Việt Nam và các nước trong khu vực này có nhiều điểm tương đồng, nhờ vậy Việt Nam mới có thể hợp tác kinh doanh hoặc học hỏi kinh nghiệm sản xuất và kinh doanh xuất khẩu.Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu sang các thị trường này là cà phê, cao su, chè, dầu thô, gạo, giày dép, hải sản, hàng dệt may, hàng thủ công mỹ nghệ, hạt

điều, rau quả các loại, linh kiện điện tử.

Thị trường Mỹ: Kể từ sau Hiệp Định thương mại Việt Mỹ có hiệu lực tháng

12-2001, Mỹ đã trở thành thị trường xuất khẩu quan trọng nhất của Việt nam.

Hiện nay Mỹ là nơi tiêu thụ nhiều nhất các sản phẩm của Việt Nam như: hàng may mặc, thủy hải sản, đồ thủ công mỹ nghệ, dầu thô…hàng xuất khẩu Việt

Nam đưa vào Mỹ được hưởng mức thuế nhập khẩu thấp. Nhưng Mỹ có hệ thống pháp luật và cơ chế quản lý hàng nhập khẩu rất phức tạp, đặc biệt đối với các

mặt hàng dệt may, hàng nông sản thực phẩm. Thị trường Mỹ có tính cạnh tranh rất cao, hàng hóa của Việt Nam phải cạnh tranh với hàng hóa Trung Quốc, hàng hóa của các nước Đông Nam Á khác, các nước Nam Mỹ. Hơn nữa, thị trường

Mỹ có hàng rào sau mậu dịch hết sức tinh vi, Mỹ dùng các luật chống bán phá giá, các hàng rào tiêu chuẩn chất lượng, kỹ thuật trong khi đó hiểu biết của các doanh nghiệp Việt Nam về thị trường này còn rất hạn chế.

Thị trường EU: EU là thị trường lớn trên thế giới với hoạt động thương mại

quốc tế rất phát triển. Lượng cầu hàng hóa, dịch vụ của thị trường này hàng năm rất cao lại ổn định. Đây là thị trường rất quan trọng đối với Việt Nam trong

những năm gần đây. Trong thời gian qua Việt Nam đã xuất siêu lớn sang EU. Những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu sang EU: giày dép, cà phê, hàng dệt may, cà phê, chè, thủy hải sản…

Thị trường Nhật: Nhật Bản cũng là thị trường xuất khẩu quan trọng đối với

Việt Nam. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là dầu thô, thủy hải sản, dệt may, than

đá…

Tất cả những vấn đề trên cho thấy, tiềm năng hoạt động xuất khẩu của Việt

Nam đang trên đà tăng trưởng. Kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng, do đó có thể nói thị truờng Việt Nam sẽ là một mảnh đất màu mỡ cho hoạt động bao thanh

toán xuất khẩu phát triển. Các doanh nghiệp ở các thị trường mà Việt Nam có

hoạt động xuất nhập khẩu phát triển lại là những thị trường mạnh về hoạt động

bao thanh tốn. Chính vì vậy, trong tương lai bao thanh toán xuất khẩu sẽ là một sản phẩm mang đầy tính ưu việt cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam.

Để có thể đưa ra những giải pháp thiết thực và khả thi nhằm nâng cao

hiệu quả vận dụng nghiệp vụ bao thanh toán xuất khẩu tại các NHTM Việt Nam, một quy trình thực hiện nghiệp vụ bao thanh tốn xuất khẩu được xây dựng

nhằm giúp những giải pháp trong từng giai đoạn được rõ ràng và thuyết phục

hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nghiệp vụ bao thanh toán xuất khẩu tại các ngân hàng thương mại việt nam , luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)