Về phía doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nghiệp vụ bao thanh toán xuất khẩu tại các ngân hàng thương mại việt nam , luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 67 - 70)

DOANH THU BAO THANH TỐN TỒN CẦU

2.3.3 Về phía doanh nghiệp

2.3.3.1 Các doanh nghiệp hiểu về nghiệp vụ bao thanh tốn xuất khẩu cịn chưa cao. Do bao thanh tốn xuất khẩu chưa được phổ biến rộng rãi ở Việt Nam

nên hiểu biết về nghiệp vụ này còn khá hạn chế trong các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Điều này khơng khó hiểu, vì trình độ phổ cập về lĩnh vực tài chính ngân hàng cịn yếu. Nhiều doanh nghiệp khơng có khái niệm về dịch vụ này, từ đó khơng có khái niệm lựa chọn dịch vụ cho việc kinh doanh của mình. Một số doanh nghiệp biết đến bao thanh tốn nhưng hiểu biết khơng sâu, lại khơng có người tư vấn, nên khơng dám sử dụng. Một số hiểu biết cặn kẽ, nhưng số lượng tổ chức tín dụng cung cấp dịch vụ này cịn hạn chế, nên khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu doanh

nghiệp. Hầu như trong buôn bán kinh doanh, doanh nghiệp đều có các khoản phải thu. Nhưng các doanh nghiệp khi cho người mua thanh tốn chậm trả thì đều dự phòng phương án thu hồi các khoản phải thu. Và trong thời gian chờ được thu hồi các khoản phải thu, các doanh nghiệp đã chuẩn bị vốn cho các chu kỳ kinh doanh tiếp theo. Lối làm ăn này của doanh nghiệp đã tồn tại rất nhiều năm, do vậy các

doanh nghiệp có xu hướng khơng quan tâm đến sản phẩm bao thanh tốn.

2.3.3.2 Thói quen sử dụng các dịch vụ hiện có. Các doanh nghiệp vẫn quen dùng

các phương thức thanh toán truyền thống đặc biệt là phương thức thanh tốn tín

dụng chứng từ…Đây là phương thức được sử dụng từ rất lâu và trở thành quen

thuộc đối với doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp muốn sử dụng sản phẩm bao thanh tốn thì cũng cần phải có sự hợp tác thiện chí từ phía đối tác nhưng hầu hết các đối tác của các doanh nghiệp Việt Nam trong giao thương quốc tế lại thích thanh tốn theo các phương thức thanh tốn thơng thường hơn. Do đó, thay đổi thói quen là cả một q trình và chắc chắn sẽ tốn rất nhiều thời gian. Việc thay đổi thói quen cho doanh nghiệp phải đi đơi với việc phát triển nhận thức cho doanh nghiệp về bao

thanh tốn. Vì chỉ am hiểu về dịch vụ này và những lợi ích mà nó mang lại, doanh nghiệp mới mạnh dạn sử dụng bao thanh toán trong hoạt động kinh doanh.

2.3.3.3 Các doanh nghiệp chưa đủ năng lực, uy tín để đáp ứng các điều kiện

tham gia sản phẩm bao thanh toán xuất khẩu của ngân hàng. Các doanh nghiệp

Việt Nam hiện nay chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, năng lực cạnh tranh cịn yếu kém. Sức cơng phá ra thị trường thế giới cịn nhiều hạn chế, do đó khi các ngân hàng tiến hành cung cấp sản phẩm bao thanh tốn xuất khẩu cho doanh nghiệp thì cịn nhiều e ngại. Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam còn thiếu kinh nghiệm trong kinh doanh quốc tế nên những rủi ro trong hoạt động bao thanh toán xảy ra rất cao như những rủi ro nhà xuất khẩu khơng hồn thành nghĩa vụ giao hàng, hàng hóa thuộc đối tượng dễ xảy ra tranh chấp…do đó khiến cho các ngân hàng cũng ngần ngại cung cấp sản phẩm bao thanh toán cho các doanh nghiệp.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 đã cho thấy cái nhìn tổng quan về thực tiển vận dụng nghiệp vụ bao thanh toán xuất khẩu tại Việt Nam và trên thế giới. Như đã trình bày, nghiệp vụ bao thanh tốn xuất khẩu hiện nay ở Việt Nam còn rất sơ khai, chỉ có một số giao dịch với doanh số khơng đáng kể. Số lượng ngân hàng được phép cung cấp nghiệp vụ này tuy nhiều, nhưng phần lớn chưa cung cấp dịch vụ này cho khách hàng của mình hoặc rất e dè khi cung cấp dịch vụ này. Chương 2 cũng đã nhận diện một số

nguyên nhân chính gây ra hiện tượng này. Có những ngun nhân từ phía quản lý, có những ngun nhân xuất phát từ chính bản thân ngân hàng cung cấp dịch vụ và cũng có nhiều ngun nhân phát sinh từ phía khách hàng sử dụng dịch vụ. Chung quy là từ những nguyên nhân chính sau: khung pháp lý cho hoạt động bao thanh

tốn cịn nhiều hạn chế; sản phẩm bao thanh tốn xuất khẩu của ngân hàng cịn kém hấp dẫn; đội ngũ nhân viên triển khai sản phẩm bao thanh toán xuất khẩu chưa được

đào tạo, tập huấn đúng mức; kế hoạch marketing cho sản phẩm bao thanh toán chưa được chú trọng; doanh nghiệp chưa hiểu sâu về tiện ích của dịch vụ này.

Từ những cơ sở lý luận ở chương 1, từ những phân tích thực tế ở chương 2, chương 3 sẽ đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động bao thanh tốn nói chung, bao thanh tốn xuất khẩu nói riêng. Từ đó có thể tăng lợi nhuận cho đơn vị cung cấp nghiệp vụ bao thanh toán xuất khẩu, đồng thời hỗ trợ tốt các doanh nghiệp trong hoạt động xuất khẩu của mình. Thơng qua đó, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thực hiện tốt mục tiêu kinh tế đã được đặt ra.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nghiệp vụ bao thanh toán xuất khẩu tại các ngân hàng thương mại việt nam , luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)