DOANH THU BAO THANH TỐN TỒN CẦU
2.3.1.1 Khung pháp lý
Đến cuối năm 2004, Việt Nam mới có những quy định chính thức về bao
thanh tốn. Trước đó, nghiệp vụ này chưa được luật pháp công nhận nên các tổ
chức tín dụng Việt Nam khơng có điều kiện cung cấp dịch vụ. Tuy nhiên ngay khi
đã có những quy định chính thức như hiện nay, vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế về
hành lang pháp lý để có thể thực hiện tốt nghiệp vụ bao thanh tốn nói chung và bao thanh tốn xuất khẩu nói riêng.
Thứ nhất, pháp luật khơng thừa nhận dịch vụ bao thanh tốn nếu khơng có sự chấp nhận bằng văn bản của khách hàng phải trả nợ. Theo khoản 1d, điều 13 Quyết
định số 1096/2004/QĐ- NHNN thì “đơn vị bao thanh tốn và bên bán hàng đồng ý
gửi văn bản thông báo về hợp đồng bao thanh toán cho bên mua hàng và các bên có liên quan, trong đó nêu rõ việc bên bán hàng chuyển giao quyền đòi nợ cho đơn vị bao thanh toán và hướng dẫn bên mua hàng thanh toán trực tiếp cho đơn vị bao thanh toán. Bên mua hàng phải gửi văn bản cho bên bán hàng và đơn vị bao thanh toán về việc đã nhận được thông báo và cam kết thực hiện việc thanh toán cho đơn vị bao thanh toán”. Bản thân điều này đã gây khó khăn cho ngân hàng và các doanh nghiệp khi thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán. Thực ra quy định này chỉ nên nói rõ là người mua khi đến thời hạn thanh tốn thì khơng thanh tốn trực tiếp cho người bán mà thanh toán cho ngân hàng. Vấn đề then chốt ở đây là, người được tài trợ
trong một giao dịch bao thanh toán là người bán, và việc thực hiện bao thanh tốn khơng làm tăng thêm nghĩa vụ của người mua. Với việc quy định trên đã làm phát sinh thêm nghĩa vụ của người mua phải gởi văn bản cho bên bán hàng và đơn vị bao thanh toán về việc đã nhận được thông báo và cam kết thanh toán cho đơn vị bao
thanh toán như theo quy định.
Thứ hai, theo Quyết định số 1096/2004/QĐ- NHNN thì “bao thanh tốn là
một hình thức cấp tín dụng cho bên bán hàng thông qua việc mua lại các khoản phải thu phát sinh từ việc mua bán hàng hóa đã được bên bán hàng và bên mua hàng tại
hợp đồng mua bán hàng hóa”. Định nghĩa mà Ngân hàng nhà nước đưa ra không
nổi bật lên những ưu điểm, chức năng của sản phẩm bao thanh toán. Hơn nữa, việc quy định nghiệp vụ bao thanh tốn là hình thức cấp tín dụng. Như vậy theo quy định nghiệp vụ bao thanh tốn chính là hình thức cấp tín dụng thơng qua việc mua lại các khoản phải thu. Nếu như vậy thì khoản phải thu trên cơ sở pháp lý chính là tài sản
đảm bảo, vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, trong khi đó, với bản chất của
sản phẩm bao thanh toán là khi được mua lại các khoản phải thu quyền sở hữu khoản phải thu có thể được chuyển sang cho ngân hàng tùy chức năng của nghiệp vụ bao thanh toán được áp dụng trong từng trường hợp. Ngân hàng nhà nước quy
định cấp tín dụng thông qua việc mua lại các khoản phải thu, quy định như vậy liệu
có bó hẹp lại chức năng của nghiệp vụ bao thanh tốn? Vì tính chất bao thanh tốn vẫn có thể là thu hộ, ứng trước, mua lại khoản phải thu có truy địi hoặc khơng truy
đòi.
Thứ ba, theo Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN, nghiệp vụ bao thanh toán chỉ áp dụng cho các khoản phải thu xuất phát từ hợp đồng mua bán hàng hóa mà khơng áp dụng cho các hợp đồng cung ứng dịch vụ. Nhưng theo công ước quốc tế UNIROIT, khoản phải thu xuất phát từ những hợp đồng bán hàng hóa lẫn cung ứng dịch vụ. Đây sẽ là một thiếu sót lớn cho thị trường bao thanh tốn của Việt Nam vì lĩnh vực dịch vụ ngày càng đóng vai trị quan trọng trong nền kinh tế. Ở Việt Nam, khu vực dịch vụ được coi là khu vực đầy tiềm năng phát triển, như các ngành vận tải, bảo hiểm, ngân hàng, du lịch, kinh doanh bất động sản.
Thứ tư, các quy định, điều lệ trong Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN còn rất cơ bản, khơng có những quy định cụ thể cho nghiệp vụ bao thanh tốn. Chưa có những quy định phù hợp với đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam cũng như phù hợp với đặc điểm của các doanh nghiệp Việt Nam.
Thứ năm, một điểm yếu trong hệ thống luật của Việt Nam về hoạt động bao thanh toán là: trong hoạt động bao thanh toán sẽ diễn ra một bước rất quan trọng, đó là “chuyển giao quyền địi nợ” từ người bán hàng sang đơn vị bao thanh tốn nhưng
khơng thấy có quy định nào liên quan xác lập mối quan hệ này, như vậy việc chuyển giao này có được thừa nhận hay khơng và trong trường hợp khơng được thừa nhận thì xử lý như thế nào? Bên cạnh đó, sau khi bên bán hàng và đơn vị bao thanh toán thỏa thuận ký kết hợp đồng bao thanh tốn sẽ phải “thơng báo bằng văn bản cho bên mua hàng”, liệu như thế đã đủ chưa? Làm thế nào để biết được rằng
việc thơng báo đã có hiệu lực thi hành cho các tất cả các bên.