Trên thị trường bất động sản Việt Nam, có các sản phẩm chủ yếu bao gồm:
Đất nền, nhà xây sẵn, căn hộ … Các sản phẩm cho thuê bao gồm: Cao ốc văn
phòng, căn hộ cao cấp, khu công nghiệp, khu chế xuất, trung tâm thương mại, mua sắm…
Tham gia trên thị trường bất động sản có các cơng ty kinh doanh nhà và xây dựng thuộc sở hữu nhà nước, các công ty kinh doanh nhà và xây dựng tư nhân, quỹ đầu tư
trong nước, ngoài nước và các nhà đầu tư cá nhân.
Thị trường bất động sản Việt Nam vừa mới hình thành và phát triển mạnh mẽ trong vài năm gần đây nhưng đã trải qua 4 cơn sốt thị trường vào những năm 1995, 2000,
2002, 2007 và thị trường bị đóng băng vào 1997, 1999, 2004, 2005 và 2008 - 2009. Tình hình những năm gần đây như sau:
Trước năm 2003, nhìn chung, sự phát triển của thị trường bất động sản khá năng động mặc dù có một vài điểm yếu và bất lợi như cơ chế luật pháp chưa hoàn thiện, thị
trường chính thức non yếu và khơng hiệu quả, thị trường chợ đen lớn mạnh (chiếm
70%-80% tổng giao dịch bất động sản).
Từ cuối năm 2003, thị trường đã đi xuống vì một số thay đổi liên quan đến chính
sách nhà nước và một số luật mới được ban hành. Trong năm 2005, số dự án cao ốc văn phịng và dự án cơng tăng đáng kể. Theo Bộ Xây dựng, trong năm 2005, tổng diện tích khu dân cư khoảng 21,8 triệu m, tăng diện tích dân cư đơ thị trung bình lên 10,8 m2
trên đầu người. Năm 2008, có hơn 1.500 dự án phát triển đơ thị chính thức được chấp nhận với tổng diện tích khoảng 15,000 hecta với tổng mức đầu tư là 43.300 tỷ đồng
Năm 2006, số giao dịch bất động sản trong 6 tháng cuối năm tăng 20% so với 6
tháng đầu năm và 25% so với cùng kỳ năm 2005. Điều này cho thấy thị trường bất động sản trong nước đang dần phục hồi sau thời gian dài trì trệ.
Với điều kiện chính trị Việt Nam ổn định, cùng với các nỗ lực của chính phủ để cải thiện mơi trường kinh doanh và cơ cấu pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích của nhà đầu tư đã ngày càng thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, bao gồm cả
đầu tư vào thị trường bất động sản. Các nhà đầu tư nước ngoài mà trước đây khơng đầu
tư vào Việt Nam vì lo ngại về mơi trường đầu tư thì nay sẽ cảm thấy an toàn về đầu tư ở Việt Nam khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO.
Gần đây, có nhiều doanh nghiệp từ Hàn Quốc, Mỹ, Úc, Trung Quốc, Singapore,
Hồng Kông, Đài Loan… đến Việt Nam có mối quan tâm sâu sắc về thị trường bất động sản Việt Nam, đặc biệt là các dự án xây cao ốc, căn hộ cao cấp, nhà cho người thu nhập thấp ở các thành phố lớn.
Năm 2007 đi qua với những thành tựu đáng kể, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng mạnh, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng cao kỷ lục, việc Việt Nam gia nhập WTO thúc đẩy nhiều công ty thâm nhập vào thị trường, đời sống người dân phát triển và sức tiêu dùng tăng nhanh. Mảng thị trường nhà ở diễn ra sôi động và nguồn vốn đầu tư ngày một tăng. Các cơng ty Nhà nước đang trong tiến trình cổ phần hóa, dẫn tới tăng nhu cầu về văn phịng chất lượng cao, tạo thêm áp lực trên thị trường; cầu tăng cao chưa từng có
đặt ra địi hỏi cấp thiết về nguồn cung các dịch vụ văn phòng, khách sạn, khu vực bán
lẻ, căn hộ. Đây là thời điểm vô cùng quan trọng để đầu tư vào lĩnh vực bất động sản với kỳ vọng thị trường sẽ tiếp tục phát triển hơn nữa.
Giá bất động sản bùng nổ thì bắt đầu từ cuối năm 2007 nhưng qua đầu năm 2008,
2009 đến nay thị trường bất động sản chuyển sang giai đoạn hạ nhiệt nhanh chóng, các giao dịch của thị trường vẫn tiếp tục “đóng băng”.