1.2. Phát triển công nghệ và công nghệ cao
1.2.2.1. Phát triển công nghệ cao
Cũng như công nghệ cao, việc phát triển công nghệ cao cũng được tiếp cận theo nhiều giác độ khác nhau. Luật công nghệ cao điều 15 nêu rõ: “Hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ cao tập trung vào việc nghiên cứu ứng dụng các công nghệ cao phù hợp với điều kiện thực tế ở trong nước, làm chủ công nghệ nhập, tạo được một số cơng nghệ cao Việt nam có lợi thế cạnh tranh.” Cịn trong Điều 2 Luật khoa học cơng nghệ cho rằng: “Phát triển công nghệ là hoạt động nhằm tạo ra và hồn thiện cơng nghệ mới, sản phẩm mới. Phát triển công nghệ bao gồm triển khai thực nghiệm và sản xuất thử nghiệm. Triển khai thực nghiệm là hoạt động ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học để làm thực nghiệm nhằm tạo ra công nghệ mới, sản phẩm mới; Sản xuất thử nghiệm là hoạt động ứng dụng kết quả triển khai thực nghiệm để sản xuất thử ở quy mơ nhỏ nhằm hồn thiện công nghệ mới, sản phẩm mới trước khi đưa vào sản xuất và đời sống.”
Việc phát triển và ứng dụng công nghệ cao trong nền sản xuất của mỗi nước đều chiếm vị trí quan trọng. Nhiều nước đã có chiến lược phát triển các ngành, lĩnh vực mũi nhọn có ứng dụng cơng nghệ cao. Ấn Độ, Trung Quốc và Israel là các ví dụ điển hình cho chiến lược đầu tư phát triển các ngành công nghệ cao ở những nước đang phát triển. Israel, trong vòng 20 năm trở
lại đây đã trở thành một thế lực công nghệ cao hùng mạnh trên thế giới,
chuyển đổi căn bản từ một nước nông nghiệp thành một trung tâm công nghệ hiện đại. Mỗi năm họ có hàng ngàn hãng cơng nghệ mới ra đời, thu hút
một lượng lớn những người lao động có trình độ và chất lượng cao, có tác động mạnh đến mức độ đầu tư và phát triển của đất nước.
Như vậy, phát triển công nghệ cao bao gồm việc nghiên cứu ứng dụng các công nghệ cao đồng thời bao gồm cả việc tiếp nhận các thành tựu nghiên cứu và ứng dụng từ các quốc gia tiên tiến, việc chuyển giao cơng nghệ cao từ nước ngồi.