Trong những năm qua, việc phát triển công nghệ cao của TP.HCM được các cấp, các ngành hết sức quan tâm tạo điều kiện để phát triển trên tát cả các mặt, cụ thể hóa là gắn với việc phát triển các khu công nghệ cao, khu công nghiệp, khu chế xuất và khu phần mềm trong cả nước và trong khu vực.
Để đảm bảo cho tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế, TP.HCM
đã hình thành nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất, khu phần mềm. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, TP.HCM đã có nhiều dự án, vốn đầu tư nước ngồi ngày càng tăng, tạo khả năng cho thành phố không chỉ thuận lợi
trong việc mở rộng giao lưu hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới mà còn tranh thủ được các thành tựu mới nhất về khoa học công nghệ, phát triển công nghệ cao.
Quá trình hình thành các KCN, KCX ở TP.HCM
Sau khi Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được ban hành năm 1987, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng lên rất nhanh, song hầu hết tập trung vào lĩnh vực dịch vụ như khách sạn, nhà làm việc…tại hai trung tâm lớn là Hà Nội và TP.HCM. Tuy nhiên, đầu tư nước ngồi vào cơng nghiệp, nhất là công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu gặp 2 khó khăn chính là: kết cấu hạ tầng yếu kém, thủ tục xin giấy phép đầu tư và triển khai dự án đầu tư phức tạp, mất nhiều thời gian. Dựa vào kinh nghiệm của nước ngồi, Chính phủ chủ trương thành lập khu chế xuất làm thí điểm, thực hiện chủ trương đổi mới, mở cửa theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986.
Vì vậy, Quy chế khu chế xuất đã được ban hành kèm theo Nghị định số 322/HĐBT ngày 18/10/1991. Tân Thuận là Khu chế xuất đầu tiên của cả nước được thành lập theo Quyết định của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng số 394/CT ngày 25/11/1991 nay là Chính phủ. Năm 1992 Khu chế xuất Linh Trung, năm 1996 và 1997 liên tiếp 10 khu công nghiệp của TP HCM có Quyết định thành lập của Chính phủ. Đầu năm 2002, thêm một khu cơng nghiệp nữa được thành lập theo quyết định của Chính phủ là khu công nghiệp Phong Phú.
Về cơ cấu tổ chức, Ban quản lý các khu chế xuất và công nghiệp TP.HCM đã được thành lập từ năm 1992, là cơ sở, điều kiện thuận lợi cho quá trình thiết lập các dự án đầu tư ở TP.HCM.
Trên địa bàn TP.HCM, tính đến 30/9/2008 đã có 3 khu chế xuất và 12 khu công nghiệp, thu hút được 1.156 dự án đầu tư, trong đó có 472 dự án có vốn đầu tư nước ngồi với tổng vốn đầu tư đăng ký là 2,57 tỉ USD, kim ngạch xuất khẩu trên 16 tỉ USD với nhiều thị trường khác nhau trên 50 quốc gia và vùng lãnh thổ thế giới, thu hút 249.881 lao động, trong đó các thị trường chủ yếu, có tỉ trọng lớn là Nhật Bản, châu Âu và Đài Loan.
Theo Quyết định 188/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về qui hoạch phát triển cơng nghiệp TP.HCM đến 2010 có tính đến 2020 xác định quỹ đất khu chế xuất, khu công nghiệp
tập trung là 7.000 ha trong đó đã khai thác 4.000 ha, diện tích
đất cịn lại là 3.000 ha. Hiện nay, định hướng phát triển khu chế xuất, khu công nghiệp của TP.HCM chú trọng thu hút các nhà đầu tư vào các lĩnh vực kỹ thuật cao, công nghệ tiên tiến - đặc biệt là các ngành cơ khí, điện - điện tử và hóa chất.
Với hệ thống pháp luật cho phép mở rộng, thơng thống các hoạt động thương mại và các thủ tục cấp phép dần được cải tiến có thể hồn thành trong một vài ngày. Chính sách thuế đã
tạo nhiều thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngồi có vốn đầu
tư vào TP.HCM. Vì vậy, TP.HCM đã có những đóng góp quan
trọng trong xây dựng và phát triển kinh tế của cả nước, nổi bật là 20% về GDP, 30% giá trị sản xuất công nghiệp, 40% về kim ngạch xuất khẩu của cả nước và tổng thu ngân sách đạt 91.305 tỷ đồng, đứng đầu về mức bình quân GDP trên đầu người, gấp gần 3 lần mức bình quân cả nước.