1.4. Bài học kinh nghiệm phát triển công nghệ cao ở một số nước
1.4.8. Trung Quốc, có các chương trình, kế hoạch phát triển, coi việc
phát triển công nghệ cao là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Bước ngoặt quan trọng trong chiến lược KH&CN diễn ra vào năm 1985, khi Đảng Cộng sản Trung Quốc coi “KH&CN hiện đại là những yếu tố năng động và có tính quyết định trong các động lực tăng trưởng mới...” để tiến hành cải cách. Từ chủ trương trên, kế hoạch phát triển dài hạn với nhiều chương trình KH&CN đã hướng vào đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và quốc phòng. Theo đó, Chương trình nghiên cứu phát triển CNC và Chương trình Ngọn đuốc, đã có ảnh hưởng rộng lớn đến sự phát triển các ngành CNC.
Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra 138 lĩnh vực, được chỉ định để chú trọng phát triển cơng nghệ cao; trong đó 10 lĩnh vực chủ yếu, đó là nơng nghiệp, thông tin, bảo vệ môi trường và tài nguyên, dược phẩm, năng lượng, giao thông vận tải, vật liệu, chế tạo máy, xây dựng và ngành dệt. Trung Quốc đã thành lập Quỹ Khoa học Tự nhiên có khả năng đảm bảo tài chính một cách vững chắc cho một đội ngũ nghiên cứu cơ bản với hơn 6000 nhà khoa học.
Ngân sách hàng năm của Quỹ từ 80 triệu NDT lúc đầu đến nay đã tăng lên tới 600 triệu NDT, tăng trung bình 29,8% mỗi năm trong những năm 1990. Hiện nay, 155 phịng thí nghiệm cấp quốc gia và cấp Bộ đã được xây dựng xong, tất cả đều được trang bị các thiết bị và dụng cụ khoa học mới.
Theo quy hoạch phát triển của Chính phủ Trung Quốc, họ tiếp tục thực thi Chiến lược “Lấy khoa học chấn hưng đất nước”, tạo ra những bước đột phá trong các lĩnh vực then chốt như thông tin, sinh học, vật liệu mới, công nghệ chế tạo tiên tiến, vũ trụ và hàng không...
Nghiên cứu việc phát triển công nghệ cao ở Trung Quốc, chúng ta rút ra các bài học kinh nghiệm như: Thời gian đầu thực hiện việc mua công nghệ từ nước ngồi để giảm chi phí cho hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ; Công bố các ngành then chốt được ưu tiên phát triển CNC; Thực hiện chính sách giảm thuế; Chính phủ hổ trợ bằng việc thực hiện lãi suất ưu đãi cho phát triển ngành CNC, trợ cấp rủi ro, xúc tiến mạnh mẻ đầu tư nguồn vốn mạo hiểm; Đầu tư mạnh cho nghiên cứu phát triển, nghiên cứu cơ bản; Xem giáo dục và khoa học công nghệ là hai ngành trụ cột chính phát triển đất nước. Từ những kinh nghiệm phát triển CNC của các nước ở trên, ta có thể rút ra những bài học phù hợp áp dụng vào Việt Nam trong giai đoạn hiện nay như sau:
- Để phát triển CNC trước tiên phải thấy được tầm quan trọng của nó và có chính sách cơng nghệ đúng đắn.
- Đào tạo đội ngũ các nhà chuyên môn chất lượng cao.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển hướng từ công nghệ truyền thống sang CNC.
- Chú trọng phát minh sáng chế, chuyển giao công nghệ; tập trung phát triển công nghệ viễn thơng, CNTT.
Chung quy lại, bằng phương pháp phân tích và khảo nghiệm nghiên cứu, Chương 1 đã làm sáng tỏ sự cần thiết khách quan của việc phát triển cơng nghệ cao; Phân tích làm rõ các khái niệm về công nghệ, công nghệ cao, phát triển công nghệ cao, các nhân tố cấu thành công nghệ cao. Đồng thời nêu lên các bài học kinh nghiệm về phát triển công nghệ cao của các nước trong khu vực và thế giới. Trên cơ sở đó làm căn cứ để phân tích thực trạng cơng nghệ và phát triển công nghệ cao ở TP.HCM.
Chương 2
THỰC TRẠNG VỀ CÔNG NGHỆ VÀ
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ CAO Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1. Tổng quan về công nghệ ở TP.HCM