2.2. Thực trạng phát triển công nghệ cao ở TP.HCM
2.2.2.3. Thực trạng về thông tin
Phần lớn những doanh nghiệp được gọi là CNC của Việt Nam mới chủ yếu ở trình độ lắp ráp, chưa có những chính sách khuyến khích và ít quan tâm đến việc nhập khẩu các bí quyết CNC để tạo dựng năng lực cạnh tranh dài hạn. Quan hệ với các công ty đa quốc gia thơng qua q trình đầu tư nước ngồi mới chỉ dừng lại việc đưa vốn vào đầu tư. Hoạt động chuyển giao công nghệ nói chung và chuyển giao CNC nói riêng để sản xuất sản phẩm cơng nghệ cao cịn tùy thuộc vào kế hoạch của các cơng ty có vốn đầu tư nước ngồi. Chưa có chương trình kế hoạch mang tính định hướng, chiến lược xây dựng hệ thống
CNC đồng bộ, hợp lý, có hiệu quả như: nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng
dụng, phát triển công nghệ. Sự gắn kết, hỗ trợ giữa Trung ương và địa phương, giữa nhiệm vụ nghiên cứu phát triển của các đề tài KH và CN trọng điểm cấp Nhà nước với các nhiệm vụ của các ngành, địa phương; phương thức và năng lực quản lý ở các cấp còn nhiều hạn chế, bất cập.
Nhóm lĩnh vực cơng nghệ thông tin. Trong thời gian qua các ngành công nghiệp CNC mới chỉ diễn ra trong lĩnh vực CNTT - truyền thông. Các khu công viên phần mềm chỉ hoạt động sản xuất, gia công phần mềm và đào tạo nhân lực CNTT. Các bí quyết, quy trình mới chỉ ở khâu lập trình phần mềm, phần cứng vi tính đang phụ thuộc vào các nhà đầu tư nước ngoài. Tập đồn Intel và cơng ty HP (đang hoạt động tại khu CNC TP.HCM) mặc dù có
những bí quyết đạt kết quả cao trong lĩnh vực phần cứng, sản xuất linh kiện vi tính, song tác dụng lan tỏa cịn hạn chế.
Nhóm các lĩnh vực cịn lại: chủ yếu về linh kiện điện tử viễn thông, chế phẩm sinh học, sản phẩm dược phẩm, công nghệ vật liệu mới. Các bí quyết phụ thuộc các nhà đầu tư nước ngoài như Sanyo, Nidec Copal, M.Tex,
tập đoàn Intel… việc nắm giữ các bí quyết, quy trình của các doanh nghiệp
trong nước cịn rất ít.
Đối với lĩnh vực CNTT của TP.HCM phát triển khá nhanh, chiếm 1/3 thị trường của cả nước; bên cạnh đó, lĩnh vực công nghệ vật liệu mới, đã sản xuất và cung cấp cho thị trường các nguyên liệu nhựa composit, tấm xây dựng 3D, sản phẩm APP. Lĩnh vực này đã cung ứng ra thị trường một số giống thực vật và động vật, đặc biệt là các giống lúa kháng rầy, chịu mặn, chịu phèn, giống cây ăn trái với có năng suất cao, phù hợp với từng vùng sinh thái của TP và ở vùng Đồng bằng sông Cửu long. Riêng thị trường công nghệ sinh học, đã hợp tác với Cuba giúp họ trong việc xây dựng và chuyển giao công nghệ, sản xuất các sản phẩm sinh học trong ngành nông nghiệp và y dược.
Lĩnh vực công nghệ tự động, một số robot công nghiệp đã được sản xuất và cung ứng cho thị trường ứng dụng trong môi trường sản xuất độc hại và khơng an tồn: robot hàn, robot vạn năng phục vụ cho q trình hóa nhiệt luyện, robot phục vụ cơng nghiệp quốc phịng, robot quay phim, robot lấy phơi sản phẩm nhựa cung cấp cho một số doanh nghiệp.
Tuy nhiên, lĩnh vực cơng nghiệp dược cịn nhiều hạn chế, chưa bào
chế được sản phẩm công nghệ cao, trên 90% nguyên liệu phải nhập khẩu,
khoảng 90% thuốc được sản xuất chỉ là loại thông thường. Thị trường tiêu thụ những sản phẩm hàng hóa có hàm lượng khoa học cao chỉ trong nội địa, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ. Các sản phẩm cơng
nghệ cao trong nước mặc dù có giá cả hợp lý và thường rẻ hơn so với hàng ngoại nhập nhưng số lượng cịn rất ít.