TP .HCM
3.2. Các quan điểm cơ bản
3.2.3. Quan điểm phát triển
Vận động và phát triển là một quy luật tất yếu của nền sản xuất xã hội, của quá trình phát triển CNC. Việc phát triển CNC không chỉ là phương tiện
để phát triển mà cịn là mục đích của nền sản xuất xã hội nói chung và của
TP.HCM nói riêng. Quan điểm phát triển khơng có nghĩa là dàn đều đối với tất cả các ngành của TP. Để mang lại hiệu quả, rút ngắn, cần phải biết đi tắt,
đón đầu, biết chọn lựa mũi nhọn các ngành CNC để phát triển đối với
TP.HCM.
Quan điểm phát triển phải gắn liền với hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, chứ không phải phát triển công nghệ cao để phát triển. Quan điểm phát triển địi hỏi phải thích ứng với từng giai đoạn, từng ngành, từng lĩnh vực, trong tiến trình vận động và phát triển của TP.HCM. Cần lưu ý không phải phát triển công nghệ cao với bất cứ giá nào mà là phát triển phải gắn liền với CNC,HĐH ở Việt Nam, ở TP.HCM.
Phát triển phải tận dụng được năng lực sản xuất sẵn có, phát triển phải tận dụng được lợi thế tuyệt đối và lợi thế tương đối, sao cho khai thác tối có hiệu quả cao nhất các tiềm năng sẵn có của TP.HCM; mặt khác phát triển là
để thúc đẩy sản xuất phát triển nhanh sao cho tốc độ tăng trưởng kinh tế
nhanh, bền vững, nâng cao mức sống của người dân TP.HCM.
Khẳng định quan điểm này Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X chỉ rõ: “Phát triển khoa học và công nghệ ở nước ta phải phù hợp với xu
thế phát triển nhảy vọt của cách mạng khoa học công nghệ trên thế giới. Cố gắng đi ngay vào công nghệ hiện đại với một số lĩnh vực then chốt và từng bước mở rộng ra toàn bộ nền kinh tế. Chú trọng phát triển CNC để tạo đột phá và công nghệ dùng nhiều lao động để giải quyết việc làm” [10,31].