TP .HCM
3.3.4. Giải pháp về chính sách kinh tế
Hồn thiện về cơ chế, chính sách kinh tế có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Chính sách kinh tế là xương sống để phát triển công nghệ cao. Do đó, hệ thống các chính sách kinh tế phải thơng thống, cụ thể trên các lĩnh vực hoạt động.
Văn kiện Đại hội X chỉ rõ: “ Chúng ta chủ trương đổi mới cơ chế quản lý khoa học và công nghệ theo hướng Nhà nước đầu tư vào các chương trình nghiên cứu quốc gia đạt trình độ khu vực và thế giới, xây dựng tiềm lực khoa học và công nghệ của một số lĩnh vực trong điểm”: [10, 36]. Tạo môi trường thuận lợi cho phát triển sản xuất kinh doanh như cải tiến thủ tục hành chính, có chính sách thơng thống, giải phóng mặc bằng, nâng cấp kết cấu hạ tầng về giao thơng, bến cảng, phương tiện vận chuyển, giảm chi phí lưu thông …
Tạo hành lang pháp lý ổn định, vững chắc, tạo điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư yên tâm đầu tư vào Việt Nam lâu dài. Hơn nữa, cần quan tâm đến lĩnh vực đặc thù đầu tư CNC địi hỏi vốn lớn. Có chính sách khuyến khích, hỗ trợ của Nhà nước vào một số ngành, sản phẩm CNC. Cần tiếp tục đổi mới, hồn thiện hệ thống các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh sự phát triển của ngành công nghiệp theo hướng hiệu quả, bền vững.
Hoàn thiện đầy đủ hệ thống luật pháp Luật khoa học công nghệ, Luật chuyển giao công nghệ, Luật sở hữu trí tuệ, Luật cơng nghệ thơng tin, Luật giao dịch điện tử, Luật đầu tư, nghị định 99/2003/NĐ-CP (28/08/2003)…ban hành quy chế Khu CNC, và các văn bản dưới luật. Hồn thiện chính sách ưu
đãi về thuế, tín dụng, xây dựng, xuất nhập khẩu đối với CNC. Chính sách ưu
đãi thuế, miễn giảm thuế nhập khẩu các loại máy móc thiết bị CNC, miễn trưng thu các loại thuế đối với cơ cấu ươm công nghệ; Xây dựng chính sách ưu đãi thuế đối với các đối tượng đầu tư mạo hiểm, khuyến khích các nguồn vốn trong nhân dân đầu tư vào hoạt động sản xuất CNC.
Văn kiện Đại hội X chỉ rõ: “ Nhà nước khuyến khích các hoạt động sáng tạo, hồn thiện và ứng dụng công nghệ mới, thơng qua các chính sách hỗ trợ phát triển, cơng nhận và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Có chính sách hấp dẫn để các công ty xuyên quốc gia đầu tư và chuyển giao công nghệ mới
cho các doanh nghiệp Việt Nam. Chú trọng nhập khẩu công nghệ hiện đại; từng bước phát triển công nghệ trong nước” [10, 100]
Chính sách ưu đãi về vốn cho các đối tượng vay để phục vụ xây dựng cơ bản cho hoạt động công nghệ cao. Ngân hàng nhà nước cần ưu tiên giải quyết các nguồn vốn dự án phục vụ công tác mở rộng, sản xuất và xây dựng khu CNC; đồng thời cho phép các ngân hàng nước ngoài tham dự vào hoạt động của khu CNC.
Chính sách ưu đãi xuất nhập khẩu: cần tạo mọi điều kiện về thủ tục, thời gian thơng quan hàng hóa, chính sách ưu đãi về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu các thiết bị, sản phẩm CNC. Nhanh chóng triển khai ứng dụng, thực hiện mang lại hiệu quả cao nhất.
Học tập kinh nghiệm phát triển CNC ở các nước đặc biệt là Trung Quốc, nhằm tiết kiệm thời gian và vốn đầu tư, thời gian đầu có thể mua bằng phát minh, sáng chế từ nước ngoài thúc đẩy nhanh sự phát triển sản xuất ở trong nước. Đẩy mạnh công tác chuyển giao công nghệ chìa kháo trao tay, thực hiện nghiêm luật bảo hộ sở hữu trí tuệ.
Bên cạnh đó, việc thực hiện chính sách khen thưởng, chính sách bảo hộ sở hữu trí tuệ để bảo vệ các phát minh sáng chế, tạo động lực để các nhà khoa học tập trung nghiên cứu và có những phát minh sáng chế mới.
3.2.5. Giải pháp về tổ chức quản lý
Để củng cố tổ chức tăng cường vai trò lãnh đạo, nhằm mang lại hiệu quả cao trong quá trình phát triển, trong thời gian tới cần thành lập Ban quản lý và phát triển CNC. Ban này chịu trách nhiệm hoạch định chiến lược phát triển CNC của TP, theo dõi và giúp đỡ các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động, khơng chỉ riêng ở những khu CNC mà là trêên phạm vi TP.HCM. Ban này cần được trao cho nhiều quyền hạn để khi cần thì có thể giải quyết ngay các sự việc phát sinh, một cách kịp thời. Để thực hiện có hiệu quả TP.HCM
cần cử một cán bộ cấp thành phố chuyên trách để giải quyết ngay các công việc liên quan đến CNC. Khi cần thì Ban quản lý và phát triển CNC sẽ báo cáo vị lãnh đạo này.
Định hướng, lập kế hoạch phát triển CNC cho TP.HCM theo từng giai đoạn, đặc điểm của từng giai đoạn lựa chọn ngành phát triển tương ứng. Dựa vào lợi thế tuyệt đối, lợi thế tương đối, tiềm năng, từng giai đoạn cụ thể. Coi trọng lĩnh vực ưu tiên đã được xác định trong Luật công nghệ cao gồm: Thông tin và truyền thơng; Sinh học, y học; Tự động hố; Vật liệu mới; Hàng không - vũ trụ; Khai thác biển; Năng lượng mới, năng lượng nguyên tử; Môi trường. TP.HCM nên định hướng tập trung phát triển các ngành có nhiều tiềm năng gồm: CNTT, sinh học, y học, tự động hóa, vật liệu mới, khai thác biển.
Lập kế hoạch phát triển CNC theo từng giai đoạn thật cụ thể: giai đoạn 1 từ nay đến năm 2015, giai đoạn 2 từ 2015 đến 2020, giai đoạn 3 từ 2020 đến 2025, giai đoạn 4 từ 2025 đến 2030. Ở mỗi giai đoạn 5 năm, kế hoạch phải vạch ra được các yếu tố phát triển cho giai đoạn đó, gồm: ngành ưu tiên phát triển CNC, nguồn nhân lực CNC, nguồn vốn CNC, thị trường sản phẩm CNC.
Xây dựng quy chế quản lý các doanh nghiệp CNC, quy chế phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc hỗ trợ phát triển CNC. Có phân cơng nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Kiểm tra phát hiện những sai trái, tình trạng doanh nghiệp lợi dụng việc đăng ký đầu tư ban đầu ngành CNC để hưởng ưu đãi thuế nhưng thực tế sản xuất kinh doanh mặt hàng khác.
Văn kiện Đại hội X chỉ rõ: “Xây dựng quy chế và nghiên cứu khoa học trong các trường đại học và về công tác giảng dạy, đào tạo của các viện nghiên cứu khoa học công nghệ. Có chính sách khuyến khích và hỗ trợ các
doanh nghiệp đổi mới và chuyển giao công nghệ, nghiên cứu và ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống. Phát triển quan hệ liên kết, đặt hàng giữa các đơn vị sản xuất, kinh doanh, các tổ chức và cá nhân có nhu cầu với các cơ sở nghiên cứu khoa học, công nghệ”. [10,211]
Cải thiện môi trường làm việc trong các khu nghệ cao, khu nông nghiệp CNC, công viên phần mềm, khu hoạt động CNC trong khu chế xuất. Trong bất kỳ ngành hoạt động kinh doanh nào thì mơi trường làm việc rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động và hiệu quả. Môi trường cần giải quyết ánh sáng, khơng khí, điều kiện làm việc, điều kiện sinh hoạt ăn, mặc, ở, đi lại, mơi trường văn hóa...
Hồn thiện hệ thống luật pháp nói chung, khu CNC nói riêng. Xây dựng nếp sống văn hóa, hình thành thói quen tơn trọng trí thức, nhân tài, những người sáng lập, tạo điều kiện cho các chun viên CNC và gia đình họ có thể nghiên cứu học tập, vui chơi giải trí, rèn luyện thể thao, giao lưu. Xây dựng tế bào gia đình hạnh phúc là điều kiện cần thiết cho việc tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.
3.3.6. Phát triển công nghệ, công nghệ cao gắn với q trình quốc tế hóa, tồn cầu hóa hoạt động kinh tế tế hóa, tồn cầu hóa hoạt động kinh tế
Hiện nay q trình quốc tế hóa, tồn cầu hóa hoạt động kinh tế trở nên phổ biến và là tất yếu. Q trình quốc tế hóa, tồn cầu hóa đã giúp cho các nước phát huy mọi lợi thế tiềm năng của mình để phát triển. Do đó mỗi quốc
gia đều phải thực hiện hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, việc hội nhập kinh tế
phải được thực hiện chủ động, có lộ trình phù hợp với các bước đi tích cực, vững chắc, khơng chần chừ do dự, cũng khơng được nóng vội, giản đơn. Trong quá trình hội nhập kinh tế, cần phát huy lợi thế so sánh, tạo môi trường cạnh tranh để phát triển. Trong bối cảnh hội nhập về kinh tế, các hoạt
nằm khai thác tối đa năng lực KHCN hiện có trong nước, vừa tranh thủ tiếp thu, ứng dụng nhanh chóng các thành tựu KHCN trên thế giới. Trước mắt, TP.HCM cần tập trung vào một số vấn đề sau:
- Xây dựng chiến lược hội nhập về KHCN gắn với hội nhập về kinh tế. Việc hội nhập về KHCN sẽ thúc đẩy hội nhập về kinh tế và ngược lại.
- Chọn lựa các đối tác hợp tác về KHCN gồm các tỉnh, thành phố, các viện nghiên cứu, trường đại học trong nước và trên thế giới. Đặc biệt, thành phố cũng cần chú ý đến việc hợp tác với các tập đoàn kinh tế, công ty trong nước và thế giới.
- Qua việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài để nhận chuyển giao cơng nghệ hiện đại từ nước ngồi.
- Thâm nhập thị trường quốc tế về KHCN để mua các phát minh, sáng chế; đồng thời xuất khẩu các sản phẩm CNC của mình.
Chung quy lại, bằng phương pháp phân tích, chương 3 đã vạch ra những quan điểm cơ bản trong việc phát triển công nghệ cao. Quan điểm toàn diện, quan điểm lịch sử cụ thể, quan điểm lấy hiệu quả sản xuất kinh doanh làm cơ sở nền tảng chỉ đạo toàn bộ q trình họat động cơng nghệ cao ở TP.HCM. Đồng thời Luận văn đã đưa ra những giải pháp chủ yếu để phát triển công nghệ cao ở TP.HCM. Giải pháp về vốn; giải pháp đào tạo nguồn nhân lực, giải pháp phát triển công nghệ cao; giải pháp về cách chính sách khoa học cơng nghệ; giải pháp về hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế ...là những giải pháp có ý nghĩa quan trọng trong q trình phát triển CNC ở TP.HCM cũng như trong cả nước.
KẾT LUẬN
Bằng phép biện chứng duy vật lịch sử, thơng qua các phương pháp cụ thể như phân tích, tổng hợp, khảo sát điều tra; Luận văn đã lý giải những nội dung cơ bản của quá trình phát triển công nghệ cao ở các nước và đặc biệt đối với TP.HCM.
Trong chương 1, luận văn đã phân tích làm sáng tỏ sự cần thiết khách quan phải phát triển công nghệ cao ở TP.HCM. Luận văn đã làm rõ những khái niệm cơ bản về công nghệ, phát triển CNC và vai trị của nó đối với sự phát triển của nền kinh tế xã hội. Nội dung phát triển CNC được đề cập trên các giác độ về vốn, về trình độ cơng nghệ, về nguồn nhân lực, về trình độ tổ chức quản lý. Đồng thời luận văn đã nêu lên các bài học kinh nghiệm về phát triển CNC ở các nước trong khu vực và trên thế giới.
Chương 2 bằng phương pháp khảo sát điều tra luận văn đã làm phân tích tồn cảnh CNC và phát triển CNC ở TP.HCM. Bằng định tính và định lượng qua các bảng, biểu, luận văn đã làm sáng tỏ thực trạng quá trình phát triển CNC ở TP.HCM. Đồng thời luận văn đã đưa ra nhận xét đánh giá thực trạng phát triển CNC trong thời gian qua, và rút ra nguyên nhân yếu kém. Đó là những cơ sở đề ra quan điểm giải pháp trong chương 3.
Chương 3, Luận văn đã vạch ra 4 quan điểm cơ bản: quan điểm toàn diện; quan điểm lịch sử cụ thể; quan điểm phát triển; quan điểm lấy hiệu quả kinh tế xã hội làm trọng tâm. Trên cơ sở đó luận văn đã đề ra những giải pháp có ý nghĩa chiến lược quan trọng trong quá trình thực thi nhiệm vụ này: về vốn; về nguồn nhân lực; về chính sách kinh tế; về tổ chức quản lý ...
Với việc phân tích làm sáng tỏ sự cần thiết khách quan lý luận cơ bản phát triển cơng nghệ cao, thực trạng của q trình này ở TP.HCM, và những quan điểm và giải pháp cơ bản luận văn đã làm sáng tỏ chủ đề: “ Thực trạng và giải pháp phát triển công nghệ cao ở TP.HCM từ 2008 đến 2030”
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Ban quản lý các KCX&KCN TP.HCM (2003), Hội thảo khoa học phát triển
các KCN, KCX ở TP.HCM những vấn đề lý luận và thực tiễn, Tạp chí cộng sản;
2 Ban quản lý các KCX&KCN TP.HCM (2003), Kỷ yếu 10 năm phát triển và
quản lý các KCX và công nghiệp TP.HCM 1992 – 2002;
3 Ban tư tưởng văn hóa trung ương (2006), Tài liệu học tập Nghị quyết đại hội X
của Đảng, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội;
4 Bộ giáo dục và đào tạo (2005), Giáo trình kinh tế chính trị Mác – Lênin, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội;
5 Bộ giáo dục và đào tạo (2004), Giáo trình triết học Mác – Lênin, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội;
6 Bộ giáo dục và đào tạo, Trường Đại học kinh tế TP.HCM (2007), Nghiên cứu
khoa học kinh tế sau 20 năm đổi mới và những vấn đề đặt ra, NXB lao động;
7 C.Mác và Ph.Ăng-ghen (1995), Toàn tập – NXB chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội;
8 Cục thống kê TP.HCM (2009) - Niên giám thống kê 2008 – NXB thống kê, TP.HCM;
9 Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ
IX, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội;
10 Đảng cộng sản Việt Nam (2006),Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội;
11 TSKH Phan Xuân Dũng (2008), Công nghệ tiên tiến và cơng nghệ cao với tiến
trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, NXb chính trị quốc gia, Hà Nội;
12 Hồ Ngọc Đức (http://www;informatik;uni-leipzig;de/), Từ điển điện tử tiếng Việt;
13 Học viện chính trị quốc gia (2006)- Kinh tế chính trị Mác-Lênin và một số vấn
đề về tổ chức, quản lý kinh tế ở VN( tập 2), NXB lý luận chính trị, Hà Nội;
14 Học viện chính trị quốc gia (2006), Kinh tế chính trị Mác-Lênin và một số vấn
đề về tổ chức, quản lý kinh tế ở VN( tập 1), NXB lý luận chính trị, Hà Nội;
15 Thái Lai Hưng (1998)- Quá trình hình thành những thành phố trung tâm kinh
tế quốc tế, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội;
16 GS.TS Kenichi Ohno (2005), Hoàn thiện chiến lược phát triển công nghiệp
Việt Nam, NXB lý luận chính trị, Hà Nội;
17 V.I.Lênin (1974), Tồn tập, NXB tiến bộ, Mátxcơva;
18 PGS.TS Trương Giang Long, TS Nguyễn Văn Long (2005)- Triển vọng của
CNXH hai thập niên đầu thế kỷ XXI, NXB công an nhân dân;
19 Luật chuyển giao công nghệ (2006);
20 Luật công nghệ cao (2008);
21 Luật khoa học và cơng nghệ (2000)- NXB chính trị quốc gia;
22 Hồ Chí Minh (2000), Tồn tập, tập 6, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội; 23 Hồ Chí Minh (2000), Tồn tập, tập 7, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội;
24 Nghị định 52/1999/NĐ-CP ngày 08/07/1999 của chính phủ v/v ban hành quy chế quản lý đầu tư và xây dựng;
25 Nghị định 99/2003/NĐ-CP ngày 28/08/2003 của chính phủ v/v ban hành quy chế khu công nghệ cao;
26 PGS.TS. Phan Thanh Phố (1994), Khoa học công nghệ và kinh tế thị trường, NXB thống kê, Hà Nội;
27 Nguyễn Hữu Quỳnh (1998), Đại từ điển kinh tế thị trường, Viện nghiên cứu và phổ biến tri thức bách khoa, Hà Nội;
28 Lê Văn Sang – Đào Lê Minh- Trần Quang Lâm (1995), Chủ nghĩa tư bản hiện
29 Sở khoa học và công nghệ TP.HCM (2005), Khoa học và công nghệ TP.HCM
30 năm một chặng đường phát triển (http://www;dost;hochiminhcity;gov;vn/)
30 TS Nguyễn Hữu Thảo (2005), Vận dụng học thuyết giá trị - lao động của Karl