Israel, đào tạo đội ngũ các nhà chuyên môn chất lượng cao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp phát triển công nghệ cao ở thành phố hồ chí minh từ 2008 đến năm 2030 (Trang 36)

1.4. Bài học kinh nghiệm phát triển công nghệ cao ở một số nước

1.4.2. Israel, đào tạo đội ngũ các nhà chuyên môn chất lượng cao

Bài học kinh nghiệm phát triển công nghệ cao ở Israel là phải gắn liền với việc đào tạo các chun gia giỏi, có năng lực kiết xuất. Thơng qua các viện nghiên cứu, các trường đại học là nơi có điều kiện thuận lợi nhất để giải quyết tốt vấn đề này.

Chính phủ đóng vai trị quan trọng trong xúc tiến việc đầu tư quỹ mạo hiểm, hổ trợ cho nghiên cứu và cho chuyển giao kết quả nghiên cứu. Tập trung đầu tư vào nghiên cứu cơ bản, công nghệ sinh học, công nghệ nanô.

1.4.3. Các nước EU, chú trọng phát triển công nghệ thông tin

EU là khối các nước châu Âu có nền kinh tế khổng lồ và giàu tiềm năng chiếm vị trí hàng đầu trên thế giới. Việc đầu tư cho nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ cao giúp khối này chiếm vị trí hàng đầu, cạnh tranh mạnh mẽ với các nền kinh tế hùng mạnh khác.

Các nước thuộc EU đã chú trọng đầu tư vào các ngành công nghệ cao, đặc biệt là công nghệ thông tin. Việc đầu tư vào công nghệ thông tin đã góp phần thúc đẩy kinh tế của các nước EU năm 2003 tăng thêm 0,5%. Tháng 6/2000, Uỷ ban châu Âu đã đề ra “Kế hoạch hành động châu Âu điện tử” (e- Europe Action Plan), với ba hướng hành động chính: Internet rẻ hơn, nhanh hơn, an tồn hơn; đầu tư vào con người và kỹ năng; kích thích việc sử dụng Internet trong dân chúng.

Các hướng ưu tiên của chính sách này gồm: a) Nghiên cứu cơ bản và hiệu chỉnh các công nghệ gốc có khả năng áp dụng trong các ngành khác nhau; b) Tăng cường phối hợp các nỗ lực nghiên cứu ở các cấp EU, quốc gia, vùng ...; c) Hợp tác giữa các giới nghiên cứu và doanh nghiệp nhằm gắn nghiên cứu với những nhu cầu thực tế và tạo điều kiện cho việc thương mại hóa các sản phẩm và cơng nghệ mới; d) Khuyến khích, thúc đẩy chuyển giao công nghệ và khai thác các kết quả nghiên cứu.

Ở EU, các vườn ươm cơng nghệ, hay cịn gọi là “Cực cơng nghệ”,

được coi là công cụ linh hoạt để thúc đẩy các công ty công nghệ tạo việc làm mới, thương mại hoá kết quả nghiên cứu của các trường đại học và nâng cao tinh thần doanh nghiệp. Đây cũng là các khu vực trọng điểm về phát triển và phổ biến công nghệ cao như công nghệ sinh học, công nghệ thông tin

Theo một số đánh giá, trong thập kỷ đến năm 2010, các nước EU sẽ rút ngắn khoảng cách với Mỹ trong lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng công nghệ thông tin. Năm 2001, thị trường châu Âu về công nghệ thông tin và truyền thông đã tăng trưởng 9,5%, trong khi ở Mỹ là 8%, Nhật Bản là 6%. Nếu năm 2000 có 60 triệu người sử dụng Internet ở EU, thì năm 2002 con số này đã lên đến gần 140 triệu người. Việc Hội đồng châu Âu tháng 6/2000 đã thông qua các quy định về dịch vụ xã hội và thông tin, nhất là thương mại điện tử trên thị trường EU

Bài học kinh nghiệm của EU đối với Việt Nam là đầu tư mạnh cho nghiên cứu phát triển gồm: nghiên cứu cơ bản, phối hợp nghiên cứu ở cấp EU, quốc gia, vùng; xúc tiến hợp tác giữa giới nghiên cứu và doanh nghiệp; khuyến khích chuyển giao công nghệ và khai thác kết quả nghiên cứu. Tập trung đầu tư mạnh cho phát triển CNTT. Trực tiếp đầu tư và xúc tiến đầu tư nguồn vốn mạo hiểm.

1.4.4. Nhật Bản, chuyển hướng từ công nghệ truyền thống sang công nghệ cao

Điểm nổi bật trong tốc độ phát triển kinh tế thần kỳ của Nhật Bản; đó là chuyển hướng từ cơng nghệ truyền thống sang công nghệ cao ở Nhật Bản. Sau khi phát triển thành công các ngành công nghiệp nặng, như luyện thép và chế tạo xe hơi, đặt nền móng cho sự tăng trưởng kinh tế bùng nổ của Nhật Bản, Chính phủ nước này bắt đầu hỗ trợ mạnh mẽ cho các công ty chuyển hướng sang phát triển cơng nghệ cao. Mục tiêu đặt ra chính là sự phát triển năng lực trong nước tạo ra các mặt hàng mang hàm lượng công nghệ cao cho xuất khẩu. Sự chuyển hướng từ các ngành công nghiệp cần nhiều lao động sang các ngành có hàm lượng cơng nghệ cao là một bước tiến quan trọng trên nấc thang phát triển quốc gia của Nhật Bản.

Chính phủ Nhật Bản đã tạo điều kiện thúc đẩy phát triển CNC cho các công ty bằng nhiều cách: vừa cung cấp tài trợ, vừa giúp đỡ trong việc mua công nghệ của nước ngoài; đầu tư mạnh cho nghiên cứu phát triển; chuyển hướng từ công nghệ truyền thống sang CNC. Bảo vệ doanh nghiệp trong nước bằng việc bảo hộ sản xuất, khi các doanh nghiệp đã phát triển thì mở cửa thị trường.

1.5.5. Hàn Quốc, chú trọng đầu tư phát triển công nghệ phần mềm

Theo Báo cáo của UNDP năm 2002, Hàn Quốc là một trong 10 nước đứng đầu thế giới về công nghệ cao. Chỉ số thành tích cơng nghệ (TAI) là 0,666, đứng thứ 5, ngay sau Nhật Bản. Để thúc đẩy nhanh chóng tiềm lực cơng nghệ của đất nước, Chính phủ Hàn Quốc đã rất chú trọng đầu tư cho nghiên cứu khoa học và công nghệ.

Kể từ năm 1980, Chính phủ Hàn Quốc đã tăng đáng kể đầu tư của Nhà nước cho NCPT. Ngân sách khoa học và công nghệ đã tăng 15% mỗi năm và

tăng hơn 30% trong ngân sách năm 1996. Chính phủ Hàn Quốc đã tăng chi tiêu NCPT lên hơn 4% GDP năm 1998 và tăng lên hơn 5% GDP năm 2000. Cũng theo xu thế đó, khu vực tư nhân của Hàn Quốc đã nhanh chóng tăng nguồn vốn đầu tư cho NCPT của mình lên khoảng 20% mỗi năm, chủ yếu là nhờ những biện pháp khuyến khích của Chính phủ. Kết quả là tổng đầu tư cho NCPT của Hàn Quốc tăng từ 418 triệu USD năm 1981 lên hơn 5,4 tỷ USD năm 1995 và đạt 3,53 nghìn tỷ Won năm 2000. Nhờ đó, Hàn Quốc hiện đang được xếp thứ 30 trên thế giới về sức cạnh tranh khoa học - công nghệ và mục tiêu đến năm 2010 sẽ trở thành một trong 10 cường quốc có nền khoa học hàng đầu thế giới. Hàn Quốc đã xác định cần chú trọng phát triển các ngành như cơng nghệ thơng tin, hố chất tinh khiết, cơng nghệ sinh học, vật liệu mới và hàng không vũ trụ. Một số công ty của Hàn Quốc đang làm chủ các công nghệ mũi nhọn, vốn trước đây chỉ phát triển ở một số các nước công nghiệp tiên tiến. Ví dụ, Samsung đã trở thành nhà sản xuất DRAM lớn nhất thế giới. Năm 2001, các ngành công nghệ cao của Hàn Quốc đã chiếm tỷ trọng 15% trong GDP, họ đã có kế hoạch chi 50 tỷ USD để xây dựng một hệ thống siêu xa lộ thơng tin tích hợp tới năm 2015. Kế hoạch này nhằm mục đích kết hợp cơng nghệ truyền thơng tốc độ cao dựa trên truyền thông cáp quang, với công nghệ máy tính tốc độ xử lý cao và cơng nghệ xử lý thông tin truyền thông đa phương tiện định hướng con người.

Đối với các dự án định hướng tương lai, Chính phủ Hàn Quốc có kế hoạch sẽ chi tới 81,8 tỷ Won cho các hạng mục công nghệ di động thế hệ 4, các hệ thống an tồn thơng tin và các chức năng cốt lõi.

Bài học kinh nghiệm của Hàn Quốc đối với Việt nam là tập trung phát triển CNC, đặc biệt là CNTT; nhanh chóng xúc tiến thành lập nhiều trung tâm phần mềm CNTT; đầu tư mạnh cho nghiên cứu phát triển; kêu gọi đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực CNC.

1.4.6. Đài Loan, phát triển công nghệ viễn thông, bằng sáng chế công nghệ, chuyển giao công nghệ

Ngay từ cuối thập kỷ 1990, Đài Loan đã trở thành một trong những vùng lãnh thổ hàng đầu về công nghiệp viễn thông và bán dẫn với giá trị sản xuất đứng thứ ba thế giới. Những thành công trong việc chuyển đổi từ một nền kinh tế công nghiệp truyền thống sang phát triển công nghệ cao đã thu hút được sự chú ý đặc biệt của các nhà nghiên cứu.

Về bằng sáng chế công nghệ, Đài Loan được xếp vị trí thứ 4 thế giới, đứng sau Mỹ, Nhật và Đức với 6.550 bằng sáng chế trong năm 2001 (Pháp là 4.460 và Hàn Quốc là 3.760). Đổi mới công nghệ của Đài Loan chủ yếu tập trung vào sản xuất thiết bị viễn thông và linh kiện điện tử với mức cao nhất ở ngành bán dẫn, chiếm 1/4 tổng số sáng chế. Trong phát triển cơng nghệ, tính độc lập của Đài Loan ngày càng rõ nét. Mặc dù công nghệ của Mỹ là nguồn chủ yếu để học hỏi, song công nghệ và tri thức này đã được hấp thụ và nội địa hố để trở thành cơng nghệ bản địa (tỷ lệ trích dẫn sáng chế của Đài Loan tăng từ 11,6% lên 20,1% tương ứng với mức giảm tỷ lệ trích dẫn cơng nghệ Mỹ từ 56,7% xuống cịn 50,2% trong thời kỳ 1993- 2001). Đài Loan không chỉ gửi nhiều kỹ sư và cán bộ nghiên cứu triển khai đến Mỹ học mà còn sử dụng nhiều bằng sáng chế của Mỹ và thu hút được nhiều nhà khoa học từ Mỹ trở về. Đây chính là nguyên nhân của mối quan hệ gần gũi trong trích dẫn sáng chế cơng nghệ Mỹ.

Đài Loan khơng chỉ có thứ hạng cao về số bằng sáng chế được cấp mà cịn giữ vị trí cao trong luồng chuyển giao tri thức quốc tế. Nếu năm 1990, số trích dẫn sáng chế Đài Loan so với Mỹ chỉ bằng 0,66% (thứ 10 thế giới), năm 1995 bằng 1,5% (thứ 7), thì đến năm 2000 đã đạt 4,35%, vươn lên đứng thứ 3 thế giới và năm 2001 đã là 6,37%. Hầu hết, sáng chế trong giai đoạn

1996-2001 của Đài Loan thuộc lĩnh vực điện tử, tin học. Ngành có mức tăng trưởng cao nhất là bán dẫn, trò chơi điện tử, xử lý số liệu, máy tính... với mức tăng trưởng trung bình hàng năm là 20%.

1.4.7. Ấn Độ, phát triển công nghệ thông tin và công nghệ sinh học, thay đổi về mơ hình tổ chức

Ấn Độ vốn là một nước đang phát triển, nghèo và đông dân, nhưng

hiện nay đã phát triển vượt bậc. Đây là mơ hình về sự thành cơng trong việc đưa đất nước đi lên bằng con đường phát triển các ngành công nghệ cao, đặc biệt là ngành cơng nghệ thơng tin và cơng nghệ sinh học.

Chính phủ Ấn Độ đã sớm nhận thức được tiềm năng to lớn của ngành công nghệ thông tin và đã đưa ra các kế hoạch, bước đi cần thiết nhằm biến

Ấn Độ thành một siêu cường về công nghệ thơng tin trong thời gian ngắn

nhất có thể. Họ đã chú trọng ngành công nghệ phần mềm để phục vụ xuất khẩu.

Nhằm thay đổi trong mơ hình tổ chức, Ấn Độ đã thông qua kế hoạch hành động Cơng nghệ thơng tin (IT Action Plan), trong đó tập trung vào việc xây dựng một khn khổ chính sách nhằm thu hút ngày càng nhiều vốn đầu tư vào lĩnh vực công nghệ thông tin và đặc biệt là công nghệ phần mềm. Họ đã thành lập Bộ Kỹ thuật tin học nhằm đẩy mạnh việc phát triển cơng nghệ thơng tin. Trong Đại hội Khoa học tồn Ấn Độ lần thứ 87, Thủ tướng Vaijpayee đã kêu gọi: “Ấn Độ phải trở thành người tiên phong về kỹ thuật trên thế giới trong thế kỷ 21”. Nhờ Chính phủ tập trung đầu tư, phát triển,

Ấn Độ đã trở thành một trong những trung tâm sản xuất và xuất khẩu phần

mềm lớn nhất châu Á với hơn 250 cơng ty trong và ngồi nước đang hoạt động tại đây.

Với lợi thế về chi phí thấp trong nghiên cứu và sản xuất, các cơng ty dược phẩm Ấn Độ đang dần dần khẳng định mình trên thị trường quốc tế.

Giờ đây, lĩnh vực công nghệ sinh học đang dần dần phát triển tại Ấn Độ.

Bang Karnataka thuộc miền Nam Ấn Độ đã đưa ra một chính sách cơng nghệ sinh học mang tên “Chính sách cơng nghệ sinh học Thiên niên kỷ”.

Với thành tự phát triển trên đây của Ấn Độ, bài học kinh nghiệm trong phát triển công nghệ cao là: Tập trung phát triển CNTT, coi trọng ngành công nghệ phần mềm xuất khẩu; Thu hút đầu tư nước ngoài; Đầu tư mạnh cho nguồn vốn đầu tư mạo hiểm; Đầu tư nghiên cứu công nghệ sinh học, đồng thời kết hợp ứng dụng thành tựu CNTT vào ngành này.

1.4.8. Trung Quốc, có các chương trình kế hoạch phát triển, coi việc phát triển công nghệ cao là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế phát triển công nghệ cao là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Bước ngoặt quan trọng trong chiến lược KH&CN diễn ra vào năm 1985, khi Đảng Cộng sản Trung Quốc coi “KH&CN hiện đại là những yếu tố năng động và có tính quyết định trong các động lực tăng trưởng mới...” để tiến hành cải cách. Từ chủ trương trên, kế hoạch phát triển dài hạn với nhiều chương trình KH&CN đã hướng vào đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và quốc phòng. Theo đó, Chương trình nghiên cứu phát triển CNC và Chương trình Ngọn đuốc, đã có ảnh hưởng rộng lớn đến sự phát triển các ngành CNC.

Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra 138 lĩnh vực, được chỉ định để chú trọng phát triển cơng nghệ cao; trong đó 10 lĩnh vực chủ yếu, đó là nơng nghiệp, thông tin, bảo vệ môi trường và tài nguyên, dược phẩm, năng lượng, giao thông vận tải, vật liệu, chế tạo máy, xây dựng và ngành dệt. Trung Quốc đã thành lập Quỹ Khoa học Tự nhiên có khả năng đảm bảo tài chính một cách vững chắc cho một đội ngũ nghiên cứu cơ bản với hơn 6000 nhà khoa học.

Ngân sách hàng năm của Quỹ từ 80 triệu NDT lúc đầu đến nay đã tăng lên tới 600 triệu NDT, tăng trung bình 29,8% mỗi năm trong những năm 1990. Hiện nay, 155 phịng thí nghiệm cấp quốc gia và cấp Bộ đã được xây dựng xong, tất cả đều được trang bị các thiết bị và dụng cụ khoa học mới.

Theo quy hoạch phát triển của Chính phủ Trung Quốc, họ tiếp tục thực thi Chiến lược “Lấy khoa học chấn hưng đất nước”, tạo ra những bước đột phá trong các lĩnh vực then chốt như thông tin, sinh học, vật liệu mới, công nghệ chế tạo tiên tiến, vũ trụ và hàng không...

Nghiên cứu việc phát triển công nghệ cao ở Trung Quốc, chúng ta rút ra các bài học kinh nghiệm như: Thời gian đầu thực hiện việc mua công nghệ từ nước ngồi để giảm chi phí cho hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ; Công bố các ngành then chốt được ưu tiên phát triển CNC; Thực hiện chính sách giảm thuế; Chính phủ hổ trợ bằng việc thực hiện lãi suất ưu đãi cho phát triển ngành CNC, trợ cấp rủi ro, xúc tiến mạnh mẻ đầu tư nguồn vốn mạo hiểm; Đầu tư mạnh cho nghiên cứu phát triển, nghiên cứu cơ bản; Xem giáo dục và khoa học công nghệ là hai ngành trụ cột chính phát triển đất nước. Từ những kinh nghiệm phát triển CNC của các nước ở trên, ta có thể rút ra những bài học phù hợp áp dụng vào Việt Nam trong giai đoạn hiện nay như sau:

- Để phát triển CNC trước tiên phải thấy được tầm quan trọng của nó và có chính sách cơng nghệ đúng đắn.

- Đào tạo đội ngũ các nhà chuyên môn chất lượng cao.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển hướng từ công nghệ truyền thống sang CNC.

- Chú trọng phát minh sáng chế, chuyển giao công nghệ; tập trung phát triển công nghệ viễn thơng, CNTT.

Chung quy lại, bằng phương pháp phân tích và khảo nghiệm nghiên cứu, Chương 1 đã làm sáng tỏ sự cần thiết khách quan của việc phát triển cơng nghệ cao; Phân tích làm rõ các khái niệm về công nghệ, công nghệ cao, phát triển công nghệ cao, các nhân tố cấu thành công nghệ cao. Đồng thời nêu lên các bài học kinh nghiệm về phát triển công nghệ cao của các nước trong khu vực và thế giới. Trên cơ sở đó làm căn cứ để phân tích thực trạng cơng nghệ và phát triển công nghệ cao ở TP.HCM.

Chương 2

THỰC TRẠNG VỀ CÔNG NGHỆ VÀ

PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ CAO Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp phát triển công nghệ cao ở thành phố hồ chí minh từ 2008 đến năm 2030 (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)