Những nhân tố cấu thành công nghệ cao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp phát triển công nghệ cao ở thành phố hồ chí minh từ 2008 đến năm 2030 (Trang 26 - 31)

1.2. Phát triển công nghệ và công nghệ cao

1.2.2.2. Những nhân tố cấu thành công nghệ cao

Phát triển công nghệ cao bao gồm nhiều nhân tố khác nhau, song có thể kể đến 4 nhân tố chính quan trọng sau đây:

Thứ nhất là vốn

Vốn là nhân tố quan trọng nhất, nó khơng chỉ có ý nghĩa đối với tất cả các nền kinh tế mà cịn có ý nghĩa đặc biệt đối với phát triển công nghệ cao; bởi đây là yếu tố đầu tiên yếu tố cơ bản nhất. Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời đã khẳng định: “Muốn phát triển cơng nghệ, nhà tư bản cần có rất nhiều tiền vốn …” [23, 104]. Vốn không chỉ đơn thuần là tiền như chúng ta thường hiểu, vốn là toàn bộ của cải nói chung, sức lao động, vốn hiện vật vốn giá trị. “ Vốn hiểu theo nghĩa rộng là toàn bộ của cải vật chất do con người tạo ra, tích lũy lại và những yếu tố tự nhiên đuợc sử dụng vào q trình sản xuất. Nói một cách khái quát, vốn là toàn bộ tài sản được sử dụng để sản xuất kinh doanh.” [4, 43].

Bất cứ một nền sản xuất xã hội nào, dưới góc độ kinh tế hàng hóa, vốn được biểu hiện trên hai mặt hiện vật và giá trị. Trước hết, về vốn hiện vật tồn tại dưới hình thức vật chất của quá trình sản xuất như thành phần trang thiết bị, bao gồm các thiết bị máy móc khí cụ, nhà xưởng, nguyên, nhiên liệu, vật liệu, năng lượng, chung quy lại là các đội tượng lao động và tư liệu lao động hay nói cách khác là tồn bộ các yếu tố của nền sản xuất xã hội. Còn vốn giá trị là vốn tồn tại dưới hình thức tiền tệ, chứng khoán, chứng chỉ quỹ,... Muốn

nền kinh tế tăng trưởng cao thì phải tăng khối lượng đầu tư, đồng thời chú ý đến hiệu quả sử dụng vốn, quản lý vốn chặt chẽ, đầu tư vốn hợp lý vào các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế.

Vốn để phát triển CNC là cơ sở để tính tốn các yếu tố đầu vào của

q trình sản xuất, cơ sở để đầu tư, là thước đo để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh. Nó là nguồn vốn đầu tư cho nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ cao và chuyển giao công nghệ cao.

Nói đến vốn trong CNC trước tiên phải đề cặp đến nguồn vốn đầu tư mạo hiểm. Đầu tư mạo hiểm là loại hình đầu tư thấy trước được nhiều rủi ro, nhưng nếu thành công sẽ đem lại hiệu quả rất cao. Đây là phương thức đầu tư gắn liền với sự hình thành và phát triển loại hình doanh nghiệp khoa học và cơng nghệ, nhất là doanh nghiệp công nghệ cao. Với tư cách là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), các doanh nghiệp Việt Nam muốn sinh tồn và phát triển, giành thắng lợi trong cạnh tranh thì phải đổi mới công nghệ và phát triển công nghệ cao. ĐTMH là vấn đề mới tại Việt Nam; điểm đặc biệt của nó là gắn kết chặt chẽ với các yếu tố như thị trường công nghệ, thị trường vốn... Những vấn đề lý luận về ĐTMH, các bước

ĐTMH và cơ chế đầu tư, nguồn vốn cũng như khâu rút vốn, chính sách

thuế... là những vấn đề phức tạp.

Thứ hai là nguồn lực con người

Quan điểm triết học Mác-Lênin đã khẳng định vai trò của nguồn lực con người: “con người là chủ thể và là sản phẩm của lịch sử” [5, 472].

Con người thông qua hoạt động thực tiễn làm phong phú thêm thế giới tự nhiên, tái tạo lại một tự nhiên thứ hai theo mục đích của mình. Trong q trình cải biến tự nhiên đó, con người làm ra lịch sử. “Con người là sản phẩm của lịch sử, đồng thời là chủ thể sáng tạo ra lịch sử của chính bản thân con người. Hoạt động lao động sản xuất vừa là điều kiện cho sự tồn tại của con

người, vừa là phương thức để biến đổi đời sống và bộ mặt xã hội. Trên cơ sở nắm bắt quy luật của lịch sử xã hội, con người thông qua hoạt động vật chất và tinh thần, thúc đẩy xã hội phát triển từ thấp đến cao, phù hợp với mục tiêu và nhu cầu do con người đặt ra. Khơng có hoạt động của con người thì cũng khơng tồn tại quy luật xã hội, và do đó, khơng có sự tồn tại của toàn bộ lịch sử xã hội loài người.”[5, 473].

Trong các yếu tố hợp thành quá trình lao động sản xuất, sức lao động là yếu tố quyết định, mang tính sáng tạo, là nguồn lực khơng cạn kiệt. Có thể nói “nguồn lực con người là nguồn lực của mọi nguồn lực”, là “tài nguyên của mọi tài ngun”. Vì vậy, con người có sức khỏe, trí tuệ, tay nghề cao, có động lực và nhiệt tình, được tổ chức chặt chẽ sẽ là nhân tố cơ bản của tăng trưởng kinh tế bền vững.

V.I. Lênin đã từng khẳng định: lực lượng sản xuất hàng đầu của tồn thể nhân loại là người cơng nhân, là người lao động. Đối với công nghệ cao, nguồn lực con người là nguồn lực cơ bản có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì nguồn lực con người không chỉ làm sống lại các yếu tố sản xuất mà cịn có khả năng sáng tạo ra các yếu tố đó. Thành phần con người, gồm kĩ năng và tay nghề liên quan đến kinh nghiệm nghề nghiệp của từng người hoặc nhóm người. Vì vậy, nhân tố nguồn lực con người là nhân tố quan trọng, nhân tố

đóng vai trị quyết định đối với phát triển công nghệ, nhất là đối với công

nghệ cao.

Thứ ba là thông tin

Thông tin là sự phản ánh sự vật, sự việc, hiện tượng của thế giới khách quan và các hoạt động của con người trong đời sống xã hội. Điều cơ bản là con người thông qua việc cảm nhận thông tin làm tăng hiểu biết cho mình và tiến hành những hoạt động có ích cho cộng đồng.

Thơng tin được lưu trữ trên nhiều dạng vật liệu khác nhau như được khắc trên đá, được ghi lại trên giấy, trên bìa, trên băng từ, đĩa từ... Ngày nay, thuật ngữ "thông tin" (information) được sử dụng khá phổ biến. Thơng tin chính là tất cả những gì mang lại hiểu biết cho con người. Con người ln có nhu cầu thu thập thông tin bằng nhiều cách khác nhau: đọc báo, nghe đài, xem truyền hình, giao tiếp với người khác...Thơng tin làm tăng hiểu biết của con người, là nguồn gốc của nhận thức và là cơ sở của quyết định.

Môi trường vận động thông tin là môi trường truyền tin, nó bao gồm các kênh liên lạc tự nhiên hoặc nhân tạo như sóng âm, tia sáng, dây dẫn, sóng âm thanh, sóng hình... Kênh liên lạc thường nối các thiết bị của máy móc với nhau hay nối với con người. Con người có hình thức liên lạc tự nhiên và cao cấp là tiếng nói, từ đó nghĩ ra chữ viết. Ngày nay nhiều công cụ phổ biến thông tin đã xuất hiện: bút viết, máy in, điện tín, điện thoại, phát thanh, truyền hình, phim ảnh v.v.

Về nguyên tắc, thì bất kỳ cấu trúc vật chất nào hoặc bất kỳ dòng năng lượng nào cũng có thể mang thơng tin. Các vật có thể mang thông tin được gọi là giá mang tin (support). Thông tin luôn mang một ý nghĩa xác định nhưng hình thức thể hiện của thơng tin thì rõ ràng mang tính quy ước. Chẳng hạn ký hiệu "V" trong hệ đếm La Mã mang ý nghĩa là 5 đơn vị nhưng trong hệ thống chữ La tinh nó mang nghĩa là chữ cái V. Trong máy tính điện tử, nhóm 8 chữ số 01000001 nếu là số sẽ thể hiện số 65, còn nếu là chữ sẽ là chữ "A".

Có nhiều cách phân loại thơng tin. Chúng ta quan tâm đến cách phân loại dựa vào đặc tính liên tục hay rời rạc của tín hiệu vật lý. Tương ứng, thông tin sẽ được thành chia thành thông tin liên tục và thông tin rời rạc.

Trong đời sống xã hội, nhất là xã hội ngày nay, thông tin chiếm vai trò cực kỳ quan trọng. Cá nhân, tổ chức nào nắm được thông tin sẽ nắm thế chủ

động trong cạnh tranh, trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình trước các đối thủ khác. Đối với công nghệ cao, thành phần thông tin liên quan đến các bí quyết, các phát minh sáng chế, các quy trình, các phương pháp, các dữ liệu, các bản thiết kế v.v. Để có được các bí quyết, các phát minh sáng chế, các quy trình,… thì phải đầu tư cho nghiên cứu phát triển hoặc tiếp thu công nghệ, phát minh sáng chế từ nước ngoài. Bằng sự linh động của mình, một quốc gia có thể áp dụng phương pháp riêng phù hợp để có được và sử dụng các bí quyết, các phát minh sáng chế thật hiệu quả nhưng tốn ít chi phí nhất.

Thứ tư là quản lý.

Đây là thành phần quan trọng liên quan đến việc sử dung các yếu tố của cơng nghệ và hiệu quả của nó. Mọi hoạt động của tổ chức đều không thể thiếu thành phần quản lý. Đây là thành phần kết hợp các bộ phận cấu thành trên lại với nhau tạo thành nguồn lực mạnh mẽ. Nó thể hiện trong việc bố trí, sắp xếp, điều phối, quản lý, tiếp thị, định hướng và lập kế hoạch .v.v.

Nói đến nhân tố quản lý phải nói đến việc lập kế hoạch. Hồ chủ tịch đã nói: “Kế hoạch khơng nên sụt lại sau, nhưng cũng không nên chạy quá trước sự phát triển của công nghệ. Nền tảng phát triển công nghệ phải dựa trên sự cần thiết cho thị trường trong nước, …”[22, 244].

Vì thế, việc định hướng và lập kế hoạch phát triển là hết sức quan trọng. Đây là công việc vĩ mô và phải được làm thật cẩn trọng, tầm nhìn xa, phù hợp thực trạng ở địa phương. Nếu sai ở khâu định hướng, lập kế hoạch sẽ dẫn đến sự thất bại cho việc phát triển CNC.

Kế đến, một khía cạnh khác cần lưu ý là việc bố trí, sắp xếp, điều

phối, quản lý. Công việc này thể hiện ở việc theo dõi, đôn đốc, hỗ trợ để thúc đẩy doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh các ngành CNC.

Trên đây là bốn bộ phận cấu thành CNC, mặc dù mỗi thành phần có vai trị và chức năng riêng nhưng chúng đều thúc đẩy nhau phát triển; do đó khơng thể đề cao hoặc xem nhẹ nhân tố cấu thành nào. Trong đó vốn (vốn hiện vật và vốn giá trị) là xương sống, cốt lõi của hoạt động công nghệ cao, nếu khơng có nó sẽ khơng thể phát triển được. Tuy nhiên, hiệu quả của nó như thế nào lại do con người vận hành điều phối và hoạt động.

Thành phần con người là yếu tố chìa khố của hoạt động sản xuất, nhưng lại phải hoạt động theo các hướng dẫn, theo bí quyết do thành phần thông tin cung cấp.

Thành phần thông tin là cơ sở hướng dẫn người lao động vận hành thiết bị đưa ra các quyết định.

Thành phần quản lý có nhiệm vụ liên kết các thành phần nêu trên, kích thích người lao động để nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp phát triển công nghệ cao ở thành phố hồ chí minh từ 2008 đến năm 2030 (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)