TP .HCM
2.3.2.1. Nguyên nhân khách quan
- Đất nước ta đã trải qua các cuộc chiến tranh triền miên, bị tàn phá nặng nề, bị thiệt hại nhiều về người và của. Chế độ củ bị sụp đổ nhưng cũng để lại nhiều tàn dư, tệ nạn xã hội; nền kinh tế bị kiệt quệ.
- Thời gian đầu sau chiến tranh, chúng ta bị bao vây cấm vận về kinh tế, bị các thế lực thù địch chống phá trên mọi mặt về chính trị lẫn kinh tế. Ở lĩnh vực kinh tế, các thế lực thù địch thực hiện phá hoại máy móc thiết bị, tìm cách cản trở không cho nước ta tiếp cận KHCN hiện đại trên thế giới, đe dọa, ngăn trở các lực lượng tiến bộ trên thế giới giúp đỡ Việt Nam.
- Nền kinh tế Việt Nam xuất phát từ nền nông nghiệp. Cơ cấu kinh tế lạc hậu diễn ra trong thời gian dài.
- Thiếu vốn là khó khăn hàng đầu. Sau khi thực hiện công cuộc đổi mới, thu hút đầu tư nước ngoài, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN thì khó khăn này mới dần dần được khắc phục.
- Thiếu hụt nguồn lực con người. Trong quá khứ, nước ta đã dồn mọi của cải vật chất và sức lực con người cho cuộc chiến giành độc lập và bảo vệ tổ quốc. Do chiến tranh, một số ít trí thức phải đi ra nước ngồi làm cho tình trạng thiếu hụt cán bộ khoa học kỹ thuật càng trầm trọng hơn.
2.4.2.2. Nguyên nhân chủ quan
- Thời gian dài nước ta thực hiện chính sách bao cấp nên càng làm cho nền kinh tế bị kiềm hãm, trì trệ. Từ khi thực hiện đổi mới, xóa bỏ chính sách quan liệu bao cấp, tiến hành xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN thì khó khăn này mới được khắc phục.
- Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm. Trong những năm
gần đây, mặc dù tỉ trọng CNC trong nền kinh tế có tăng nhưng tăng rất
chậm. Việc đưa tiến bộ KHCN vào sản xuất cịn chậm; ít sản phẩm có hàm lượng công nghệ và tri thức cao; công nghiệp CNC phát triển chậm; một số
sản phẩm có sản lượng cao cịn mang tính gia cơng, lắp ráp, giá trị nội địa tăng chậm; tốc độ đổi mới công nghệ còn chậm.
- Hội nhập kinh tế quốc tế còn chậm, chưa thu hút được các nguồn lực từ bên ngoài và phát huy được các tiềm năng bên trong. Trong đó, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực KHCN còn rất mới và còn hạn chế.
- Chậm đổi mới về chính sách liên quan đến CNC. Mặc dù nhà nước
ta đã thấy được tầm quan trọng của phát triển CNC và thực hiện đổi mới
chính sách quản lý về KHCN nói chung, CNC nói riêng nhưng vẫn còn nhiều hạn chế. Việc ban hành các văn bản pháp lý liên quan phát triển CNC
đến nay cơ bản hoàn thành khi Luật CNC đã được ban hành, tuy nhiên so
với yêu cầu thì vẫn rất chậm.
- Chương trình giáo dục đào tạo chưa tiếp cận phương pháp giáo dục hiện đại, còn nặng về lý thuyết, ít thực hành, chưa gắn với sự phát triển của KHCN trên thế giới. Do đó, sau khi ra trường và đi vào làm việc, học viên không thể vào làm việc ngay, mà phải qua thời gian đào tạo của doanh nghiệp hoặc phải đào tạo lại từ đầu. Việc này gây lãng phí rất lớn về thời gian và tiền của của xã hội, của bản thân học viên và doanh nghiệp sử dụng lao động đó.
- Việc quy hoạch và xây dựng các khu CNC cịn chậm, cơng tác giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn. Điều này xuất phát ngay từ khâu quy hoạch đã không chuẩn bị kỹ nơi tái định cư cho người dân. Đồng thời, đơn
giá đền bù đất đai chưa thỏa đáng gây ra tình trạng khiếu nại kéo dài. Bên
cạnh đó, một số cán bộ chưa giải quyết thỏa đáng cho người dân và có biểu hiện tiêu cực trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng. Sự việc càng kéo dài thì chi phí giải phóng mặt bằng, chi phí xây dựng càng tăng.
Tựu trung lại, bằng việc phân tích, khảo sát điều tra chương 2, luận văn đã phân tích tồn cảnh việc phát triển công nghệ cao ở TP.HCM về mặt
định tính và định lượng, những ưu điểm và nhược điểm, những mặt đã đạt
được và chưa được. Luận văn đã nhận xét đánh giá các mặt ảnh hưởng đến
sự phát triển công nghệ cao ở TP.HCM về vốn, nguồn nhân lực, các phát minh sáng chế, bí quyết cơng nghệ cịn ít, kinh nghiệm quản lý cịn đang trong q trình học hỏi và hồn thiện. Việc phân tích làm sáng tỏ thực trạng chương 2 là cơ sở thực tiễn cho các quan điểm và giải pháp để phát triển công nghệ cao tại TP.HCM ở chương 3.
Chương 3
NHỮNG QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VÀ
GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ PHÁT TRIỂN CƠNG NGHỆ CAO TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Để xây dựng và phát triển nền kinh tế Việt Nam nhằm đạt tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; điều tất yếu chúng ta cần phải tiến hành CNH,HĐH. Một trong những nhiệm vụ cơ bản của CNH, HĐH là phát triển lực lượng sản xuất, nhân tố đóng vai trị quan trọng của nó là phát triển cơng nghệ cao thích ứng với sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học công nghệ trên thế giới hiện nay. Để thực hiện tốt nhiệm vụ quan trọng này, chúng ta cần phải vạch ra mục tiêu, phương hướng, nắm vững các quan điểm cơ bản và thực hiện các giải pháp chủ yếu sau đây.
3.1. Mục tiêu, phương hướng:
3.1.1. Mục tiêu:
Một là, nâng cao tiềm lực khoa học và công nghệ của đất nước đạt trình độ trung bình tiên tiến trong khu vực vào năm 2010, đạt trình độ tiên tiến trong khu vực vào năm 2030. Tăng hàm lượng khoa học và công nghệ trong các sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam, tạo chuyển biến cơ bản về năng suất, chất lượng và hiệu quả ở một số ngành kinh tế quan trọng.
Hai là, cung cấp đầy đủ và kịp thời các luận cứ khoa học cho quá trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước, phục vụ phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập thành công vào nền kinh tế khu vực, thế giới.
Ba là, nâng cao trình độ, chất lượng và hiệu quả của các cơng trình
nghiên cứu trong nước, tăng số lượng cơng trình khoa học đạt trình độ quốc tế, các phát minh sáng chế.
Bốn là, tập trung phát triển cơng nghệ cao mà TP.HCM có lợi thế
phục vụ việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm chủ yếu. Bố trí 50% nhiệm vụ của các chương trình khoa học và cơng nghệ trọng điểm cấp nhà nước được ứng dụng và phục vụ trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh. Các nhiệm vụ còn lại phục vụ nâng cao năng lực lựa chọn, tiếp thu, làm chủ và cải tiến các công nghệ sẽ được ứng dụng cho giai đoạn sau năm 2010.
Phát triển thị trường công nghệ, bảo đảm giá trị giao dịch mua bán công nghệ đạt mức tăng trưởng bình qn 10%/năm.
Năm là, có bước chuyển biến mạnh mẽ trong việc ứng dụng và phát triển công nghệ cao, kỹ thuật hiện đại và công nghệ mới phục vụ trực tiếp cho việc triển khai thực hiện chiến lược ứng dụng và phát triển công nghệ cao và hình thành một số ngành cơng nghiệp cơng nghệ cao.
Đẩy nhanh tiến độ xây dựng, hồn thành việc xây dựng Khu cơng
nghệ cao TP.HCM vào năm 2010. Tăng cường thu hút đầu tư và hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ cao.
Sáu là, hình thành đội ngũ cán bộ khoa học và cơng nghệ trình độ cao,
đủ sức tổ chức nghiên cứu và giải quyết những nhiệm vụ khoa học và công nghệ trọng điểm quốc gia ở trình độ quốc tế; vận hành có hiệu quả một số phịng thí nghiệm trọng điểm quốc gia. Xây dựng các nhóm nghiên cứu, tìm kiếm bí quyết cơng nghệ làm cơ sở để hình thành và phát triển các doanh nghiệp khoa học và công nghệ.
3.1.2. Phương hướng:
Một là, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn, đặc biệt là những vấn đề lý luận cơ bản phục vụ sự nghiệp công nghiệp hố, hiện đại
hố đất nước và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế; phát triển và hoàn thiện hệ thống lý luận về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam, cung
cấp đủ luận cứ khoa học cho việc hoạch định các chủ trương, đường lối,
chính sách của Đảng và Nhà nước.
Hai là, đẩy mạnh nghiên cứu cơ bản trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, chú trọng nghiên cứu có định hướng ứng dụng phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và các lĩnh vực Việt Nam có thế mạnh.
Ba là, tăng cường năng lực nghiên cứu phát triển công nghệ trong nước, làm chủ công nghệ hiện đại, nhanh chóng nâng cao khả năng cạnh tranh của các sản phẩm chủ lực, tốc độ và chất lượng tăng trưởng của các doanh nghiệp và cả nền kinh tế.
Bốn là, ứng dụng rộng rãi các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ thích hợp nhằm phát huy thế mạnh vùng miền, tạo việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân.
Năm là, tập trung đầu tư phát triển đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, đạt trình độ quốc tế. Đẩy nhanh
tốc độ hiện đại hoá cơ sở hạ tầng khoa học và cơng nghệ đạt trình độ trung
bình tiên tiến trong khu vực.
3.2. Các quan điểm cơ bản
3.2.1. Quan điểm toàn diện
Đây là một trong những quan điểm cơ bản trong quá trình phát triển
CNC ở TP.HCM, bởi lẽ phát triển CNC, chính là phát triển lực lượng sản
xuất, nó trực tiếp tác động đến tất cả các ngành, các lĩnh vực của nền sản xuất xã hội, của TP.HCM.
Phát triển CNC làm thay đổi các yếu tố của quá trình sản xuất từ đối tượng lao động, tư liệu lao động, sức lao động, thay đổi quá trình sản xuất trong từng doanh nghiệp đến tồn bộ q trình sản xuất, thay đổi thói quen tập qn của nền sản xuất nơng nghiệp truyền thống, sang nền sản xuất công nghệ hiện đại. Vì vậy, quan điểm tồn diện địi hỏi trong q trình phát triển phải chú trọng đầy đủ các nhân tố tác động tác động đến CNC, đến toàn bộ nền sản xuất xã hội.
Phát triển CNC là nhiệm vụ chung của cả nước, trong đó có TP.HCM nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Phát triển CNC trong quá trình CNH,
HĐH đất nước, là quá trình tạo dựng nền kinh tế quốc gia có nền cơng
nghiệp hiện đại. Do đó, phải chú trọng trong một cách tồn diện khơng chỉ ở
một địa phương, ở TP.HCM, không chỉ một ngành mà là tất cả các địa
phương trong cả nước, các ngành của nền kinh tế quốc dân. Hơn thế, phát triển công nghệ cao không phải bằng mọi giá mà phải quan tâm đến ảnh hưởng tác động đến môi trường, điều kiện xã hội, việc làm, tận dụng tiềm năng của đất nước, phát huy nội lực.
3.2.2. Quan điểm lịch sử cụ thể
Quan điểm lịch sử cụ thể là một trong những quan điểm cơ bản, quan điểm này nhấn mạnh đến hiệu quả của quá trình phát triển CNC. Như đã đề cập ở trên phát triển CNC là làm thay đổi các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất. Vì vậy, cần quán triệt quan điểm lịch sử cụ thể. Quan điểm này đòi hỏi gắn với mỗi giai đoạn phát triển khác nhau của nền sản xuất xã hội, phải có các giải phát phát triển khác nhau. Việc phát triển CNC phải gắn liền với sự phát triển của khoa học, công nghệ trên thế giới, không chỉ là CNC đơn thuần so với trình độ phát triển của Việt Nam, của TP.HCM.
Quan điểm lịch sử cụ thể đòi hỏi việc phát triển công nghệ cao phù hợp với điều kiện thực tiễn của TP.HCM, là một TP năng động đi đầu trong
cả nước, phù hợp với từng lĩnh vực từng ngành của TP.HCM trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phân công lại lao động xã hội. Việc phát triển CNC không chỉ là trang bị cơng nghệ đơn thuần mà phải thích ứng với từng giai đoạn để tận dụng tối đa tiềm năng sẵn có của TP.HCM. Quan điểm này địi hỏi phải được cụ thể hóa bằng các văn bản, chính sách, các ngành cơng nghệ cao cụ thể mà TP quan tâm phát triển.
3.2.3. Quan điểm phát triển
Vận động và phát triển là một quy luật tất yếu của nền sản xuất xã hội, của quá trình phát triển CNC. Việc phát triển CNC không chỉ là phương tiện
để phát triển mà cịn là mục đích của nền sản xuất xã hội nói chung và của
TP.HCM nói riêng. Quan điểm phát triển khơng có nghĩa là dàn đều đối với tất cả các ngành của TP. Để mang lại hiệu quả, rút ngắn, cần phải biết đi tắt,
đón đầu, biết chọn lựa mũi nhọn các ngành CNC để phát triển đối với
TP.HCM.
Quan điểm phát triển phải gắn liền với hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, chứ không phải phát triển công nghệ cao để phát triển. Quan điểm phát triển đòi hỏi phải thích ứng với từng giai đoạn, từng ngành, từng lĩnh vực, trong tiến trình vận động và phát triển của TP.HCM. Cần lưu ý không phải phát triển công nghệ cao với bất cứ giá nào mà là phát triển phải gắn liền với CNC,HĐH ở Việt Nam, ở TP.HCM.
Phát triển phải tận dụng được năng lực sản xuất sẵn có, phát triển phải tận dụng được lợi thế tuyệt đối và lợi thế tương đối, sao cho khai thác tối có hiệu quả cao nhất các tiềm năng sẵn có của TP.HCM; mặt khác phát triển là
để thúc đẩy sản xuất phát triển nhanh sao cho tốc độ tăng trưởng kinh tế
nhanh, bền vững, nâng cao mức sống của người dân TP.HCM.
Khẳng định quan điểm này Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X chỉ rõ: “Phát triển khoa học và công nghệ ở nước ta phải phù hợp với xu
thế phát triển nhảy vọt của cách mạng khoa học công nghệ trên thế giới. Cố gắng đi ngay vào công nghệ hiện đại với một số lĩnh vực then chốt và từng bước mở rộng ra toàn bộ nền kinh tế. Chú trọng phát triển CNC để tạo đột phá và công nghệ dùng nhiều lao động để giải quyết việc làm” [10,31].
3.2.4. Quan điểm lấy hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội là trọng tâm
Đây là quan điểm tổng hợp của cả ba quan điểm trên. Quan điểm này có tính ngun tắc và tính mục đích của nền sản xuất xã hội. Việc phát triển CNC phải chú ý các ngành phù hợp với năng lực và nhu cầu của TP.HCM đồng thời phải thật sự mang lại hiệu quả về mặt kinh tế, xã hội. Có một số ngành CNC trong giai đoạn hiện tại TP.HCM chưa cần thiết phát triển ngay như công nghệ vũ trụ, công nghệ đại dương,… Phải chú ý phát triển các ngành cần nguồn đầu tư vừa sức của thành phố và mang lại hiệu quả cao.
Việc phát triển công nghệ cao phải gắn liền việc tăng lên về chất lượng cuộc sống người dân về vật chất cũng như tinh thần. Người dân của TP và cả nước phải được hưởng lợi ích từ việc phát triển CNC. Do đó, ở những khu vực được quy hoạch để hình thành các khu CNC thì phải bảo
đảm cho người dân ở đó được đền bù giải phóng mặt bằng bằng thỏa đáng,
đồng thời con em của họ phải được ưu tiên tạo việc làm ở khu CNC nhằm
giúp cho đời sống của họ được nâng lên.
3.3. Những giải pháp chủ yếu phát triển công nghệ cao ở TP.HCM
Trong thời đại ngày nay, với sự phát triển nhanh như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học cơng nghệ trên thế giới, xu thế quốc tế hóa, tồn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế. Để thúc
đẩy nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững đòi hỏi phải phát
triển CNC và do vậy chúng ta cần thực hiện một số giải pháp cơ