2.2. Thực trạng phát triển công nghệ cao ở TP.HCM
2.2.2.2. Thực trạng về nguồn nhân lực
TP.HCM có 130 đơn vị nghiên cứu khoa học là các viện, trung tâm và trường đại học, cao đẳng, trong đó 84% (109 đơn vị) thuộc các cơ quan Trung ương quản lý, TP chỉ quản lý 16% số đơn vị. Tại TP.HCM hiện có 29 trường đại học, 19 trường cao đẳng, 20 viện nghiên cứu. Đội ngũ cán bộ chuyên trách nghiên cứu triển khai số lượng ít.
Theo số liệu thống kê, dân số thành phố có tăng lên nhưng tăng chậm, trong khi số lượng sinh viên được đào tạo tăng đáng kể. Điều này thể hiện qua số liệu sau:
Bảng 2.4. Dân số TP.HCM
Đvt người
01/10/1979 01/4/1989 01/4/1999 01/10/2004
Toàn thành 3,419,977 3,988,124 5,037,155 6,117,251 A-Các quận nội thành 2,842,945 3,319,942 4,124,287 5,140,412 B-Các huyện 577,032 668,182 912,868 976,839
(Nguồn: Cục thống kê TP.HCM năm 2005)
Dân số TP.HCM đã tăng nhanh chóng, cụ thể từ 3.419.977 người vào năm 1979 lên 6.117.251 người vào năm 2004, và lên 6.840.000 người (vào năm 2008). Chúng ta thấy rõ qua biểu đồ sau;
Biểu 2.4. Dân số TP.HCM 0 1,000,000 2,000,000 3,000,000 4,000,000 5,000,000 6,000,000 7,000,000 01/10/1979 01/4/1999 Toàn thành A-Các quận nội thành
B-Các huyện
Cùng sự phát triển của dân số, số lượng học sinh sinh viên cũng tăng lên đáng kể như sau;
Bảng 2.5. Giáo dục ở TP.HCM 1976-1977 1985-1986 1995-1996 2004-2005 Mẫu giáo Số giáo viên … 4.171 3.576 6.886 Số học sinh … 122.064 105.619 147.808 Phổ thông Số giáo viên 19.068 25.736 25.132 33.887 Số học sinh 745.883 753.571 779.092 881.996 Đại học Số giáo viên 2.892 3.471 4.593 9.631 Số sinh viên 17.831 29.919 120.889 297.100
(Nguồn: Cục thống kê TP.HCM năm 2006)
Bên cạnh đó, cơng tác giải quyết việc làm đã đạt kết quả đáng khích lệ, số người được giới thiệu việc làm ngày càng tăng. Cụ thể được thể hiện qua bảng số liệu và biểu đồ sau:
Bảng 2.6. Số người được giới thiệu việc làm trong độ tuổi lao động ở TP.HCM
2000 2004 2005 2006 2007
Số người được giới
thiệu việc làm 197,699 222,437 234,529 239,630 259,149 Việc làm ổn định 173,975 195,745 206,386 210,874 228,050 Việc làm tạm thời 23,724 26,692 28,143 28,756 31,099
(Nguồn: Cục thống kê TP.HCM năm 2008)
Qua bảng trên, ta thấy số người được giới thiệu việc làm trong độ tuổi lao động tăng đều, mỗi năm tăng khoảng vài ngàn trở lên. Trong đó việc làm ổn định ln chiếm tỉ lệ cao.
Biểu 2.5. Biểu đồ về số liệu giới thiệu việc làm ở TP.HCM 0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 2000 2004 2005 2006 2007
Số người được giới thiệu việc làm Việc làm ổn định Việc làm tạm thời
(Nguồn: Cục thống kê TP.HCM năm 2008)
Xét về cơ cấu lao động theo ngành, nguồn lao động được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.7: Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế trên địa bàn TP.HCM năm 2005 và dự kiến đến năm 2010 Chỉ tiêu 2005 2010 Trị số (ngàn người) Cơ cấu (%) Trị số (ngàn người) Cơ cấu (%)
Tổng số lao động đang làm việc 2.803 100,00 3.430 100,00
Trong đó:
1. Nông, lâm, thủy sản 135 4,80 124 3,62 2. Sản xuất, chế biến lương thực, thực phẩm,
thuốc lá, thuốc lào
111 3,95 108 3,14 3. Chế biến giấy, gỗ và sản phẩm từ giấy, gỗ 45 1,62 44 1,27 4. Sản xuất vật liệu xây dựng và các chất
khoáng phi kim loại
30 1,07 37 1,09 5. Hóa chất và thuốc chữa bệnh 50 1,77 62 1,81
Chỉ tiêu 2005 2010 Trị số (ngàn người) Cơ cấu (%) Trị số (ngàn người) Cơ cấu (%) 6. Cao su và plastic 65 2,33 76 2,23 7. Sản xuất máy móc, thiết bị 76 2,70 90 2,63 8. Sản xuất kim loại đen, màu (trừ máy móc
thiết bị)
89 3,18 111 3,23 9. Dệt, may, giày da 564 20,13 637 18,57 10. Sản phẩm in và nhà xuất bản 21 0,74 25 0,72 11. Các ngành cơng nghiệp khác cịn lại 71 2,54 99 2,89 12. Xây dựng 174 6,21 232 6,76 13. Thương nghiệp 399 14,22 517 15,07 14. Khách sạn, nhà hàng 128 4,58 149 4,34 15. Vận tải , bưu điện 206 7,35 272 7,93 16. Các ngành dịch vụ khác 639 22,81 847 24,70
Nguồn: Báo cáo đề án “ Điều chỉnh quy hoạch kinh tế – xã hội TP.HCM đến năm 2010” do Viện Kinh tế TP.HCM thực hiện
Qua biểu trên, ta thấy cơ cấu nguồn nhân lực phục vụ phát triển CNC còn rất thấp, chỉ chiếm 2,54% vào năm 2005, dự kiến chỉ đạt 2,89% vào năm 2010.
Trong những năm vừa qua TP.HCM đã có sự quan tâm nhất định trong việc đầu tư phát triển nguồn nhân lực nói chung; nhất là nguồn vốn đào tạo nguồn nhân lực CNC. Khu CNC TP.HCM đã có trung tâm đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp. Ngoài ra, một số doanh nghiệp đã
chủ động đào tạo theo yêu cầu của cơng ty mình. Tập đồn Intel đã có
chương trình trao học bổng cho sinh viên, khuyến khích trong việc đào tạo,
thơng và cơ khí tại các trường kỹ thuật hàng đầu của Việt Nam có kết quả xuất sắc sẽ được học tiếp 2 năm cuối tại Đại học Portland State theo chương trình 3+2 (gồm 3 năm tại Việt Nam và 2 năm tại Hoa Kỳ). Sinh viên sẽ được nhận văn bằng cử nhân của Hoa Kỳ, và trở về làm việc tại nhà máy Intel Products Việt Nam sau khi tốt nghiệp. Toàn bộ kinh phí đầu tư cho chương trình du học này khoảng 2 triệu USD. Nhờ đó, Khu CNC hiện có 2.990 lao động trong nước và 77 lao động người nước ngồi đang làm việc.
Tại cơng viên phần mềm Quang Trung đến cuối năm 2005, đã có trên 3.300 người đang làm việc và học tập. Dự kiến đến năm 2010, số người làm việc và học tập sẽ tăng lên 20.000 người. Tại đây có 6 trung tâm đào tạo gồm: NIIT - Lotus (hợp tác Ấn Độ), Sài Gòn tech (hợp tác Hoa kỳ), Trung tâm đào tạo thiết kế điện tử (hợp tác Cadence Hoa kỳ), Trung tâm công nghệ mạng - Cisco, Trung tâm đào tạo SDE, Trung tâm E-learning Việt - Nhật.
Trung tâm cơng viên phần mềm Sài Gịn hiện tại thường xuyên có 500 người làm việc. Đây cũng là nơi thường xuyên tổ chức đào tạo các lớp chuyên sâu về CNTT.
Nguồn nhân lực tại khu E-Town hiện có 1.000 người đang làm việc. Đây là trung tâm đào tạo CNTT lớn thứ ba của TP sau công viên phần mềm Quang Trung và SSP.
Tại các viện, trung tâm nghiên cứu số lao động làm việc hiện có 1.800 người. Đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật của thành phố tuy có tăng lên, song số cán bộ khoa học cơng nghệ cịn thiếu và tuổi cao. Các chính sách để thu hút chuyên gia giỏi, chuyên gia đầu ngành, đội ngũ lao động chất xám chưa giải quyết thỏa đáng, hiện tượng chảy máu chất xám diễn ra nhưng chưa có những chế tài cụ thể. Trình độ của lực lượng khoa học cơng nghệ chậm cập nhật tri thức hiện đại của thế giới, đội ngũ cán bộ khoa học chưa đồng đều, thiếu cán bộ đầu đàn trong lĩnh vực CNC.
Nhìn chung, dù TP có nhiều cố gắng trong đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển CNC nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu. Công tác đào tạo, chưa có sự gắn kết trong đào tạo giữa các trường đại học, trung tâm với các khu CNC, chủ yếu các doanh nghiệp CNC tự đào tạo nguồn nhân lực cho mình. Do đó, việc đáp ứng nguồn nhân lực cho CNC chỉ mang tính đối phó, chưa mang tính bền vững lâu dài.