TP .HCM
3.2. Các quan điểm cơ bản
3.2.4. Quan điểm lấy hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội là trọng tâm
Đây là quan điểm tổng hợp của cả ba quan điểm trên. Quan điểm này có tính ngun tắc và tính mục đích của nền sản xuất xã hội. Việc phát triển CNC phải chú ý các ngành phù hợp với năng lực và nhu cầu của TP.HCM đồng thời phải thật sự mang lại hiệu quả về mặt kinh tế, xã hội. Có một số ngành CNC trong giai đoạn hiện tại TP.HCM chưa cần thiết phát triển ngay như công nghệ vũ trụ, công nghệ đại dương,… Phải chú ý phát triển các ngành cần nguồn đầu tư vừa sức của thành phố và mang lại hiệu quả cao.
Việc phát triển công nghệ cao phải gắn liền việc tăng lên về chất lượng cuộc sống người dân về vật chất cũng như tinh thần. Người dân của TP và cả nước phải được hưởng lợi ích từ việc phát triển CNC. Do đó, ở những khu vực được quy hoạch để hình thành các khu CNC thì phải bảo
đảm cho người dân ở đó được đền bù giải phóng mặt bằng bằng thỏa đáng,
đồng thời con em của họ phải được ưu tiên tạo việc làm ở khu CNC nhằm
giúp cho đời sống của họ được nâng lên.
3.3. Những giải pháp chủ yếu phát triển công nghệ cao ở TP.HCM
Trong thời đại ngày nay, với sự phát triển nhanh như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học công nghệ trên thế giới, xu thế quốc tế hóa, tồn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế. Để thúc
đẩy nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững đòi hỏi phải phát
triển CNC và do vậy chúng ta cần thực hiện một số giải pháp cơ bản sau đây:
3.3.1. Giải pháp về vốn
Đây là giải pháp cơ bản quan trọng đầu tiên đối với bất cứ nước nào trong qúa trình xây dựng và phát triển kinh tế; đặc biệt đối với TP.HCM để
có được tốc độ tăng trưởng cao và bền vững. Vốn cần được giải quyết trên
hai mặt: vốn hiện vật và vốn giá trị; nguồn để huy động là vốn trong nước và vốn ngoài nước.
Trước hết vốn hiện vật, để phát triển CNC cần khảo sát kiểm tra một cách chặt chẽ những cơng nghệ nào cịn phù hợp với điều kiện phát triển của thực tiễn, những công nghệ nào cần thay thế, thời hạn thanh lý, nguốn vốn đảm bảo cho thanh lý. Việc thanh lý những cơ sở vật chất kỹ thuật lạc hậu cần phải tính đến trong điều kiện TP.HCM sử dụng nhiều trình độ cơng nghệ
để tận dụng tối đa năng lực sản xuất sẵn có của nền kinh tế. Điều kiện cần
thiết cho việc sử dụng công nghệ mới là CNC cần phải giải quyết các đối tượng lao động thích ứng với q trình phát triển của nền kinh tế xã hội. Tránh tình trạng nhiều KCN,KCX có trình độ CNC song lại thiếu đối tượng lao động nhân tố cơ bản để tạo ta sản phẩm. Phải nhanh chóng tiếp cận và sử dụng nhiều loại đối tượng lao động chưa từng có trong tự nhiên.
Đối với nguồn vốn lao động cần có tính toán một cách cụ thể ngay từ khi lập dự án để phát triển CNC. Nhất là trong điều kiện sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học cơng nghệ để có được nguồn lao động thích ứng, tránh tình trạng một số các khu cơng nghệ mở ra nhưng thiếu nguồn lao động tương ứng, phải đảm bảo cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu của nguồn vốn này.
Nguồn vốn trong nước, thơng qua cơ chế chính sách thích hợp để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, nguồn vốn nhàn rỗi của các doanh nghiệp để tập trung cho nguồn vốn.
Đối với nguồn vốn ngoài nước, đây là một kênh quan trọng trong điều kiện ngày nay. Thơng qua các chính sách, các hình thức mời gọi đầu tư, tổ chức các cuộc hội thảo, hội nghị, diễn đàn đầu tư trong và ngoài nước. Đặc biệt là cần phải thơng qua các chích sách thích hợp và thuận lợi kêu gọi Việt kiều về đầu tư tại TP.HCM; đây là nguồn vốn rất lớn là cơ sở để thúc đẩy nhanh việc phát triển CNC.
Lập Quĩ đầu tư mạo hiểm, đây là loại quĩ quan trọng đối với quá trình phát triển CNC. Tuy nhiên, việc hiểu biết qũi này còn rất hạn chế cả về số lượng và tầm nhìn. Chính vì lẽ đó cần phải tun truyền, phổ biến để mọi người dân, doanh nghiệp biết được vai trò vị trí của qũy đầu tư mạo hiểm, đây là kênh đầu tư hấp dẫn trong tiến trình phát triển CNC. Kiến nghị triển khai mơ hình quỹ ĐTMH tại Việt Nam, thành lập Quỹ ĐTMH từ nguồn vốn Nhà nước (chủ yếu là nguồn vốn KH và CN và vốn vay ngân hàng) để hỗ trợ cho các doanh nghiệp phát triển cơng nghệ cao, hình thành hệ thống các doanh nghiệp KH và CN vừa và nhỏ có năng lực cạnh tranh tốt.
Đối với Việt Nam việc hình thành quản lý Quỹ ĐTMH nhằm phát
triển doanh nghiệp CNC, tạo cơ chế hỗ trợ đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp. Hình thức quản lý quỹ là doanh nghiệp chịu trách nhiệm bảo tồn và phát triển vốn. Nguồn vốn bao gồm vốn điều lệ chủ yếu của Nhà nước, vốn của các cổ đông và cá nhân, vốn quyên góp của hội và các nguồn đầu tư khác. Đối tượng đầu tư là những dự án đổi mới cơng nghệ có hàm lượng CNC của các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân đầy đủ đặc biệt về phuơng thức đầu tư.
Một là, đầu tư theo cổ phần tham gia (phương thức đầu tư chủ yếu), lựa chọn các doanh nghiệp kinh doanh có thành tích nổi bật, dự án có khả năng phát triển và hiệu suất hoàn trả đầu tư cao, đã có quy mơ phát triển nhất định, thị trường xác định rõ ràng, trong vòng từ ba đến năm năm khả
năng mở rộng thị trường và thực thi chuyển nhượng cổ phần còn lại tương đối lớn.
Hai là, đầu tư khống chế cổ phần hoặc đầu tư độc lập, lựa chọn là dự
án khởi nghiệp có tiềm năng phát triển tốt, dự án có quyền sở hữu trí tuệ, thành tựu cơng nghệ có trình độ dẫn đầu trong nước, triển vọng thị trường đặc biệt tốt.
Ba là, hợp tác đầu tư (cho vay chu chuyển ngắn hạn): Hỗ trợ hoạt
động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp chấp nhận đầu tư và cơng
nghiệp hố thành quả theo phương thức rút vốn ngắn hạn, nâng cao tỷ lệ chu chuyển và tỷ lệ hoàn trả vốn. Trọng điểm lựa chọn là doanh nghiệp có thành tích kinh doanh tương đối tốt, có nguồn vốn đáng tin cậy và có năng lực tiến hành hợp tác đầu tư. Và cuối cùng về phương thức rút vốn: chuyển nhượng niêm yết cổ phần, chuyển nhượng thoả thuận cổ phần hợp nhất doanh nghiệp được đầu tư.
3.3.2. Xây dựng, phát triển và hoàn chỉnh các khu CNC
Từ bài học kinh nghiệm của các nước phát triển CNC ở Trung Quốc và Ấn Độ, TP.HCM cần có kế hoạch, chương trình phát triển CNC, nghĩa là cần có một chiến lược đầu tư đúng đắn kể cả trước mắt và lâu dài. Cần lựa chọn những ngành CNC cần phát triển trước mắt và trong tương lai nhất là những ngành có nhiều tiềm năng.
Văn kiện Đại hội X chỉ rõ: “ Phát triển cơng nghệ, đẩy mạnh có chọn lọc việc nhập công nghệ, mua sáng chế kết hợp với cơng nghệ nội sinh để nhanh chóng đổi mới và nâng cao trình độ cơng nghệ; phát triển cơng nghệ cao, nhất là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học và công nghệ vật liệu mới”. [10,36].
Cần tiếp cận và nắm vững các thông tin về các tập đoàn trên thế giới, các doanh nghiệp trong nước chuyên về các ngành CNC, để hướng sự phát triển theo yêu cầu của TP.HCM.
Đẩy nhanh tốc độ bồi thường giải phóng mặt bằng, xây dựng kết cấu
hạ tầng. Từ nay đến năm 2030 cần quy hoạch, xây dựng thêm hai hoặc ba khu CNC. Khắc phục những hạn chế, lãng phí, q trình xây dựng cần lưu ý khi khu CNC này sắp sửa được lấp đầy doanh nghiệp thì mới xây dựng khu CNC khác. Cần phải có chiến lược kế hoạch cụ thể, nghiên cứu khảo sát, tránh mở rộng thiếu quy hoạch, thiếu tần nhìn chiến lược. Giải quyết kịp thời
vấn đề giải phóng mặt bằng, thực hiện đúng pháp luật, hợp tình hợp lý,
chuẩn bị chu đáo việc tái định cư cho người dân.
Phát triển nhiều vườn ươm công nghệ cao. Đây là yếu tố quan trọng và không thể thiếu trong việc phát triển CNC. Cần dành phần diện tích đất thích hợp trong các khu CNC để có các vườn ươm cơng nghệ cao. Mở rộng việc thành lập vườn ươm CNC ở các khu nông nghiệp CNC, các viện nghiên cứu, các trung tâm nghiên cứu ở các trường đại học.
Nhà nước cần hỗ trợ về các mặt như: ưu tiên về mặt bằng, thủ tục, miễn giảm thuế, hổ trợ nguồn nhân lực, hổ trợ vốn, khoa học kỹ thuật, nghiên cứu phát minh, …
Văn kiện Đại hội X chỉ rõ: “ Nhà nước tập trung đầu tư vào các chương trình nghiên cứu quốc gia, phấn đấu đạt trình độ khu vực và thế giới; xây dựng tiềm lực khoa học và công nghệ cho một số lĩnh vực trong điểm, công nghệ cao”. [10, 211]. Thành lập mới các trung tâm nghiên cứu, đào tạo công nghệ cao, chú trọng vấn đề tự nghiên cứu, ứng dụng. Thời gian đầu có thể nhập khẩu cơng nghệ nước ngoài để tăng nhanh năng lực sản xuất và giảm dần tỷ trọng chi tiêu của Chính phủ cho hoạt động KH-CN. Nhưng về lâu dài, phải coi “KH-CN hiện đại là những yếu tố năng động và có tính
quyết định trong các động lực tăng trưởng mới...”. Mở rộng các hình thức
đặt hàng các đề tài nghiên cứu ứng dụng đối với các trường đại học, trung
tâm nghiên cứu.
Văn kiện Đại hội X chỉ rõ: “ Đa dạng hóa các nguồn lực đầu tư cho khoa học và công nghệ, huy động các thành phần kinh tế tham gia các hoạt
động khoa học công nghệ. Đẩy mạnh hội nhập kinh tế trong lĩnh vực khoa
học và công nghệ. Nâng cao chất lượng và khả năng thương mại của các sản phẩm khoa học và công nghệ; Đẩy mạnh việc đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp” [10,100].
3.3.3. Giải pháp về nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là nhân tố không chỉ làm sống lại công nghệ sẵn có mà cịn tạo ra cơng nghệ mới. Bởi vậy, cho dù nguồn vốn đầu tư thật dồi dào song nguồn nhân lực không cân đối hay không phát triển tương ứng thì CNC cũng khơng thể phát triển được.
Văn kiện Đại hội X chỉ rõ: “ Có chính sách trọng dụng nhân tài, các nhà khoa học đầu ngành, tổng cơng trình sư, kỹ sư trưởng, kỹ thuật viên lành nghề và cơng nhân kỹ thuật có tay nghề cao; thu hút các nhà khoa học, công nghệ giỏi ở trong nước, ngoài nước và trong cộng đồng người Việt Nam định cư ở nước ngoài.” [10, 36]
Vấn đề quan trọng hàng đầu mà các đơn vị cần quan tâm giải quyết là
đào tạo đội ngũ nguồn nhân lực có trình độ CNC. Phải đổi mới nội dung
chương trình đào tạo gắn với sự phát triển của cách mạng khoa học, công nghệ trên thế giới. Quán triệt phương châm học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn nhà trường gắn liền với xã hội.
Cần phải từng bước nâng cao cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy và học tập ở các trường đại học và cao đẳng, hỗ trợ một cách tối đa các điều kiện cần thiết cho việc việc học tập cho sinh viên.
Phải có quy hoạch và kế hoạch phát triển mạng lưới trường đào tạo, các trung tâm dạy nghề về số lượng, chất lượng và cơ cấu đội ngũ nguồn lao động được đào tạo. Giải quyết dứt điểm tình trạng mở ra các khu cơng nghệ có trình độ cơng nghệ cao nhưng khơng tuyển được đội ngũ lao động tương ứng. Kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo và sử dụng, giữa lý luận và thực tiễn. Có chiến lược, kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực trong từng giai đoạn cụ thể, trước mắt và lâu dài: 2011-2015, 2016-2020, 2021-2025 và 2025-2030). Thành phố cần có chính sách hỗ trợ các chương trình tự đào tạo nguồn nhân lực do các doanh nghiệp CNC thực hiện.
Để đào tạo nguồn lao động phát triển toàn diện có chất lượng cao, cần chu trọng đầy đủ trên các mặt, chất lượng, số lượng, giáo dục, y tế, bảo hiểm xã hội, bồi dưỡng nhân tài. Thành lập hệ thống khuyến khích và chứng nhận
lao động kĩ thuật cao trong các ngành công nghiệp. Các chương trình học
bổng, hổ trợ tín dụng cho sinh viên.
Bên cạnh việc đào tạo ở trong nước, cần liên doanh liên kết đào tạo ngoài nước, cử sinh viên, chuyên gia sang nước ngoài để học tập, nghiên cứu, mời gọi các chuyên gia nước ngoài, các việt kiều trí thức về phục vụ phát triển kinh tế đất nước:
Có chính sách ưu đãi và thuận lợi thu hút chun gia cơng nghệ cao nước ngồi vào làm việc, thực hiện trả lương cao, phù hợp năng lực từng người, hình thành các cơng ty cổ phần tạo sự gắn bó chặt chẽ của người lao động đối với doanh nghiệp.
3.3.4. Giải pháp về chính sách kinh tế
Hồn thiện về cơ chế, chính sách kinh tế có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Chính sách kinh tế là xương sống để phát triển cơng nghệ cao. Do đó, hệ thống các chính sách kinh tế phải thơng thống, cụ thể trên các lĩnh vực hoạt động.
Văn kiện Đại hội X chỉ rõ: “ Chúng ta chủ trương đổi mới cơ chế quản lý khoa học và công nghệ theo hướng Nhà nước đầu tư vào các chương trình nghiên cứu quốc gia đạt trình độ khu vực và thế giới, xây dựng tiềm lực khoa học và công nghệ của một số lĩnh vực trong điểm”: [10, 36]. Tạo môi trường thuận lợi cho phát triển sản xuất kinh doanh như cải tiến thủ tục hành chính, có chính sách thơng thống, giải phóng mặc bằng, nâng cấp kết cấu hạ tầng về giao thông, bến cảng, phương tiện vận chuyển, giảm chi phí lưu thơng …
Tạo hành lang pháp lý ổn định, vững chắc, tạo điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư yên tâm đầu tư vào Việt Nam lâu dài. Hơn nữa, cần quan tâm đến lĩnh vực đặc thù đầu tư CNC đòi hỏi vốn lớn. Có chính sách khuyến khích, hỗ trợ của Nhà nước vào một số ngành, sản phẩm CNC. Cần tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh sự phát triển của ngành công nghiệp theo hướng hiệu quả, bền vững.
Hoàn thiện đầy đủ hệ thống luật pháp Luật khoa học công nghệ, Luật chuyển giao cơng nghệ, Luật sở hữu trí tuệ, Luật cơng nghệ thông tin, Luật giao dịch điện tử, Luật đầu tư, nghị định 99/2003/NĐ-CP (28/08/2003)…ban hành quy chế Khu CNC, và các văn bản dưới luật. Hồn thiện chính sách ưu
đãi về thuế, tín dụng, xây dựng, xuất nhập khẩu đối với CNC. Chính sách ưu
đãi thuế, miễn giảm thuế nhập khẩu các loại máy móc thiết bị CNC, miễn trưng thu các loại thuế đối với cơ cấu ươm cơng nghệ; Xây dựng chính sách ưu đãi thuế đối với các đối tượng đầu tư mạo hiểm, khuyến khích các nguồn vốn trong nhân dân đầu tư vào hoạt động sản xuất CNC.
Văn kiện Đại hội X chỉ rõ: “ Nhà nước khuyến khích các hoạt động sáng tạo, hồn thiện và ứng dụng cơng nghệ mới, thơng qua các chính sách hỗ trợ phát triển, cơng nhận và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Có chính sách hấp dẫn để các cơng ty xun quốc gia đầu tư và chuyển giao công nghệ mới
cho các doanh nghiệp Việt Nam. Chú trọng nhập khẩu công nghệ hiện đại; từng bước phát triển công nghệ trong nước” [10, 100]
Chính sách ưu đãi về vốn cho các đối tượng vay để phục vụ xây dựng cơ bản cho hoạt động công nghệ cao. Ngân hàng nhà nước cần ưu tiên giải quyết các nguồn vốn dự án phục vụ công tác mở rộng, sản xuất và xây dựng khu CNC; đồng thời cho phép các ngân hàng nước ngoài tham dự vào hoạt động của khu CNC.
Chính sách ưu đãi xuất nhập khẩu: cần tạo mọi điều kiện về thủ tục, thời gian thơng quan hàng hóa, chính sách ưu đãi về thuế xuất khẩu, thuế