Biểu đồ 2.3 : Tỷ lệ nợ xấu của Agribank qua các năm 2006-2008
1.2. Rủi ro trong hoạt động ngân hàng
1.2.2.3. Xếp hạng tín dụng, phân loại nợ
- Xếp hạng tín dụng
Xếp hạng tín dụng chủ yếu bao gồm đánh giá rủi ro tổn thất do người đi vay không trả được nợ như đã thỏa thuận dựa trên các thơng tin định tính và định lượng.
Xếp hạng nội bộ do cán bộ ngân hàng tiến hành và không được phép tiết lộ ra bên ngoài. Xếp hàng của các tổ chức độc lập được coi là nguồn tham khảo của xếp hạng nội bộ. Ba phương pháp xếp hạng nội bộ phổ biến là:
+ Phương pháp dựa trên thống kê: sử dụng chủ yếu cho khoản vay của doanh nghiệp nhỏ và vừa;
+ Phương pháp dựa trên mơ hình định lượng và ý kiến chuyên gia: chủ yếu dựa vào kết quả mơ hình định lượng, nhưng được điều chỉnh bởi ý kiến chuyên gia;
+ Phương pháp chuyên gia.
- Phân loại nợ
Hệ thống xếp loại phải thỏa mãn các yêu cầu sau: + Mọi rủi ro tín dụng đều được xếp loại;
+ Số lượng món vay đủ để thực hiện xếp loại;
+ Xếp loại được thực hiện chính xác và đúng kỳ hạn;
+ Xếp loại phản ánh được rủi ro của cả người vay và cơ cấu khoản vay. Hệ thống xếp loại chia các khoản vay thành 5 nhóm:
- Nợ nhóm 1 – Nợ đủ tiêu chuẩn: gồm 4 loại sau:
+ Nợ đủ tiêu chuẩn (khơng có rủi ro);
+ Đủ tiêu chuẩn ở mức vừa phải (rất ít rủi ro);
+ Đủ tiêu chuẩn ở mức trên trung bình (rủi ro hạn chế); + Đủ tiêu chuẩn ở mức trung bình (rủi ro trung bình).
- Nợ nhóm 2 – Nợ cần chú ý: gồm 2 loại sau:
+ Nợ cần chú ý (suy giảm khả năng trả nợ);
+ Nợ cần chú ý đặc biệt (có năng lực yếu kém trong hồn trả)
- Nợ nhóm 3 – Nợ dưới tiêu chuẩn: Các khoản vay không được bảo đảm
bằng khả năng trả nợ của khách hàng hoặc tài sản đảm bảo. Có khả năng mất một phần vốn cho vay. Một ví dụ cho nợ này là nợ quá hạn từ 90 – 180 ngày.
- Nợ nhóm 4 – Nợ nghi ngờ: là nợ có vấn đề nghiệm trọng hoặc khó có khả
năng thu hồi nợ gốc và lãi vay. Khả năng mất vốn rất lớn. Một ví dụ cho nợ này là nợ quá hạn từ 181 – 360 ngày.
- Nợ nhóm 5 – Nợ có khả năng mất vốn: nợ thuộc nhóm này sẽ phải xóa nợ
và được quản lý, theo dõi để tận thu.