Xây dựng hệ thống quản trị rủi ro tổng hợp và tăng cường hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng các chuẩn mực của hiệp ước basel trong quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn VN (Trang 63 - 66)

Biểu đồ 2.3 : Tỷ lệ nợ xấu của Agribank qua các năm 2006-2008

3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tại Ngân hàng

3.2.2. Xây dựng hệ thống quản trị rủi ro tổng hợp và tăng cường hoạt

động kiểm toán nội bộ:

Hiện nay trong hệ thống Agribank tồn tại Ủy ban ALCO, Hội đồng tư vấn tín dụng và Trung tâm phịng ngừa, xử lý rủi ro tín dụng. Tuy nhiên trong cơ cấu tổ chức, các cơ quan tham mưu này khi thực hiện nhiệm vụ được giao chưa phối hợp chặt chẽ với nhau. Do đó, giải pháp đưa ra ở đây là tích hợp 3 cơ quan trên vào chung một khối là Khối quản lý rủi ro.

Sơ đồ 3.1: Mơ hình quản lý rủi ro đề xuất Khối quản lý rủi ro

Ban quản lý rủi ro tín dụng

Ban quản lý rủi ro phi tín dụng

Ban quản lý tín dụng

Quản lý rủi ro thị trường

Quản lý rủi ro hoạt động

Quản lý rủi ro định chế tài chính

Xếp hạng rủi ro và báo cáo danh mục

Chính sách và thơng tin tín dụng

Khối quản lý rủi ro chịu trách nhiệm kiểm soát tất cả rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động và các rủi ro khác của Ngân hàng. Chức năng quản lý rủi ro phải được thể hiện trong tất cả quy trình nghiệp vụ. Quản lý rủi ro sẽ là nơi phê duyệt trước khi tiến hành nghiệp vụ kinh doanh, chứ không phải là giám sát sau khi nghiệp vụ đã thực sự phát sinh. Khối quản lý rủi ro cũng đảm nhận một số chức năng hỗ trợ như xây dựng chính sách, quy trình, xếp hạng tín dụng, thơng tin, xử lý nợ…

Ban quản lý rủi ro tín dụng là nơi phê duyệt tín dụng của Ngân hàng. Khơng chỉ phê duyệt các khoản cho vay khách hàng là tổ chức và cá nhân, bộ phận này phê duyệt các các nghiệp vụ trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng (bao gồm cả gửi tiền qua đêm và có kỳ hạn).

Ban quản lý rủi ro phi tín dụng gồm 3 bộ phận nhỏ:

- Bộ phận quản lý rủi ro thị trường: quản lý các rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá

hối đoái, rủi ro giá cả chứng khốn và hàng hóa, rủi ro thanh khoản trong phạm vi

toàn hệ thống.

- Bộ phận quản lý rủi ro hoạt động: quản lý các rủi ro phát sinh trong hoạt động của Ngân hàng, bao gồm những vấn đề phát sinh do quy trình, người thực thi, hệ thống nội bộ không đầy đủ…

Bộ phận quản lý rủi ro định chế tài chính: quản lý các rủi ro liên quan đến hoạt động ngân hàng bán bn.

Ban quản lý tín dụng là bộ phận hỗ trợ quản lý rủi ro, thực hiện các nhiệm vụ quan trọng sau:

- Rà soát kết quả xếp hạng khách hàng, phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro tín dụng;

- Xây dựng cơ chế, chính sách tín dụng, phân bổ danh mục đầu tư theo ngành, vùng, quy mô khách hàng;

- Tập hợp, xử lý, báo cáo cấp có thẩm quyền thơng tin tín dụng của toàn hệ thống;

- Xử lý nợ xấu, nợ nghi ngờ và tìm cách tối đa hóa tỷ lệ thu hồi nợ từ khách hàng.

Bên cạnh khối quản lý rủi ro, Agribank cần phát huy vai trò của kiểm toán nội bộ trong quản lý rủi ro tín dụng.

Kiểm tốn nội bộ là hoạt động kiểm tra, rà soát, đánh giá một cách độc lập, khách quan đối với Khối quản lý rủi ro; đánh giá độc lập về tính thích hợp và sự tuân thủ các chính sách, thủ tục quy trình đã được thiết lập trong Agribank, thơng qua đó đưa ra các kiến nghị, tư vấn nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các hệ thống, các quy trình, quy định, góp phần đảm bảo Ngân hàng hoạt động an toàn, hiệu quả, đúng pháp luật.

Hiện nay, kiểm toán nội bộ của được tổ chức thành hệ thống thống nhất trong toàn hệ thống, trực thuộc và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Kiểm soát. Tuy nhiên, hoạt động kiểm toán nội bộ vẫn chưa đạt hiệu quả cao vì nhân viên thực hiện kiểm toán nội bộ chưa đủ năng lực cần thiết, chưa đảm bảo được yêu cầu nhằm đảm bảo tính độc lập và khách quan.

Do đó, để phát huy vai trị của kiểm tốn nội bộ trong quản lý rủi ro tín dụng, cần thiết phải tuân thủ các yêu cầu sau đây:

- Hạn chế tối đa việc kiểm toán viên nội bộ tham gia kiểm toán các hoạt động, các bộ phận mà kiểm tốn viên đó chịu trách nhiệm thực hiện hoạt động hoặc quản lý bộ phận đó trong vịng 03 năm trước đây.

- Kiểm tốn viên nội bộ khơng thực hiện kiểm tốn đối với một quy trình mà kiểm tốn viên này là người chịu trách nhiệm chính trong việc xây dựng quy trình đó.

- Đảm bảo kiểm tốn viên nội bộ khơng có những xung đột quyền lợi với

đơn vị, bộ phận được kiểm toán; kiểm toán viên nội bộ khơng được thực hiện kiểm tốn đối với đơn vị, bộ phận mà người điều hành đơn vị, bộ phận đó là người thân của kiểm tốn viên nội bộ.

- Thực hiện luân chuyển kiểm toán viên nội bộ, khơng để một kiểm tốn viên nội bộ thực hiện kiểm toán một đơn vị, bộ phận cụ thể trong nhiều năm liên tục.

- Cần có biện pháp kiểm tra nhằm đảm bảo tính độc lập và khách quan của cơng tác kiểm tốn nội bộ ngay trong q trình thực hiện kiểm tốn tại đơn vị, bộ phận được kiểm toán và trong giai đoạn lập, gửi báo cáo kiểm toán.

Song song với việc phát huy vai trị của kiểm tốn nội bộ, cần tn thủ quy trình đánh giá đảm bảo chất lượng hoạt động của kiểm toán nội bộ. Cụ thể:

- Đánh giá nội bộ: là việc tự đánh giá lại hoạt động kiểm toán nội bộ vào

cuối cuộc kiểm toán, và việc tự đánh giá lại hàng năm về tổng thể hoạt động kiểm tốn nội bộ do chính bộ phận kiểm toán nội bộ thực hiện nhằm đảm bảo chất lượng của hoạt động kiểm toán nội bộ. Kết quả đánh giá nội bộ hàng năm phải được báo cáo cho Ban Kiểm soát và được ghi nhận trong Báo cáo kiểm toán nội bộ thường niên.

- Đánh giá độc lập: là việc đánh giá hàng năm về chất lượng hoạt động của

kiểm toán nội bộ do tổ chức kiểm toán độc lập thực hiện. Kết quả đánh giá độc lập về chất lượng kiểm toán nội bộ phải được tổ chức kiểm toán độc lập ghi nhận trong Báo cáo thường niên của Ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng các chuẩn mực của hiệp ước basel trong quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn VN (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)