Một số chỉ tiêu cơ bản của Agribank qua các năm 2006 – 2008

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng các chuẩn mực của hiệp ước basel trong quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn VN (Trang 43)

STT Chỉ tiêu Năm 2006 (tỷ đồng) Năm 2007 (tỷ đồng) Năm 2008 (tỷ đồng) 2007 so với 2006 2008 so với 2007 1 Tổng nguồn vốn 246.530 326.897 400.485 132,60% 122,51% 2 Nợ phải trả 236.150 311.377 382.687 131,86% 122,90% 3 Vốn chủ sở hữu 10.380 15.343 17.613 147,81% 114,80% 4 Cho vay khách hàng 186.348 247.092 288.941 132,60% 116,94% 5 Thu nhập lãi thuần 9.014 11.893 14.441 131,94% 121,42% 6 Thu nhập thuần từ hoạt

động kinh doanh

10.971 15.839 19.541 144,37% 123,37% 7 Chi phí hoạt động 5.223 6.760 9.341 129,43% 138,18% 8 Thu nhập trước thuế 1.248 2.297 2.789 184,05% 121,42% 9 Thu nhập sau thuế 901 1.657 2.128 183,91% 128,42%

10 Tỷ suất lợi nhuận/Vốn chủ sở hữu 8,68% 12,08% 11 Tỷ lệ nợ phải trả/Tổng nguồn vốn 95,79% 95,25% 95,56% 12 Tỷ lệ cho vay/ Nợ phải trả 78,91% 79,35% 75,50% 13 Tỷ lệ thu nhập lãi thuần /

Thu nhập thuần

82,16% 75,09% 73,90%

(Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 2007, 2008 đã kiểm toán của Agribank. Riêng các số liệu tương đối là tính tốn của tác giả.)

Số liệu bảng 2.1 cho thấy một số xu hướng sau:

- Vốn chủ sở hữu có gia tăng trong năm 2007 (tăng gần 1,5 lần so với năm 2006), Nợ phải trả trên tổng nguồn vốn xoay quanh 96% qua các năm, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu tăng điều qua các năm;

- Tốc độ tăng thu nhập lãi thuần thấp hơn tốc độ tăng thu nhập thuần. Điều

này cho thấy trong 3 năm qua, Ngân hàng đã tăng tỷ trọng nguồn thu ngoài lãi: tỷ trọng thu nhập lãi thuần so với thu nhập thuần giảm từ mức 82% trong năm 2006 xuống còn dưới 74% trong năm 2008;

- Tốc độ tăng thu nhập sau thuế cao hơn tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu tổng nguồn vốn, dư nợ cho vay khách hàng, thu nhập thuần. Điều này cho thấy cố gắng tiết giảm chi phí hoạt động rất lớn của Ngân hàng trong thời gian qua;

- Nếu so sánh tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu trong 2 năm 2007 và 2008 thì tốc độ tăng trưởng chậm lại trong năm 2008. Điều này cho thấy tình hình kinh tế tồn cầu (suy thối), cũng như chính sách quản lý vĩ mơ của nhà nước (thắt chặt tiền tệ) có tác động khơng tốt đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

2.1.2.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng:

Biểu đồ 2.1: Tình hình huy động vốn của Agribank qua 3 năm 2006 – 2008 Đvt: tỷ đồng Đvt: tỷ đồng 231.826 305,671 375.033 0 100,000 200,000 300,000 400,000 2006 2007 2008

(Nguồn: Báo cáo thường niên 2008 của Agribank.)

Theo Báo cáo thường niên 2008 của Agribank, tổng nguồn vốn huy động của khách hàng đến 31/12/2008 đạt 375.033 tỷ đồng, tăng 22,69% so với đầu năm.

Nguồn vốn huy động từ dân cư đạt 173.218 tỷ đồng, tăng 24,1% so với đầu năm,

chiếm tỷ trọng 46% tổng nguồn vốn huy động, trong khi nguồn vốn vay NHNN chỉ còn 28,8 tỷ, giảm 1.755 tỷ (tức 98,4%) so với đầu năm.

- Tình hình hoạt động tín dụng:

Biểu đồ 2.2: Tình hình cho vay của Agribank qua các năm (ĐVT: tỷ đồng)

88,379 106,898 139,381 180,037 186,348 247,092 0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 2002 2003 2004 2005 2006 2007

Biểu đồ 2.2 cho thấy dư nợ cho vay đối với nền kinh tế của Agribank tăng liên tục trong giai đoạn 2002 – 2007. Nếu kết hợp với số liệu dư nợ cho vay cuối năm 2008 ở bảng 2.1 (288.941 tỷ đồng), tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân qua các năm 2002 – 2008 là 22,28%/năm.

- Trích lập dự phịng rủi ro tín dụng:

Bảng 2.2: Tình hình trích lập dự phịng rủi ro tín dụng của Agribank qua các năm 2006 – 2008

STT Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 1 Trích lập dự phịng rủi ro tín dụng (tỷ đồng) 4.500 6.588 7,462 2 Tỷ lệ trích lập trên dư nợ cho vay (%) 2,41% 2,67% 2,58% 3 Tỷ trọng trích lập dự phịng rủi ro tín dụng

trên chi phí hoạt động (%)

86,16% 97,46% 79,88%

(Nguồn: chỉ tiêu 1 lấy từ báo cáo tài chính các năm 2007, 2008. Chỉ tiêu 2 và 3 là tính tốn của tác giả, khi kết hợp chỉ tiêu 1 của bảng này với các chỉ tiêu của bảng 2.1.)

Số liệu bảng 2.2 cho thấy tỷ lệ trích lập dự phịng rủi ro tín dụng tương đối ổn định qua 3 năm (vào khoảng 2,4 – 2,6% tổng dư nợ cho vay), điều này tương đối

bất thường trong năm 2008, nếu tính đến tác động của khủng hoảng tài chính thế giới và chính sách thắt chặt tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước trong cùng thời kỳ. Mặc dù Ngân hàng có thể có hệ thống quản trị rủi ro tín dụng hồn hảo, nhưng rủi ro gia tăng từ môi trường vĩ mô chắc chắn ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của khách hàng và làm gia tăng rủi ro tín dụng.

Cũng số liệu ở bảng 2.2 cho thấy tỷ trọng trích lập dự phịng rủi ro tín dụng vẫn cịn chiếm tỷ trọng khá cao trong chi phí hoạt động: mặc dù Agribank đã có cố gắng trong năm 2008 (tỷ trọng gần 80%) so với 2 năm trước đó, nhưng ngay cả số liệu này vẫn cho thấy sự không ổn định trong thu nhập. Nếu tỷ lệ trích dự phòng rủi ro trong năm 2008 là 3,5% tổng dư nợ cho vay (mà điều này có thể hợp lý với những nguyên nhân đã trình bày ở trên), thì khi đó trích dự phịng rủi ro tín dụng sẽ

là 10.113 tỷ đồng, cao hơn 772 tỷ đồng so với chi phí hoạt động đã cơng bố, và

Ngân hàng sẽ chuyển từ lãi sang lỗ!

- Tỷ lệ nợ xấu:

Biểu đồ 2.3: tỷ lệ nợ xấu của Agribank qua các năm 2006 – 2008

Nguồn: Báo cáo thường niên 2008 của Agribank.

Số liệu từ Sơ đồ 2.3 cho thấy, tỷ lệ nợ xấu của năm 2007 gia tăng 31,57% so với năm 2006, tỷ lệ nợ xấu của năm 2008 gia tăng 7,2% so với số liệu tương ứng năm 2007. Tốc độ gia tăng tỷ lệ nợ xấu có chiều hướng giảm mạnh trong năm 2008, và tỷ lệ nợ xấu này vẫn còn trong mức cho phép của Ngân hàng Nhà nước (3%), cho thấy hoạt động quản trị tín dụng của Agribank đã phát huy hiệu quả. Mặc khác, nếu so sánh với số liệu về trích lập dự phịng rủi ro từ bảng 2.2, ta thấy nợ xấu này có thể được xóa sổ tồn bộ từ nguồn trích lập dự phịng rủi ro tín dụng.

2.1.2.3. Ngun nhân nợ xấu

- Về phía khách hàng vay vốn

+ Sử dụng vốn sai mục đích, khơng có thiện chí trong việc trả nợ:

Khi cho vay các ngân hàng đều mong muốn khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích, có mục đích hợp lý, sử dụng hiệu quả để có thể tái sinh đủ bù đắp các

khoản nợ vay. Đối với các doanh nghiệp, khi vay vốn đều có mục đích rõ ràng,

phương án kinh doanh cụ thể và khả thi; đối với các thể nhân thì có kế hoạch trả nợ cụ thể và khả thi. Tuy nhiên khách hàng sau khi vay lại sử dụng vốn sai mục đích, khơng có thiện chí trả nợ sẽ làm cho các ngân hàng bị tổn thất và rủi ro trong vấn đề thu hồi nợ.

Nếu chiến lược kinh doanh không được quản lý hoạch định tốt sẽ ảnh hưởng

đến nguồn trả nợ. Ngân hàng cho vay dựa trên kế hoạch, chiến lược kinh doanh vì đó là nguồn trả nợ tốt nhất, tuy nhiên nếu sự quản lý hoạch định ấy yếu kém, sẽ làm

cho phương án kinh doanh có thể đi vào phá sản.

+ Tình hình tài chính doanh nghiệp yếu kém, thiếu minh bạch

Hiện nay báo cáo tài chính của các doanh nghiệp cung cấp vẫn chưa phải là nguồn thơng tin xác thực, mặc dù có những báo cáo tốt, có lợi nhuận nhưng bên trong tiềm ẩn, chứa đựng nhiều vấn đề, rủi ro. Do đó ngân hàng khơng có căn cứ

chính xác đáng tin cậy dựa vào thông tin doanh nghiệp cung cấp mà phải dùng tài sản thế chấp làm chỗ dựa để phòng chống rủi ro tín dụng.

+ Một số nguyên nhân khác:

. Hiểu biết hạn chế về sản phẩm, công nghệ và thị trường; . Hoạt động kinh doanh được mở rộng quá khả năng kiểm soát;

. Hạn chế về khả năng hoạch định và kiểm sốt chi phí Nghiên cứu và Phát triển (R&D) sản phẩm;

. Sản phẩm được đưa ra thị trường quá sớm;

. Phụ thuộc quá lớn vào một hay vài khách hàng thị trường chủ chốt; . Quá chú trọng đến tốc độ tăng trưởng và bỏ quên chất lượng tăng trưởng; . Việc thực hiện dự án bị trì hỗn hoặc chậm tiến độ.

- Về phía ngân hàng

. Cơng tác kiểm tra giám sát nội bộ các ngân hàng còn yếu kém

Mỗi ngân hàng nên có kiểm tốn nội bộ thường xuyên thanh tra, kiểm tra giám sát hoạt động của ngân hàng mình. Ưu thế của kiểm tốn nội bộ là nhanh

chóng, kịp thời và sâu sát với những vấn đề phát sinh để khắc phục ngay, phòng

ngừa hạn chế được rủi ro. Tuy nhiên trong thời gian trước đây, cơng việc kiểm tốn nội bộ của các ngân hàng hầu như chỉ tồn tại trên hình thức, chưa triệt để và nghiêm túc, do đó vẫn chưa thật sự hiệu quả trong việc quản lý rủi ro tại các ngân hàng.

. Nhân viên ngân hàng thiếu đạo đức và trình độ chuyên mơn nghiệp vụ, cố tình gian lận, lừa đảo:

Con người là vốn quý của nhân loại, sử dụng người có tài có đức sẽ giúp ích rất nhiều trong bất kỳ lĩnh vực nào. Tuy nhiên, nếu nhân viên thiếu đạo đức, yếu

kém về trình độ chun mơn nghiệp vụ sẽ gây hậu quả không nhỏ cho ngân hàng. Cụ thể có nhiều vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tiền vốn ngân hàng nguyên nhân xuất phát từ sự tiếp tay của các nhân viên ngân hàng như làm giả hồ sơ, lập khống chứng từ, định giá tài sản đảm bảo cao hơn nhiều so với thực tế … Riêng nhân viên yếu kém thiếu năng lực không nhận biết được thật giả trong hồ sơ giấy tờ, gây thiệt hại cho ngân hàng.

Đạo đức của nhân viên là một trong các yếu tố quan trọng, cần thiết trong

việc hạn chế rủi ro tín dụng. Một nhân viên kém về năng lực có thể bồi dưỡng thêm, nhưng một nhân viên tha hóa về đạo đức mà lại giỏi về nghiệp vụ thì vơ cùng nguy hiểm khi bố trí trong khâu tín dụng.

. Thiếu giám sát và quản lý sau cho vay

Thông thường, các ngân hàng vẫn chưa chú trọng đến công tác giám sát quản lý sau cho vay mà tập trung chủ yếu trước cho vay. Tuy nhiên việc theo dõi giám sát sau cho vay là rất cần thiết và quan trọng. Thường xuyên thăm hỏi khách hàng sẽ giúp ngân hàng sớm phát hiện ra được vấn đề khó khăn, nguy cơ tiềm ẩn của

khách hàng cũng như những cơ hội bán chéo sản phẩm, vừa mang lại thêm lợi nhuận cho ngân hàng vừa giảm thiểu được rủi ro.

. Chưa có sự hợp tác giữa các ngân hàng:

Ngày nay, tình hình cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt, do đó hiếm có sự hợp tác với nhau để nắm bắt kịp thời thông tin về khách hàng vay. Sẽ khơng thể có trường hợp một khách hàng vay tại nhiều ngân hàng, nếu khơng có sự hợp tác, chia sẻ thông tin giữa các ngân hàng.

-. Những nguyên nhân từ quản lý vĩ mô của nhà nước

+ Thi hành luật pháp:

Luật và các văn bản có liên quan của Việt Nam khơng đồng bộ, và cịn nhiêu khê, cụ thể là việc quy định Ngân hàng thương mại có quyền xử lý tài sản đảm bảo nợ vay khi khách hàng không trả được nợ, tuy nhiên để thực hiện được điều này thì

rất khó và tốn nhiều thời gian. Hơn nữa, trên thực tế, các ngân hàng thương mại khơng làm được điều này vì ngân hàng là một tổ chức kinh tế, không phải là cơ

quan quyền lực Nhà nước nên khơng có chức năng cưỡng chế, nếu có thì cũng chờ

đưa ra Tồ án xử lý qua con đường tố tụng, dẫn đến thời gian thu hồi được nợ là

khá lâu, tốn nhiều chi phí cũng như nhân lực.

+ Cơng tác thanh tra, kiểm tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước chưa hiệu quả:

Mơ hình tổ chức của thanh tra ngân hàng còn nhiều bất cập, chưa hiệu quả, hoạt động thanh tra giám sát còn thụ động theo kiểu xử lý những việc đã phát sinh, ít có khả năng ngăn chặn và phịng ngừa rủi ro. Vì thế có những sai phạm của các ngân hàng thương mại không được thanh tra ngân hàng Nhà nước cảnh báo sớm, có biện pháp ngăn chặn từ đầu, để đến khi hậu quả nặng nề xảy ra rồi mới can thiệp.

+ Hệ thống thơng tin quản lý cịn yếu kém:

Cách đây 10 năm, Việt Nam bị đánh giá là có mơi trường thơng tin kém

minh bạch và thiếu nguồn dữ liệu thông tin. Đến nay môi trường thông tin đã được

cải thiện, các cơ quan thông tin sau một thời gian hoạt động trong nền kinh tế thị

trường đã thu thập và lưu trữ được những thông tin tối thiểu cần thiết. Một vài cơ

quan thông tin đang hoạt động ở Việt Nam như Trung tâm Thông tin doanh nghiệp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Trung tâm Thông tin của Tổng cục Thống kê, Trung

tâm Đăng ký tài sản thế chấp của Bộ tư pháp, Trung tâm thơng tin tín dụng ngân

hàng (CIC).

Trong đó, kênh cung cấp thơng tin về tình hình hoạt động tín dụng tốt nhất ở Việt Nam hiện nay chính là Trung tâm thơng tin tín dụng ngân hàng (CIC) của Ngân hàng Nhà nước. CIC đã hoạt động được hơn một thập niên, cung cấp kịp thời về tình hình tín dụng, nhưng vẫn cịn nhiều hạn chế và yếu kém. Thơng tin thiếu cập nhật, cung cấp đơn điệu, chưa đáng tin cậy tuyệt đối. Việt Nam vẫn còn hạn chế

trong khâu quản lý thông tin, cung cấp thông tin minh bạch, do đó sẽ là thách thức cho hệ thống ngân hàng trong việc mở rộng và kiểm sốt tín dụng. Nếu các ngân hàng cạnh tranh bằng cách cố gắng chạy theo thành tích, tăng trưởng tín dụng trong

điều kiện mơi trường thơng tin bất đối xứng thì không tránh khỏi nguy cơ nợ xấu

gia tăng.

2.1.2.4. Cơng tác an tồn vốn và quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nơng nghiệp và PTNT VN

- Những mặt làm được:

Ngay từ tháng 07 năm 2004, Agribank ban hành Sổ tay Tín dụng, sử dụng cho tồn hệ thống Ngân hàng Nơng nghiệp và PTNT. Nội dung Sổ tay gồm 16 Chương, trong đó có 6 chương đề cập trực tiếp đến quản lý rủi ro tín dụng, cụ thể:

+ Chương 2: Cơ cấu bộ máy quản lý tín dụng, tách biệt chức năng kiểm tra giám sát tín dụng độc lập với các phịng ban nghiệp vụ tín dụng. Tại Hội sở, thành

lập Trung tâm Phòng ngừa và Xử lý rủi ro để tham mưu cho Hội đồng quản trị và

Tổng Giám đốc về thu thập, cung cấp, lưu trữ và phân tích thơng tin phịng ngừa rủi ro, tổng hợp và xử lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh của toàn hệ thống. Tại chi

nhánh, thành lập Bộ phận kiểm tra và giám sát tín dụng độc lập, trực thuộc Phịng

Kiểm tra, kiểm tốn nội bộ của chi nhánh, và độc lập với các Phòng nghiệp vụ tín dụng.

+ Chương 5: Hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hàng khách hàng. Hệ

thống này nhằm đánh giá xác suất một khách hàng tín dụng khơng thực hiện nghĩa vụ tài chính của mình đối với ngân hàng cho vay. Hệ thống này sử dụng bảng tiêu chuẩn đánh giá các tiêu chí để chấm điểm tín dụng và bảng các chỉ số tài chính

chuẩn, xếp hạng các khách hàng tổ chức và cá nhân thành 10 hạng, từ hạng AAA hoặc Aaa (loại tối ưu) đến loại D hoặc d (loại rất yếu kém). Căn cứ vào hạng khách hàng mà có chủ trương và chính sách tín dụng phù hợp. Hạng khách hàng được

đánh giá lại mỗi năm 1 lần.

+ Chương 11: Quản lý nợ có vấn đề. Chương này quy định phân loại khoản vay thành 7 hạng, từ hạng I (chất lượng cao nhất) đến hạng VII (các khoản vay tồn

đọng), quy trình quản lý nợ có vấn đề, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng các chuẩn mực của hiệp ước basel trong quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn VN (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)