Định hướng cơng tác tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng các chuẩn mực của hiệp ước basel trong quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn VN (Trang 59 - 61)

Biểu đồ 2.3 : Tỷ lệ nợ xấu của Agribank qua các năm 2006-2008

3.1. Định hướng cơng tác tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT

Việt Nam trong những năm tới

Việt Nam đang tập trung vào sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trước hết là cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp nơng thơn. Trong lộ trình Việt Nam trở thành nước công nghiệp vào năm 2020, phát triển nền kinh tế trở thành một nền kinh tế công nghiệp có nghĩa là phát triển hợp lý cơ cấu công nghiệp thuần, công nghiệp trong dịch vụ và công cơng nghiệp trong dịch vụ “tam nơng”. Đó là chiến lược toàn diện và lâu dài trên con đường xây dựng một quốc gia “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

Từ giữa năm 2009, tình hình kinh tế thế giới có những chuyển biến tích cực: các nền kinh tế hàng đầu như Mỹ, Nhật, EU… đã thoát ra khỏi suy thoái, tuy nhiên dấu hiệu tăng trưởng chưa vững chắc. Bên cạnh đó, nỗi lo về lạm phát tại Mỹ khi Chính phủ nước này bị “thâm hụt kép” (vừa thâm hụt ngân sách, vừa thâm hụt mậu dịch), và nguy cơ USD mất dần vị trí đồng tiền dự trữ đã đẩy giá vàng lên mức cao nhất trong lịch sử.

Nền kinh tế Việt Nam trong năm 2009, mặc dù tốc độ tăng trưởng GDP thấp nhất kể từ năm 2006, nhưng vẫn nằm trong nhóm các nước có tốc độ tăng trưởng cao nhất. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn không tránh khỏi ảnh hưởng của suy thối tồn cầu: xuất khẩu giảm lần đầu tiên sau nhiều năm, dự trữ ngoại tệ giảm sút, cán cân tổng thể bị thâm hụt… Tăng trưởng kinh tế vẫn dựa vào lợi thế lao động rẻ và khai thác tài nguyên thiên nhiên. Thực trạng này đặt ra yêu cầu phải tái cấu trúc nền kinh

tế, đẩy mạnh cải cách hành chính, đổi mới doanh nghiệp nhà nước để tạo tiền đề

Trong báo cáo thường niên năm 2007, Ngân hàng Nông nghiệp nêu rõ định hướng phát triển đến năm 2010, trong đó các định hướng liên quan đến cơng tác tín dụng là:

- Giữ vững và củng cố vị thế chủ đạo và chủ lực trong vai trị cung cấp tài chính, tín dụng cho khu vực nông nghiệp, nông thôn, tập trung đầu tư phát triển các phân khúc thị trường đem lại hiệu quả cao tại khu vực đô thị, khu công nghiệp, các trường đại học, cao đẳng…

- Phát triển đủ 39 sản phẩm dịch vụ mới theo dự án WB trên nền tảng công nghệ thông tin phù hợp để đáp ứng nhu cầu khách hàng và yêu cầu hội nhập.

- Phát triển thương hiệu và xây dựng văn hoá doanh nghiệp Agribank, từng bước đưa Agribank trở thành “Lựa chọn số một” đối với khách hàng hộ sản xuất, doanh nghiệp nhỏ và vừa, kinh tế trang trại, hợp tác xã tại các địa bàn nông nghiệp, nông thôn và là “Ngân hàng chấp nhận được” đối với khách hàng lớn, dân cư có thu nhập cao tại khu vực đô thị, khu công nghiệp.

- Lành mạnh hố tài chính, thơng qua việc cải thiện chất lượng tài sản, nâng cao hiệu quả kinh doanh, giảm chi phí đầu vào, nâng cao hiệu quả nguồn vốn đáp ứng các tiêu chuẩn và thơng lệ quốc tế về an tồn hoạt động.

- Phấn đấu đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 8% bằng việc thực hiện đầy đủ các cam kết về xử lý nợ xấu và có cơ chế tăng vốn điều lệ.

- Xây dựng hệ thống quản trị rủi ro tập trung, độc lập và toàn diện theo tiêu chuẩn quốc tế để phát triển bền vững.

- Triển khai áp dụng công nghệ thông tin, nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghệ ngân hàng; xây dựng và triển khai hệ thống thông tin quản trị trên nền tảng của hệ thống kế toán theo tiêu chuẩn quốc tế.

- Nâng cao năng lực điều hành và phát triển các kỹ năng quản trị ngân hàng hiện đại, nâng cao chất lượng, hiệu quả cơng tác kiểm tra, kiểm sốt nội bộ.

Định hướng này chỉ rõ thị trường tín dụng mục tiêu của Agribank là khu vực nông nghiệp, nông thôn, đồng thời hồn thiện cơng tác quản trị tín dụng theo tiêu

chuẩn quốc tế như đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, xây dựng hệ thống quản trị rủi ro, triển khai hệ thống thông tin quản trị.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng các chuẩn mực của hiệp ước basel trong quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn VN (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)