Vận dụng phương pháp đánh giá và xếp loại các ngân hàng thương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng các chuẩn mực của hiệp ước basel trong quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn VN (Trang 75 - 85)

Biểu đồ 2.3 : Tỷ lệ nợ xấu của Agribank qua các năm 2006-2008

3.3. Giải pháp hỗ trợ

3.3.5. Vận dụng phương pháp đánh giá và xếp loại các ngân hàng thương

thương mại theo CAMELS của các ngân hàng nước ngoài đối với Ngân hàng thương mại.

CAMELS là những chữ cái viết tắt để chỉ các chỉ tiêu cấu thành hệ thống xếp hạng đối với một ngân hàng gồm: Capital (vốn), Assets (tài sản) Management (quản lý), Earnings (lợi nhuận), Liquidity (thanh khoản) và Sensitivity (độ nhạy cảm với các rủi ro thị trường). Đối với nhiều ngân hàng, khái niệm này không phải là xa lạ. Nhưng việc xây dựng một hệ thống chỉ số theo tiêu chuẩn CAMELS và sử dụng nó như một cơng cụ để giám sát và phòng ngừa rủi ro trong hoạt động ngân hàng thì cịn là vấn đề mới mẻ đối với các ngân hàng Việt Nam.

Cho đến nay, NHNN đã ban hành Quyết định số 06/2008/QĐ-NHNN ngày 12/03/2008 quy định xếp loại ngân hàng thương mại cổ phần, theo các chỉ tiêu sau:

- Vốn tự có

- Chất lượng tài sản - Năng lực quản trị

- Kết quả hoạt động kinh doanh. - Khả năng thanh khoản.

Tổng số điểm tối đa theo 5 chỉ tiêu trên là 100 điểm. Tùy theo điểm thực tế, các ngân hàng được xếp loại như sau:

- Loại A: tổng số điểm từ 80 điểm trở lên, đồng thời điểm của từng chỉ tiêu không thấp hơn 65% số điểm tối đa của từng chỉ tiêu đó.

- Loại B: tổng số điểm từ 60 điểm đến 79 điểm và có điểm số của từng chỉ tiêu khơng thấp hơn 50% số điểm tối đa của từng chỉ tiêu đó; hoặc có tổng số điểm cao hơn 79 điểm nhưng có điểm số của ít nhất một chỉ tiêu từ trên 50% đến dưới 65% số điểm tối đa của chỉ tiêu đó.

- Loại C có tổng số điểm đạt từ 50 điểm đến 59 điểm và có điểm số của từng chỉ tiêu không thấp hơn 45% số điểm tối đa của từng chỉ tiêu đó; hoặc có tổng số điểm cao hơn 59 điểm nhưng có điểm số của ít nhất một chỉ tiêu từ trên 45% đến dưới 50% số điểm tối đa của chỉ tiêu đó.

- Loại D: khơng thuộc 3 loại trên.

Như vậy, Quyết định này đã tiếp cận gần đầy đủ các chỉ tiêu cấu thành hệ thống xếp hạng đối với một ngân hàng theo chuẩn mực quốc tế. Tuy nhiên, Quyết

định này chỉ mới áp dụng đối với ngân hàng thương mại cổ phần, đồng thời chưa

công bố những quyền lợi, nghĩa vụ của các ngân hàng khi có kết quả xếp hạng. Mặc khác, tuy Quyết định yêu cầu sử dụng các số liệu báo cáo đã kiểm tốn, nhưng nhiều chỉ tiêu khơng thể hiện trong báo cáo tài chính, dẫn đến có khả năng kết quả xếp loại chưa phản ánh trung thực năng lực quản trị rủi ro của ngân hàng.

- Mở rộng phạm vi áp dụng của Quyết định cho tất cả các ngân hàng thương mại, kể cả ngân hàng thương mại nhà nước, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam và ngân hàng 100% vốn nước ngoài theo tinh thần chỉ phân biệt đối xử theo ngành nghề và địa bàn kinh doanh, chứ không phân biệt đối xử theo thành phần kinh tế;

- Để đảm bảo tính trung thực của số liệu, NHNN cần chính thức áp dụng hệ thống đánh giá theo tiêu chuẩn CAMELS đối với các ngân hàng thương mại trong thanh tra tại chỗ và giám sát từ xa. Khi đó, q trình thanh tra sẽ được rút ngắn đáng kể về thời gian; nội dung thanh tra sẽ chỉ tập trung vào những chỉ tiêu "có vấn đề" trong hệ thống xếp hạng theo tiêu chuẩn CAMELS. Như vậy, hiệu quả thanh tra sẽ được tăng lên đáng kể và các ngân hàng thương mại được cảnh báo sớm và có thời gian điều chỉnh hoạt động quản trị để giảm thiểu rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động của mình.

3.3.6. Đào tạo nhân lực

Trong mọi hoạt động của một ngân hàng, đội ngũ nhân viên có một vai trị quan trọng, góp phần tạo dựng sự thành công của một ngân hàng. Do vậy, công tác xây dựng một đội ngũ nhân viên vững mạnh, đồn kết, gắn bó và đồng lịng cùng sự nghiệp chung của ngân hàng với chất lượng ngày càng được nâng cao là nhiệm vụ tất yếu và hàng đầu của bất kỳ một ngân hàng nào. Do đó, đề tài đề xuất kiến nghị cơng tác đào tạo nhân lực như sau:

- Tập trung xây dựng, phát triển công tác đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực, xây dựng quy chuẩn cán bộ từ cán bộ quản lý đế cán bộ nghiệp vụ có đầy đủ năng lực, phẩm chất nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển ngân hàng hiện đại và phù hợp với chuẩn mực quốc tế. Triển khai việc cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức; sắp xếp và hợp lý hoá lực lượng lao động ở Hội sở và chi nhánh cho phù hợp mơ hình tổ chức mới, cơ chế quản lý mới cũng như yêu cầu phát triển của Ngân hàng hiện đại.

- Hoàn thiện hệ thống quy trình, chính sách quản lý lao động đi đôi với xây dựng môi trường làm việc thân thiện, lành mạnh và cơ chế khuyến khích bằng vật

chất và cơ hội nghề nghiệp nhằm đảm bảo thu hút lực lượng cán bộ giỏi theo hướng thu nhập bình qn khơng thấp hơn thu nhập bình qn của cán bộ trong ngành.

- Thực hiện quản lý cán bộ theo khối lượng và chất lượng công việc chuyên môn được giao, thực hiện cơ chế đãi ngộ cán bộ theo năng lực thực tế, vị trí cơng tác và mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao. Thực hiện cơ chế đãi ngộ, khen thưởng cùng với các biện pháp khuyến khích phi vật chất thực sự trở thành động lực thúc đẩy các đơn vị, cá nhân nâng cao trình độ, phát huy lịng nhiệt tình, cống hiến trí tuệ và năng lực, nâng cao chất lượng, hiệu quả cơng việc và gắn bó lâu dài với ngành.

- Xây dựng cơ chế thi tuyển chức danh đối với một số vị trí quản lý, lãnh đạo; bố trí lao động phù hợp năng lực cán bộ, vị trí và tính chất cơng việc.

TĨM TẮT CHƯƠNG 3:

Chương này được thiết kế xuất phát từ việc phân tích thực trạng vận dụng chuẩn mực Basel trong quản trị rủi ro tín dụng của Agribank ở Chương 2 và bốn bài học kinh nghiệm rút ra từ việc nghiên cứu kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của các Ngân hàng thương mại lớn ở Việt Nam.

Nhằm phát huy điểm mạnh của Agribank, đồng thời khắc phục các điểm yếu hiện tại để khai thác cơ hội kinh doanh và tránh né nguy cơ từ môi trường kinh doanh trong việc thực hiện định hướng phát triển của Agribank, đề tài đề xuất các giải pháp sau:

- Đảm bảo tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu thơng qua cổ phần hóa Cơng ty mẹ -

Ngân hàng nông nghiệp và PTNT Việt Nam, các công ty con, đơn vị trực thuộc, phát hành trái phiếu theo chương trình mục tiêu, định giá lại tài sản cố định, thực hiện chính sách phân phối lợi nhuận linh hoạt;

- Xây dựng hệ thống quản trị rủi ro tổng hợp và tăng cường hoạt động kiểm toán nội bộ, bằng cách thành lập Khối quản lý rủi ro, bao gồm Ban quản lý rủi ro tín dụng, Ban quản lý rủi ro phi tín dụng và Ban quản lý tín dụng để quản lý rủi ro tín dụng trong mối quan hệ hữu cơ với quản lý rủi ro hoạt động và rủi ro thị trường. Bên cạnh đó, Agribank cần phát huy vai trị của kiểm tốn nội bộ trong quản lý rủi ro tín dụng thơng qua bố trí nhân sự, quy định quyền hạn, trách nhiệm, lập kế hoạch và chú trọng thông tin trong hai loại sản phẩm đầu ra là đánh giá nội bộ và đánh giá độc lập.

- Hoàn thiện hệ thống xếp hạng khách hàng theo hướng xây dựng cơng thức tính điểm xếp hạng khách hàng như là một hàm số hồi quy với nhiều biến số đầu vào thuộc các nhóm thơng tin: ngành kinh doanh, thơng tin tài chính, thơng tin phi tài chính. Định kỳ tái kiểm tra mơ hình, xếp hạng lại khách hàng.

- Hoàn thiện chế độ lương, thưởng và khuyến khích nhân viên nhằm gia tăng sự trung thành, động lực làm việc của nhân viên và thu hút nhân tài, đồng thời loại bỏ những nhân viên kém phẩm chất.

- Phát triển sản phẩm mới theo hướng nghiên cứu đưa ra các sản phẩm kết hợp tín dụng với bảo hiểm rủi ro, hoặc kết hợp tín dụng với tư vấn quản trị kinh doanh.

Để đảm bảo các giải pháp được phát huy tốt, đề tài có một số kiến nghị như sau:

- Chính phủ cần sớm bổ sung vốn điều lệ cho NHTM theo lộ trình, ban hành khn khổ pháp lý cho cơng ty xếp hạng tín nhiệm hoạt động và công ty mua bán nợ của Nhà nước trực thuộc chính phủ.

- Nhà nước cần sớm ban hành văn bản hoàn thiện quy định về xếp hạng khách hàng của Ngân hàng thương mại.

- Hồn thiện cơng tác cung cấp thơng tin tín dụng của CIC

- Xây dựng hệ thống thanh tra, giám sát các hoạt động ngân hàng theo tiêu chuẩn, thông lệ quốc tế

- Vận dụng phương pháp đánh giá và xếp loại các ngân hàng thương mại theo CAMELS của các ngân hàng nước ngoài đối với Ngân hàng thương mại.

- Tập trung xây dựng, phát triển công tác đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực phù hợp với chuẩn mực quốc tế.

KẾT LUẬN

Trong những năm qua, ngành Ngân hàng đã có những cải cách đáng kể theo hướng thị trường và mở cửa khu vực dịch vụ tài chính – ngân hàng trước yêu cầu phát triển kinh tế và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Do đó, việc đưa vào áp dụng các chuẩn mực và thông lệ quốc tế về hoạt động ngân hàng, đặc biệt là hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Việt Nam trong quản trị rủi ro tín dụng là hết sức cần thiết.

Các chuẩn mực cơ bản của Hiệp ước Basel bao gồm đảm bảo an tồn vốn; hồn thiện quy trình cấp tín dụng và giám sát cho vay; đánh giá chất lượng tài sản và dự phịng rủi ro mất vốn tín dụng; phân tán rủi ro tín dụng; sử dụng hệ thống đánh giá xếp hạng nội bộ; ban hành quy trình xem xét, đánh giá giám sát; và công khai thông tin.

Những rủi ro phát sinh trong hoạt động tín dụng của ngân hàng được phân chia thành rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất và các loại rủi ro khác như rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động, rủi ro tỷ giá, rủi ro kỹ thuật. Theo Basel, việc quản trị rủi ro tín dụng được thực hiện thơng qua các biện pháp sau: nhận diện rủi ro tín dụng, kiểm sốt rủi ro trước và sau khi cấp tín dụng, xếp hạng tín dụng và phân loại nợ, quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng.

Đề tài đã tiến hành nghiên cứu thực trạng cơng tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Việt Nam, rút ra những thuận lợi, khó khăn, điểm mạnh, điểm yếu của Ngân hàng trong việc vận dụng các chuẩn mực của Hiệp ước Basel trong quản lý rủi ro tín dụng tại hệ thống Agribank. Đề tài cũng đã khảo sát kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của một số ngân hàng thương mại lớn, từ đó rút ra bốn bài học kinh nghiệm cho Agribank.

Trên cơ sở phát hiện những vấn đề từ thực trạng vận dụng chuẩn mực Basel trong quản trị rủi ro tín dụng của Agribank, đề tài đề xuất các giải pháp sau:

- Đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu;

- Xây dựng hệ thống quản trị rủi ro tổng hợp và tăng cường hoạt động kiểm toán nội bộ;

- Hoàn thiện hệ thống xếp hạng khách hàng theo hướng xây dựng cơng thức tính điểm xếp hạng khách hàng như là một hàm số hồi quy với nhiều biến số đầu vào thuộc các nhóm thơng tin: ngành kinh doanh, thơng tin tài chính, thơng tin phi tài chính;

- Hồn thiện chế độ lương, thưởng và khuyến khích nhân viên nhằm gia tăng sự trung thành, động lực làm việc của nhân viên và thu hút nhân tài, đồng thời loại bỏ những nhân viên kém phẩm chất;

- Phát triển sản phẩm mới theo hướng nghiên cứu đưa ra các sản phẩm kết hợp tín dụng với bảo hiểm rủi ro, hoặc kết hợp tín dụng với tư vấn quản trị kinh doanh.

Bên cạnh các giải pháp đề nghị, đề tài có một số kiến nghị như sau:

- Chính phủ cần sớm bổ sung vốn điều lệ cho NHTM theo lộ trình, ban hành khn khổ pháp lý cho công ty xếp hạng tín nhiệm hoạt động và cơng ty mua bán nợ của Nhà nước trực thuộc chính phủ.

- Nhà nước cần sớm ban hành văn bản hoàn thiện quy định về xếp hạng khách hàng của Ngân hàng thương mại.

- Hồn thiện cơng tác cung cấp thơng tin tín dụng của CIC

- Xây dựng hệ thống thanh tra, giám sát các hoạt động ngân hàng theo tiêu chuẩn, thông lệ quốc tế

- Vận dụng phương pháp đánh giá và xếp loại các ngân hàng thương mại theo CAMELS của các ngân hàng nước ngoài đối với Ngân hàng thương mại.

- Tập trung xây dựng, phát triển công tác đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực phù hợp với chuẩn mực quốc tế.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do thời gian hạn hẹp, kiến thức, kinh nghiệm còn nhiều hạn chế nên luận văn khó tránh khỏi thiếu sót. Kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Quý Thầy, Cơ và đồng nghiệp để đề tài có thể hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Frederic F. Mishkin: Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính. NXB Khoa học và kỹ thuật Hà Nội năm 1994.

2. GS. TS. Dương Thị Bình Minh, TS. Sử Đình Thành: Lý thuyết tài chính

tiền tệ. NXB Thống Kê năm 2003.

3. GS. TS. Lê Văn Tư cùng nhóm biên soạn: Ngân Hàng Thương Mại. NXB Thống Kê năm 2002

4. PGS. TS. Nguyễn Đăng Dờn, TS. Hoàng Đức, TS. Trần Huy Hoàng, Thạc sỹ Trầm Xuân Hương: Tiền tệ - Ngân hàng. NXB Thống Kê 2003

5. PGS. TS. Trần Huy Hoàng: Quản trị ngân hàng thương mại. NXB Lao Động Xã Hội năm 2007

6. Sổ tay tín dụng sử dụng cho tồn hệ thống Ngân hàng Nơng nghiệp và

PTNT Việt Nam. Hà Nội, tháng 7 năm 2004.

7. Tài liệu nghiệp vụ tín dụng. Ngân hàng Nơng nghiệp và PTNT Việt Nam, tháng 06/2007.

8. Trần Đình Định. Quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng theo chuẩn

mực, thông lệ quốc tế và quy định của Việt Nam. NXB Tư pháp năm 2008.

9. Các báo cáo tài chính năm 2005 – 2006 – 2007 – 2008 của Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Việt Nam.

10. Các báo cáo thường niên năm 2005 – 2006 – 2007 – 2008 của Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Việt Nam

11. Các báo cáo thường niên năm 2005 – 2006 – 2007 – 2008 của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

12. Bản cáo bạch phát hành trái phiếu của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

14. Các văn bản pháp quy của NHNN về quản lý tín dụng. 15. Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ.

16. www.sbv.gov.vn; www.google.com.vn; http://vi.wikipedia.org. 17. Tạp chí ngân hàng

18. Tạp chí Thơng tin Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng các chuẩn mực của hiệp ước basel trong quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn VN (Trang 75 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)