4.3.6.3 Nguyên lý hoạt động của hệ thống phanh đối với xe ô tô điện
Khi xe đang chạy với một tốc độ nào đó, nếu ngƣời lái (tài xế) muốn giảm tốc độ xe thì lúc này tài xế sẽ dùng chân tác dụng vào bàn đạp chân phanh (phanh chính) một lực nhất định. Lúc này với cơ cấu địn bẩy chữ L thì bàn đạp chân phanh sẽ tạo một lực do tài xế tác động để kéo đũa phanh di chuyển về phía trƣớc của xe. Nhờ có càng thắng đóng vai trị giữ liên kết giữa đũa phanh và bộ phận cơ cấu phân phối lực phanh nên hệ thống phanh mới có thể hoạt động một cách hiệu quả. Cuối cùng lực sẽ đến bộ chấp hành (phanh tang trống) giúp cho xe giảm tốc độ hoặc dừng xe hẳn.
Khi ngƣời tài xế muốn dừng hoặc đỗ xe thì ngƣời tài xế có thể dùng tay để tác dụng lực vào phanh tay (phanh dừng) nhằm mục đích phanh xe lại không cho xe di chuyển, giữ cố định. Khi lực đƣợc tác dụng vào phanh tay, với cơ cấu địn bẩy thì phanh tay sẽ kéo dây cáp phanh về phía trƣớc của xe. Và nhờ có càng thắng đóng vai trị giữ liên kết giữa dây cáp phanh và bộ phận cơ cấu phân phối lực phanh nên khi phanh mới có thể hoạt động một cách hiệu quả nhất có thể. Lúc này cơ cấu phanh sẽ tác dụng một lực để kéo đũa phanh (nhờ có càng thắng) làm cho má phanh ma sát trực tiếp với trống phanh (trống phanh quay cùng tốc độ với bánh xe) để giúp cho xe có thể dừng lại.
4.3.7 Nghiên cứu, thiết kế hệ thống truyền lực của xe ô tô điện
Hệ thống truyền lực là một trong những hệ thống quan trọng trên xe ô tô điện, với nhiệm vụ truyền mô men xoắn từ động cơ đến các bánh xe chủ động thông qua vi sai và bán trục, đồng thời tạo nên lực đẩy để giúp cho các bánh xe chủ động có thể chuyển động dễ dàng trên mặt đƣờng. Cũng nhờ có bộ vi sai nằm trong hệ thống truyền lực đƣợc bố trí trên xe nên xe mới có thể chuyển động êm dịu qua các khúc cua trên đƣờng, bởi lẽ bộ phận vi sai đóng một vai trị quan trọng trong việc điều chỉnh tốc độ giữa hai bánh xe khi vào các khúc cua, giúp cho xe chạy ổn định hơn.