1.2. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại
1.2.3.2. Phương pháp đánh giá dựa trên mơ hình CAMELS
Mơ hình CAMELS là một hệ thống đánh giá tình trạng vững mạnh của các tổ chức tài chính nói chung và NHTM nói riêng do Cục Quản lý các tổ hợp tín dụng Hoa Kỳ (National Credit Union Administration - NCUA) xây dựng, song khơng chỉ có Hoa Kỳ mà cịn có nhiều nước trên thế giới áp dụng. Sau khủng hoảng kinh tế châu Á 1997, hệ thống đánh giá CAMELS được IMF và WB khuyến nghị áp dụng ở các nước bị khủng hoảng như một trong các biện pháp tái thiết khu vực tài chính.
Mơ hình CAMELS được áp dụng nhằm đánh giá độ an toàn, khả năng sinh lời và thanh khoản của ngân hàng. An toàn được hiểu là khả năng của ngân hàng bù đắp được mọi chi phí và thực hiện được các nghĩa vụ của mình; được đánh giá thông qua đánh giá mức độ đủ vốn, chất lượng tín dụng và chất lượng quản lý. Phân tích theo mơ hình CAMELS dựa trên 6 yếu tố cơ bản được sử dụng để đánh giá hoạt động của một ngân hàng, đó là:2
Capital Aquadecy - Vốn tự có
Mức độ an tồn vốn thể hiện số vốn tự có hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Ngân hàng càng chấp nhận nhiều rủi ro thì càng địi hỏi phải có nhiều vốn tự có để hỗ trợ hoạt động và bù đắp tổn thất tiềm năng liên quan đến mức độ rủi ro cao hơn.
Bằng tỉ lệ này người ta có thể xác định được khả năng của ngân hàng trong việc thanh toán các khoản nợ có thời hạn và đối mặt với các loại rủi ro khác như rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành.
Vốn tự có là căn cứ quan trọng để xác định các giới hạn về cho vay, đầu tư tài chính, đầu tư TSCĐ,…Do đó, có thể nói vốn tự có là nhân tố quyết định quy mô và phạm vi hoạt động của ngân hàng.
Asset Quality - Chất lượng tài sản
Chất lượng TSC là chỉ tiêu tổng hợp nói lên khả năng bền vững về mặt tài chính, khả năng sinh lời, năng lực quản lý và phần lớn rủi ro trong hoạt động kinh doanh.
Chất lượng TSC là yếu tố quyết định hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Trong đó, chất lượng của các khoản cho vay và đầu tư là yếu tố quyết định đến chất lượng TSC của một ngân hàng. Nếu tổn thất trong cho vay lớn sẽ dẫn đến lỗ, làm giảm vốn tự có, ảnh hưởng đến khả năng chi trả và biểu hiện của quản lý của ngân hàng yếu kém.
Management Ability - Năng lực quản trị điều hành
Các chính sách về quản lý con người, các chính sách quản lý chung của tổ chức, các hệ thống thông tin, các chế độ kiểm soát và kiểm toán nội bộ, các kế hoạch chiến lược và ngân sách đều được xem xét một cách riêng rẽ để phản ảnh toàn bộ chất lượng của hoạt động quản lý.
Earnings - Khả năng sinh lời
Lợi nhuận là chỉ số quan trọng nhất để đánh giá công tác quản lý và các hoạt động chiến lược của nhà quản lý thành công hay thất bại. Lợi nhuận sẽ dẫn đến hình thành thêm vốn, đây là điều hết sức cần thiết để thu hút thêm vốn và sự hỗ trợ phát triển trong tương lai từ phía các nhà đầu tư. Lợi nhuận cịn cần thiết để bù đắp các khoản cho vay bị tổn thất và trích dự phịng đầy đủ.
Dấu hiệu cảnh báo các vấn đề về khả năng sinh lời: - LN giảm, hoặc phát sinh lỗ.
- LN tăng bất thường thông qua các giao dịch như thanh lý tài sản, mua bán chứng khốn, tiền tệ,...
Liquidity - Tính thanh khoản
Khả năng thanh toán là một chuẩn mực hoạt động quan trọng của một ngân hàng. Đây là một yếu tố hết sức nhạy cảm đối với hoạt động ngân hàng. Thanh khoản là “tình trạng tiền mặt sẵn sàng để chi trả hay gia tăng TSC”.
Cấu trúc nợ và VCSH của ngân hàng, khả năng thanh toán của các tài sản ngắn hạn cũng là một nhân tố rất quan trọng trong việc đánh giá tổng quan khả năng quản lý tính lỏng của ngân hàng.
- Mức độ phụ thuộc ngày càng tăng vào nợ liên ngân hàng, đặc biệt với lãi suất cao hơn.
- Khách hàng tiền gửi rút nhiều. - Tỷ suất thanh khoản giảm.
- Tăng các khoản chậm trả hoặc khó địi.
Sensitivity - Độ nhạy cảm đối với các biến động thị trường
Phân tích độ nhạy cảm của ngân hàng đối với các biến động thì trường nhằm đo lường mức độ ảnh hưởng của sự thay đổi về lãi suất và/hoặc tỷ giá đến giá trị của lợi nhuận hay vốn cổ phần.
Phân tích độ nhạy cảm còn quan tâm đến khả năng của ban lãnh đạo ngân hàng trong việc xác định, giám sát, quản lý và kiểm soát rủi ro thị trường, đồng thời đưa ra dấu hiệu chỉ dẫn định hướng rõ ràng và tập trung.
Tóm tại, có thể thấy, đánh giá hiệu quả hoạt động ngân hàng bằng hệ thống các chỉ tiêu của mơ hình CAMELS khắc phục được tính rời rạc của phân tích riêng lẻ các chỉ số, hướng phân tích chủ yếu là định lượng có kết hợp với phân tích định tính, đồng thời việc tính tốn cũng dễ dàng thực hiện do đa số thơng tin đều có thể thu thập trên các báo cáo tài chính của ngân hàng.
Trong thực tế, các nhà phân tích cịn có thể mở rộng mơ hình phân tích CAMELS bằng cách phân tích thêm các khoản mục mở rộng - HIS. Cụ thể:
Human Resources - Nguồn nhân lực
- Tuyển dụng và chính sách đãi ngộ;
- Sự phân công trách nhiệm và công việc rõ ràng trong tổ chức; - Kết quả công việc được đánh giá và khen thưởng công bằng; - Dấu hiệu cảnh báo các vấn đề về nguồn nhân lực:
o CBNV khơng có động cơ làm việc;
o Có nhiều ý kiến than phiền của nhân viên.
Internal Control - Kiểm soát nội bộ
- Các thủ tục cần thiết trong việc cho vay và thu nợ, đặc biệt hệ thống có hai chữ ký (quy trình kiểm sốt hoạt động cho vay);
- Tính chính xác trong việc ghi nhận doanh thu và chi phí;
- Các biện pháp đảm bảo an tồn cần thiết trong quản lý và lưu trữ tiền tệ; - Tính đầy đủ của các thủ tục kiểm sốt và giám định;
- Mức độ thường xuyên và chương trình của các chuyến kiểm tra địa bàn; - Dấu hiệu cảnh báo các vấn đề về kiểm sốt nội bộ:
o Trình độ cán bộ kiểm sốt nội bộ yếu kém;
o Các chính sách, quy trình khơng rõ ràng, dễ gây nhầm lẫn;
o Sự can thiệp của lãnh đạo cao cấp vào hoạt động kiểm soát nội bộ;
o Các chuyến kiểm tra địa bàn thưa thớt, bị bỏ qua.
Systems - Các hệ thống
- Hệ thống kế toán
o Ghi nhận các giao dịch kịp thời, chính xác;
o Tần suất và độ nghiêm trọng của các lỗi ghi chép. - Hệ thống thông tin quản trị - MIS
o Mức độ máy tính hóa và thủ cơng;
o Quy trình thu thập, quản lý thơng tin;
o Tính chính xác, thích hợp và tiện lợi của các báo cáo từ MIS. Nhìn chung, hai phương pháp đánh giá nêu trên chủ yếu dựa trên cơ sở phân tích là các chỉ số tài chính và các thơng tin về tình hình hoạt động của ngân hàng. Trong thời gian gần đây, các nhà nghiên cứu trong nước và trên thế giới đã bắt đầu ứng dụng phương pháp phân tích hiệu quả biên để đánh giá hiệu quả hoạt động của các ngân hàng. Đây là một phương pháp mới và hiện đại, giúp đánh giá toàn bộ hoạt động của NHTM như một chỉnh thể thống nhất và liền mạch.