Đvt: %
Stt Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012*
1 Tỷ trọng tồn quỹ tiền mặt/ TTS 0,3% 1,2% 4,6% 1,5% 2,9%
2 Tỷ trọng TS thanh khoản/ TTS 13,9% 10,8% 14,3% 10,5% 6,3%
3 Tỷ lệ TS thanh khoản/ nợ phải trả 15,0% 11,8% 15,5% 11,1% 6,8%
4 Tỷ lệ TS thanh khoản/ huy động tiền gửi 20,2% 17,4% 19,5% 21,9% 10,3%
Nguồn: Báo cáo tài chính SCB 2008-2012
Xem xét các chỉ tiêu tài chính đánh giá tính thanh khoản của SCB giai đoạn 2008-2012, một số đánh giá có thể rút ra như sau:
Tỷ trọng tồn quỹ tiền mặt của ngân hàng tăng trong giai đoạn 2008-2010 nhưng đột ngột giảm mạnh trong năm 2011 thể hiện một sự giảm sút trong tỷ trọng tài sản có tính thanh khoản cao nhất - tiền mặt. Nguyên chủ yếu do trong năm 2011, SCB liên tục đối mặt với khó khăn về thanh khoản, lượng tiền tồn quỹ chủ yếu dự trữ ở mức tối thiểu để thực hiện chi trả theo nhu cầu rút tiền của khách hàng và đối tác. Đến năm 2012, sau một năm hoạt động kể từ khi hợp nhất, thanh khoản ngân hàng phần nào đã ổn định nên tỷ trọng tồn quỹ đã tăng lên, góp phần đảm bảo khả năng chi trả cho khách hàng.
Xét một khái niệm rộng hơn về tài sản thanh khoản, bao gồm tiền mặt, tiền gửi và chứng khoán ngắn hạn, tỷ lệ các tài sản này trong tổng tài sản của SCB được nâng lên mức bình quân khoảng 11,2% trong giai đoạn 2008-2012. Tuy nhiên, xét về thực chất, trong giai đoạn 2011-2012, toàn bộ các tài sản được gọi là “thanh khoản” của SCB hầu hết đều khó có thể chuyển thành tiền hoặc tương đương tiền. Nguyên nhân là do các món tiền gửi tại NHNN lúc bấy giờ chỉ đảm bảo dự trữ bắt buộc và thanh toán liên ngân hàng tối thiểu, các món gửi tại TCTD khác thực chất là các khoản gửi đối ứng để nhận vốn, các chứng khoán kinh doanh hầu hết cũng khó bán và đã được kiểm tốn độc lập đề xuất chuyển sang tài khoản chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán (do thiếu tính luân chuyển và tính khả mại).
Xem xét khả năng chi trả của SCB đối với các khoản phải trả và tiền gửi thông qua tỷ lệ tài sản thanh khoản trên nợ phải trả và tiền gửi, có thể thấy khả năng đảm bảo của SCB khá thấp, trung bình ở mức 15,0% và đang có xu hướng sụt giảm trong năm 2012 (do quy mô huy động vốn tăng lên). Nếu loại các khoản mục tài sản thanh khoản nhưng có tính lỏng kém (như đã phân tích ở trên) thì khả năng đảm bảo chi trả của SCB đối với các nghĩa vụ nợ càng giảm thấp hơn.
Tóm lại, có thể thấy, xuất phát từ những khó khăn trong cơng tác huy động vốn và những vấn đề nội tại trong hoạt động kinh doanh, khả năng tạo tiền của các tài sản và khả năng đảm bảo các nghĩa vụ thanh toán của SCB liên tục giảm thấp, đặc biệt là trong giai đoạn 2011-2012.
Nguồn: Báo cáo tài chính SCB 2008-2012
Hình 2.10: Tỷ trọng TS thanh khoản trong TTS
Nguồn: Báo cáo tài chính SCB 2008-2012
Hình 2.11: Khả năng đảm bảo của TS thanh khoản đối với tiền gửi TS thanh khoản đối với tiền gửi 2.2.5. Đánh giá rủi ro
SCB phải đối mặt với rủi ro thanh khoản tiềm ẩn do có sự mất cân đối về kỳ hạn và loại tiền trong tương quan giữa TSN và TSC. Thực trạng này được thể hiện chi tiết như sau:
Mặc dù huy động vàng và ngoại tệ chiếm đến 13% huy động, nhưng cho vay và đầu tư bằng vàng và ngoại tệ chỉ chiếm tỷ trọng chưa đến 1% tổng cho vay và đầu tư.
Để đáp ứng các nhu cầu sử dụng bằng VND, SCB đã chuyển đổi lượng lớn các khoản huy động bằng vàng và USD thành VND thông qua các nghiệp vụ bán
âm nguồn, SWAP, cầm cố và đối ứng trên TT2. Tuy các biện pháp này đã và đang giúp SCB cải thiện hiệu quả sử dụng vốn của vàng và ngoại tệ (do giá thành nguồn vốn từ vàng và ngoại tệ rẻ hơn VND), nhưng tình trạng này kéo dài có thể tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao.
Kỳ hạn bình quân của TSC khá dài trong khi kỳ hạn bình quân của các TSN đều dưới 12 tháng thể hiện tình trạng mất cân đối kỳ hạn khá lớn giữa TSC và TSN.
SCB đồng thời phải đối mặt với rủi ro lãi suất vì hầu hết các tài sản trên bảng cân đối của ngân hàng có tính nhạy cảm với lãi suất mà hoạt động của SCB lại chủ yếu tập trung ở các dịch vụ truyền thống như huy động, cho vay. Thực trạng này được thể hiện chi tiết như sau:
Kết quả phân tích độ lệch tái định giá cho thấy trong 01 năm tới giá trị TSC nhạy cảm lãi suất đang thấp hơn TSN nhạy cảm lãi suất. Trong hầu hết các kỳ tái định giá, chênh lệch giữa TSC nhạy cảm lãi suất và TSN nhạy cảm lãi suất là khá lớn, tiềm ẩn rủi ro đối với thu nhập lãi của SCB khi lãi suất thị trường biến động.
Nếu xét theo độ lệch tái định giá điều chỉnh theo kỳ hạn thực tế (độ lệch lũy kế đến từng thời điểm) thì TSC nhạy cảm lãi suất đang được tái định giá nhanh hơn TSN nhạy cảm lãi suất theo ngày đáo hạn thực tế. Do đó, khi lãi suất thị trường của VND có xu hướng giảm sẽ làm giảm giá trị thu nhập lãi thuần của SCB.
Ngồi ra, SBC cịn phải đối mặt với rủi ro tỷ giá xuất phát từ trạng thái âm nguồn vàng, ngoại tệ đang rất lớn. Theo đó, khó khăn thanh khoản đã khiến SCB phải thực hiện bán âm nguồn vàng và một số ngoại tệ để bổ sung nguồn vốn VND, đảm bảo khả năng chi trả cho khách hàng. Điều này sẽ tiềm ẩn rủi ro tổn thất cho SCB khi tỷ giá vàng, ngoại tệ tăng trong tương lai.
2.2.6. Đánh giá năng lực quản trị điều hành
Số lượng thành viên Hội đồng Quản trị, Ban Kiểm soát đều đáp ứng theo quy định của pháp luật, đủ để thực hiện tốt công tác quản trị điều hành SCB. Trong năm 2011, SCB đã thực hiện bổ sung một thành viên Hội đồng Quản trị độc lập nhằm phù hợp với quy định mới về quản trị doanh nghiệp và thông lệ quốc tế.