Mô tả dữ liệu các biến bằng phương pháp đồ thị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn (Trang 62 - 67)

2.3.1. Mô tả dữ liệu phân tích

2.3.1.3. Mô tả dữ liệu các biến bằng phương pháp đồ thị

Mơ tả biến phụ thuộc

Hình bên dưới cho thấy diễn biến của hay biến Y1 - Lợi nhuận trước thuế và Y2 - Lợi nhuận sau thuế trong giai đoạn nghiên cứu. Xem xét diễn biến tăng/giảm của hai biến Y1, Y2 trong giai đoạn nghiên cứu, một số nhận xét được rút ra như sau:

Hai biến Y1 và Y2 có xu thế diễn biến gần như tương tự nhau trong thời gian nghiên cứu. Việc diễn biến theo nhau giữa hai biến thể hiện mối tương quan khá chặt chẽ của hai biến. Nhận định này sẽ được làm rõ thêm khi xét ma trận tương quan giữa các biến trong mơ hình.

Hai biến Y1 và Y2 có xu hướng tăng trưởng khá ổn định trong thời gian nghiên cứu. Tuy nhiên, có thể nhận thấy sự biến động của hai biến kể từ cuối năm 2009 và diễn biến rất bất ổn trong năm 2010 và 2011.

Nguyên nhân của tình trạng trên là từ cuối năm 2009, đầu năm 2010, tình hình kinh tế bất ổn, thị trường chứng khốn và bất động sản đóng băng và ảm đạm đã tác động tiêu cực đến kết quả hoạt động của SCB nói riêng và tồn ngành ngân hàng nói chung. Đặc biệt là với cơ cấu dư nợ trong đó tỷ trọng cho vay kinh doanh

và đầu tư bất động sản cao, SCB là ngân hàng bị ảnh hưởng đáng kể, khách hàng khơng có khả năng hồn trả đầy đủ và đúng hạn, nợ xấu gia tăng, thối thu và trích lập dự phịng rủi ro tín dụng lớn khiến cho kết quả lợi nhuận giảm thấp.

Trong năm 2011, tình hình hoạt động với những khó khăn nội tại chưa được xử lý triệt để (nợ xấu, mất cân đối cho vay - huy động, thanh khoản kém) cộng với sự bất ổn của thị trường tài chính - tiền tệ (lãi suất tăng, hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp tiếp tục gặp khó khăn) đã khiến cho SCB rơi vào bối cảnh hoạt động hết sức bất lợi. Thanh khoản gặp vấn đề, chi phí vốn leo thang (lãi tiền gửi dân cư tăng do chạy đua lãi suất, lãi liên ngân hàng do vay vốn nóng) đã tạo ra tác động rất lớn đối với kết quả lợi nhuận của ngân hàng.

Nguồn: Tổng hợp từ cơ sở dữ liệu SCB

Hình 2.13: Kết quả hoạt động kinh doanh của SCB trong giai đoạn 2008-2011

Mơ tả biến độc lập

Hình bên dưới cho thấy diễn biến của các cơ cấu TSC và TSN, nói khác hơn là diễn biến của các biến A1-A5 và L1-L4 trong giai đoạn 2008-2011.

Việc xem xét diễn biến của các cơ cấu này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc diễn giải kết quả kinh doanh của SCB trong giai đoạn nghiên cứu vì đây là các yếu tố tác động trực tiếp lên kết quả lợi nhuận của ngân hàng (giả định của mơ hình SCA).

Xem xét diễn biến tăng giảm của tỷ trọng các biến trên trong tổng tài sản, một số nhận xét có thể rút ra như sau:

Về nhóm biến độc lập thuộc về các Tài sản có

Nhìn chung, cơ cấu TSC của SCB chủ yếu thiên về các TSC sinh lời như cho vay, đầu tư và tiền gửi. Và cơ cấu này được duy trì khá bền vững trong suốt thời gian nghiên cứu. Tuy nhiên, nếu xét tính ổn định của cơ cấu Tài sản đối với từng khoản mục tài sản thì cơ cấu này trong giai đoạn nghiên cứu có nhiều biến động đáng ghi nhận, cụ thể:

Giai đoạn đầu năm 2010, có sự chuyển dịch trong tỷ trọng của các khoản cho vay sang khoản mục TSC khác. Lý do giải thích là do SCB thực hiện hạch toán nhận trên 3.000 tỷ đồng giá trị tài sản cấn trừ nợ vào khoản mục TSC khác và ghi giảm tương ứng đối với khoản mục cho vay khách hàng. Điều này đã làm cho tỷ trọng khoản mục TSC khác tăng lên đáng kể trong khi dư nợ lại giảm mạnh.

Tuy nhiên, đến 06 tháng cuối năm 2010 và trong suốt năm 2011, theo chủ trương của NHNN, SCB phải thực hiện ghi nhận lại vào dư nợ giá trị tài sản đã cấn trừ này vì một số vấn đề về pháp lý chưa hoàn tất.

Trong suốt năm 2010 và 2011, SCB ln duy trì một tỷ lệ tiền gửi/cho vay tại các TCTD khá cao so với giai đoạn trước. Tiền gửi/cho vay các TCTD khác vốn dĩ là một khoản mục TSC sinh lời; tuy nhiên, việc duy trì với giá trị lớn các khoản này của SCB khơng vì mục đích kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận mà thực chất chỉ là các khoản tiền gửi/cho vay với mục đích đối ứng để nhận vốn hỗ trợ thanh khoản từ thị trường liên ngân hàng trong điều kiện khó khăn về thanh khoản.

Nguồn: Tổng hợp từ cơ sở dữ liệu SCB

Hình 2.14: Cơ cấu Tài sản có của SCB trong giai đoạn 2008-2011

Về nhóm biến độc lập thuộc về các Tài sản nợ

Nhìn chung, cơ cấu TSN của SCB chủ yếu thiên về các nguồn vốn huy động từ bên ngoài, như tiền gửi từ khách hàng, tiền gửi/tiền vay từ các TCTD và vay NHNN; trong đó, tiền gửi từ khách hàng chiếm tỷ trọng cao nhất.

Tương tự như cơ cấu TSC, việc theo dõi và phân tích diễn biến tăng/giảm của cơ cấu TSN sẽ giúp giải thích cho các biến động tương ứng trong lợi nhuận của ngân hàng vì TSN là yếu tố tạo nên các khoản chi phí của ngân hàng. Một số biến động đáng ghi nhận trong cơ cấu TSN của SCB trong giai đoạn 2008-2011 như sau:

Biến động trong tình hình hoạt động kinh doanh của SCB đầu năm 2010 đã khiến SCB phải thực hiện tăng cường huy động nguồn vốn từ thị trường liên ngân hàng và NHNN.

Diễn biến thanh khoản diễn ra ngày càng phức tạp và căng thẳng trong nửa cuối năm 2011. Theo đó, SCB tiếp tục tăng cường vay từ các TCTD và vay tái cấp vốn từ NHNN để bổ sung thanh khoản, đảm bảo nhu cầu thanh toán đang gia tăng rất nhanh của khách hàng tiền gửi.

Nguồn: Tổng hợp từ cơ sở dữ liệu SCB

Hình 2.15: Cơ cấu Tài sản nợ của SCB trong giai đoạn 2008-2011

Về nhóm biến độc lập thuộc về yếu tố môi trường vĩ mô

Giai đoạn 2008-2010 là giai đoạn nền kinh tế Việt Nam có khá nhiều biến động đáng kể, chủ yếu xuất phát từ tác động lan truyền của cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính Mỹ. Xem xét đồ thị diễn biến của tốc độ tăng chỉ số giá CPI và tốc độ tăng GDP, một số nhận xét được rút ra như sau:

GDP có tốc độ tăng trưởng tương đối ổn định trong suốt thời gian nghiên cứu. Tuy nhiên, có thể thấy, giai đoạn 2008-2009 có mức tăng trưởng thấp hơn so với giai đoạn 2010-2011, cụ thể: tăng trưởng năm 2008 là 6,23%, tăng trưởng năm 2009 là 5,32%. Việc này được giải thích là do sự khó khăn của nền kinh tế Việt Nam trước tác động lan truyền của Khủng hoảng Mỹ trong những năm 2008-2009. Đến năm 2010-2011, tình hình kinh tế dù vẫn cịn khó khăn nhưng đã khá ổn định và đạt được mức tăng trưởng cao hơn, cụ thể: năm 2010 tăng 6,78% và năm 2011 tăng 5,89%.

Trái với khuynh hướng tương đối ổn định của tăng trưởng kinh tế, lạm phát của Việt Nam trong giai đoạn 2008-2011 biến động theo chiều hướng phức tạp hơn: tăng mạnh trong năm 2008, giảm thấp trong năm 2009 và có xu hướng tăng trở lại trong năm 2010 và 2011. Cụ thể, chỉ số giá tiêu dùng năm 2008 tăng 18,42%; năm 2009 tăng 6,34%; năm 2010 tăng 11,19% và năm 2011 tăng 16,82%.

Nguồn: Tổng cục thống kê

Hình 2.16: Tốc độ tăng trưởng GDP và CPI của Việt Nam giai đoạn 2008-2011

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn (Trang 62 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)