Các chỉ số tài chính đánh giá khả năng sinh lời

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn (Trang 50 - 53)

Đvt: %, đồng

Stt Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012*

1 Tốc độ tăng trưởng LN trước thuế -34,5% 4,5% -82,4% -2,0%

2 Tỷ trọng TN lãi thuần/ TN hoạt động 82,9% 78,1% 30,0% 66,8% 96,5%

3 Tỷ trọng TN ngoài lãi/ TN hoạt động 17,1% 21,9% 70,0% 33,2% 3,5%

4 Tỷ lệ LN trước thuế/ tổng TN hoạt động 52,7% 39,7% 29,4% 4,5% 2,3%

5 TN lãi cận biên - NIM 3,1% 2,1% 1,0% 2,3% 4,0%

6 Tỷ lệ CP lãi/ TN lãi 76,6% 80,8% 91,6% 88,0% 81,6%

7 Tỷ lệ CP hoạt động/ TN hoạt động 38,0% 42,7% 38,7% 50,9% 71,0%

8 Tỷ suất sinh lời/ TTS bình quân - ROaA 1,2% 0,7% 0,5% 0,1% 0,1%

9 Tỷ suất sinh lời/ VCSH bình quân - ROaE 16,5% 8,5% 5,9% 1,3% 0,8%

10 Lợi tức trên vốn cổ phần - EPS 2.127 866 656 144 60

Nguồn: Báo cáo tài chính SCB 2008-2012

Xem xét các chỉ tiêu tài chính đánh giá khả năng sinh lời của SCB giai đoạn 2008-2012, một số đánh giá có thể rút ra như sau:

Lợi nhuận trước thuế biến động bất thường, tăng giảm liên tục qua các năm, nhưng nhìn chung là theo chiều hướng tiêu cực. Riêng lợi nhuận năm 2011 chỉ đạt gần 79 tỷ đồng, giảm mạnh 82,4% so với năm trước; lợi nhuận năm 2012 cũng giảm 2,0% so với năm trước, chủ yếu do tình hình hoạt động khó khăn, chi phí gia tăng trong khi nguồn thu nhập khơng tăng tương ứng.

Tỷ lệ lợi nhuận trước thuế trên tổng thu nhập hoạt động của SCB có khuynh hướng giảm mạnh theo thời gian, đến năm 2012 chỉ còn 2,3% (với 100 đồng thu nhập tạo ra từ tất cả các hoạt động, SCB chỉ thu được 2,3 đồng lợi nhuận trước thuế). Một phần là do chi phí hoạt động của ngân hàng có khuynh hướng gia tăng theo sự mở rộng về quy mô; phần khác là do chi phí dự phịng rủi ro tín dụng tăng mạnh trong khoảng thời gian 2010-2012 do chất lượng các khoản cho vay giảm sút nghiêm trọng. Thu nhập lãi thuần là một thành tố chủ yếu, đóng góp phần lớn trong toàn bộ giá trị thu nhập hoạt động của ngân hàng (tỷ trọng đóng góp trung bình khoản 70,9%). Điều này chứng tỏ sự phụ thuộc rất lớn của SCB vào hoạt động tín dụng và

đầu tư (trái phiếu). Ngoài ra, như đã phân tích ở mục đánh giá chất lượng tài sản, SCB hiện đang duy trì một cơ cấu tài sản với phần lớn là các khoản cho vay và đầu tư (tỷ lệ trung bình 68%). Như vậy, có thể nói, hoạt động của SCB cịn q phụ thuộc vào hoạt động tín dụng và đầu tư (vốn có tính chất như cho vay). Điều này sẽ khiến cho rủi ro tín dụng tập trung với mức độ cao, đe dọa khả năng sinh lời và mức độ an toàn của ngân hàng khi chất lượng các khoản vay giảm sút.

Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên - NIM của SCB nhìn chung có khuynh hướng giảm sút do sự xấu đi của chất lượng các khoản cho vay, đầu tư (bình quân đạt 2,5%). Mặt khác, tỷ lệ chi phí lãi trên thu nhập lãi của ngân hàng cũng rất cao và có xu hướng tăng. Như vậy, có thể thấy, khả năng sinh lời của các tài sản sinh lời (cho vay, đầu tư) ngày càng có dấu hiệu suy giảm.

Một hệ quả khác của sự phụ thuộc quá mức vào hoạt động tín dụng là các hoạt động phi tín dụng (dịch vụ, kinh doanh ngoại hối, thanh tốn quốc tế,…) khơng phát triển và mang lại nguồn thu nhập khiêm tốn (chiếm trên dưới 20% thu nhập hoạt động). Riêng thu nhập ngoài lãi, mà cụ thể là thu nhập dịch vụ tăng mạnh trong năm 2010 và 2011 là do SCB thực hiện hạch toán thu nhập từ nghiệp vụ chuyển nhượng tài sản có kỳ hạn (tài sản nhận gán trừ nợ của khách hàng); tuy nhiên, thực chất đây là thu nhập có nguồn gốc từ hoạt động tín dụng. Đến năm 2012, khi nguồn thu nhập này khơng phát sinh, tỷ trọng thu nhập ngồi lãi của SCB giảm mạnh xuống mức 3,5%.

Các chỉ số khả năng sinh lời chủ yếu của ngân hàng như ROaA, ROaE và EPS đều giảm sút đáng kể trong vòng 5 năm qua, đặt biệt giảm trong hai năm 2011 và 2012. Nguyên nhân do kết quả lợi nhuận không đạt như kỳ vọng và ở mức thấp.

Tóm lại, SCB là một ngân hàng có cơ cấu thu nhập phụ thuộc hồn tồn vào các hoạt động tín dụng, đầu tư; khả năng sinh lời của ngân hàng trong giai đoạn 2008-2012 có dấu hiệu giảm sút mạnh. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ sự suy giảm trong chất lượng của các TSC sinh lời (cho vay, đầu tư) dẫn tới nguồn thu nhập giảm sút, chi phí dự phịng phải trích lập lớn. Ngồi ra, lợi nhuận sụt giảm cịn do chi phí sử dụng vốn huy động tăng cao, đặc biệt là trong giai đoạn 2010-2012 với cuộc đua lãi suất tiền gửi để thu hút nguồn vốn diễn ra rất gay gắt giữa các NHTM.

Nguồn: Báo cáo tài chính SCB 2008-2012

Hình 2.5: Thu nhập lãi thuần

Nguồn: Báo cáo tài chính SCB 2008-2012

Hình 2.6: Thu nhập ngồi lãi (thuần)

Nguồn: Báo cáo tài chính SCB 2008-2012

Hình 2.7: Lợi nhuận trước thuế

Nguồn: Báo cáo tài chính SCB 2008-2012

Hình 2.8: Lợi nhuận sau thuế và EPS

Nguồn: Báo cáo tài chính SCB 2008-2012

2.2.4. Đánh giá tính thanh khoản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)