Phương pháp phân tích hiệu quả biên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn (Trang 31 - 34)

1.2. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại

1.2.3.3. Phương pháp phân tích hiệu quả biên

Ngân hàng là một doanh nghiệp cung ứng rất nhiều loại sản phẩm dịch vụ tài chính, tuy nhiên hiệu quả thực của các hoạt động này chưa được tính tốn một cách chính xác. Phương pháp phân tích hiệu quả biên cho phép tính tốn các chỉ số hiệu quả tương đối dựa trên việc so sánh khoảng cách của một ngân hàng với một ngân

hàng khác hoạt động tốt nhất trên biên và biên này được tính từ tập số liệu vì trên thực tế biên hiệu quả toàn bộ chuẩn mực trên lý thuyết là chưa tồn tại.

Công cụ này cho phép tính tốn các chỉ số hiệu quả chung của từng ngân hàng dựa trên hoạt động của nó, từ đó tiến hành xếp loại hiệu quả hoạt động của các ngân hàng. Bên cạnh đó, cách tiếp cận này còn cho phép xác định được thực tế hoạt động tốt nhất hiện tại trong đánh giá hệ thống của ngân hàng mình và cũng cho phép các ngân hàng mở rộng khả năng hoạt động thực tế tốt nhất ở những nơi có thể áp dụng được, từ đó cải thiện được hiệu quả hoạt động tồn bộ của ngân hàng.

Phương pháp phân tích hiệu quả biên có thể được chia làm hai nhóm, cụ thể:

Cách tiếp cận tham số

Cách tiếp cận này đòi hỏi phải chỉ định một dạng hàm cụ thể đối với đường biên hiệu quả và có chỉ định của phân phối phi hiệu quả hoặc sai số ngẫu nhiên. Tuy nhiên, nếu việc chỉ định dạng hàm sai thì kết quả tính tốn sẽ ảnh hưởng ngược chiều đến các chỉ số hiệu quả. Kỹ thuật phân tích biến ngẫu nhiên (SFA) - Tiếp cận tham số bao gồm việc ước lượng hiệu quả kỹ thuật và ước lượng hiệu quả chi phí.

Một số nghiên cứu thực hiện đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng dựa trên hướng tiếp cận tham số có thể kể đến như sau:

Farrell, M.J (1957) đã đưa ra một độ đo hiệu quả kỹ thuật để phản ánh khả năng của một ngân hàng ra quyết định đạt được đầu ra cực đại từ một tập hợp đầu vào đã cho. Farrell gợi ý ước lượng hàm sản xuất từ số liệu mẫu sử dụng hoặc bằng kỹ thuật tuyến tính từng khúc phi tham số hoặc theo một hàm số.

Charmnes, A., W.W. Cooper và E. Rhodes (1978) đã tiếp cận theo gợi ý thứ nhất của Farrell và phát triển thành mơ hình DEA.

Aigner, D.J. và S.F. Chu (1968) đã tiếp cận dựa trên gợi ý thứ hai của Farrell thực hiện ước lượng một hàm sản xuất đường biên tham số dạng Cobb-Douglas sử dụng số liệu trên một mẫu N ngân hàng.

Aigner, D.J, C.A.K. Lovell và P. Schmidt (1977); Meeusen, W. và Van den Broech (1997) là những người đầu tiên đưa ra cách tiếp cận biên ngẫu nhiên để xác

định sự đóng góp của từng nhân tố đầu vào trong quá trình với giả định hàm sản xuất dạng Cobb-Douglas.

Cách tiếp cận phi tham số

Cách tiếp cận phi tham số khơng địi hỏi các ràng buộc về hình dáng của đường biên thực hiện tốt nhất, cũng như khơng địi hỏi các ràng buộc về phân phối của các nhân tố phi hiệu quả trong số liệu như cách tiếp cận tham số, trừ ràng buộc các chỉ số hiệu quả phải nằm giữa 0 và 1 và giả sử khơng có sai số ngẫu nhiên hoặc sai số phép đo trong dữ liệu. Đây cũng là hạn chế của phương pháp phi tham số vì nó rất nhạy nên nếu có sai số ngẫu nhiên tồn tại trong số liệu thì các kết quả đo lường hiệu quả sẽ bị ảnh hưởng.

Kỹ thuật phân tích bao dữ liệu (DEA) - Tiếp cận phi tham số là một kỹ thuật quy hoạch tuyến tính nhằm đánh giá một ngân hàng hoạt động tương đối so với các ngân hàng khác trong mẫu như thế nào. Nó tạo ra một tập hợp biên các ngân hàng hiệu quả và so sánh nó với các ngân hàng không hiệu quả để xác định được mức hiệu quả. Khác với SFA, DEA khơng địi hỏi xác định dạng hàm đối với biên hiệu quả và cho phép kết hợp nhiều đầu vào và nhiều đầu ra trong việc tính tốn các độ đo hiệu quả.

Một số nghiên cứu thực hiện đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng dựa trên hướng tiếp cận phi tham số có thể kể đến như sau:

Dựa trên các nghiên cứu của Debreu (1951) và Kopmans (1951), Farrell đã đưa ra định nghĩa một độ đo đơn giản hiệu quả của ngân hàng có thể tính đến nhiều đầu vào. Farrell cho rằng hiệu quả của một ngân hàng bao gồm hai thành phần: hiệu quả kỹ thuật (Technical Efficiency - TE) và hiệu quả phân bổ (Allocative Efficiency - AE)3. Khi kết hợp hai độ đo này tạo thành độ đo hiệu quả kinh tế (Cost Efficiency - CE).

3 Hiệu quả phân bổ phản ánh khả năng của ngân hàng sử dụng các đầu vào theo các tỷ lệ tối ưu, khi giá cả tương ứng của chúng đã biết.

Fare, R, S. Grosskopf and C.A.K. Lovell (1985) đã phân tách hiệu quả kỹ thuật4 thành hiệu quả quy mô và những thành phần khác. Để có được những ước tính riêng biệt về hiệu quả quy mô, các thước đo hiệu quả kỹ thuật đầu vào thỏa mãn ba loại hành vi quy mô khác nhau: hiệu quả không đổi theo quy mô (Constant Return to Scale - CRS), hiệu quả không tăng theo quy mô (Non-Increasing Return to Scale - NRS) và hiệu quả biến đổi theo quy mô (Variable Return to Scale - VRS).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)