1.2. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại
1.2.3.4. xuất mơ hình phù hợp để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh
của ngân hàng TMCP Sài Gịn
Như đã trình bày ở trên, hiện nay trên thế giới và trong nước có rất nhiều phương pháp được sử dụng để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM. Mỗi phương pháp, mỗi mơ hình đều có những cách thức riêng, có những ưu - nhược điểm riêng. Tùy vào góc độ nhìn nhận, quan điểm nghiên cứu và mức độ sẵn có của nguồn dữ liệu mà nhà nghiên cứu sẽ quyết định sử dụng mơ hình nào phù hợp với tình huống nghiên cứu của mình nhất.
Chính vì những lý do trên, để phù hợp với tình huống nghiên cứu của luận văn, giới hạn tiếp cận dữ liệu và cũng để phù hợp với nghiên cứu định lượng (được trình bày ở phần sau), luận văn quyết định sử dụng mơ hình CAMELS để thực hiện đánh giá hiệu quả kinh doanh của ngân hàng TMCP Sài Gịn.
1.2.4. Các mơ hình định lượng phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại
1.2.4.1. Các mơ hình định lượng được thực hiện trên thế giới
Mơ hình hồi quy Pooled OLS
Theo Husni Ali Khrawish (2011), hiệu quả hoạt động ngân hàng có thể được đánh giá dưới góc độ khả năng sinh lời, và phương pháp phù hợp được ơng lựa chọn là phương pháp Bình phương nhỏ nhất dạng bảng, được gọi là mơ hình Pooled OLS. Ơng đã tiến hành hai mơ hình hồi quy với hai biến phụ thuộc là ROA và ROE
4 Việc áp dụng kỹ thuật quy hoạch tuyến tính để xác định hiệu quả kỹ thuật được bắt nguồn từ Charmnes, A., W.W. Cooper và E. Rhodes (1978).
đại diện cho tính hiệu quả của 14 ngân hàng tại các quốc gia Jordan. Các biến độc lập được chia làm hai nhóm: yếu tố bên trong (bao gồm: Logarit tự nhiên của tổng tài sản, tổng dư nợ trên tổng tài sản, vốn trên tổng tài sản, dư nợ vay trên tổng tài sản, hệ số NIM) và yếu tố bên ngoài (bao gồm: tăng trưởng GDP, lạm phát và tỷ giá hối đoái). Kết quả phân tích cho thấy cả ROE và ROA đều tương quan thuận với quy mô, cấu trúc vốn, NIM, và tương quan nghịch với tăng trưởng GDP hàng năm, tỷ lệ lạm phát. Bài nghiên cứu đánh giá rằng yếu tố lãi suất thực, lạm phát, chính sách tiền tệ, và chính sách tỷ giá hối đối có tác động đáng kể lên hiệu quả lợi nhuận của các ngân hàng ở Nigeria. Sự phát triển của khu vực ngân hàng, thị trường chứng khốn và cấu trúc vốn khơng ảnh hưởng nhiều. Mối quan hệ giữa chính sách thuế doanh nghiệp với lợi nhuận ngân hàng vẫn chưa xác định rõ.
Thair Al Shaher, Ohoud Kasawneh và Razan Salem (2011) áp dụng phương pháp phân tích nhân tố PCA (Principal Component Analysis) nhằm xác định các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng ở các quốc gia Trung Đông, dựa trên việc khảo sát 23 biến như số lượng ngân hàng, năng lực cạnh tranh, cấu trúc vốn, chi phí hoạt động, tốc độ tăng trưởng GDP, tổng dư nợ, quy mô tổng tài sản,… Kết quả là, tác giả đã phân ra được sáu nhóm nhân tố chính: đặc điểm riêng của ngân hàng, mơi trường pháp lý, môi trường cạnh tranh, các chỉ số kinh tế, rủi ro quốc gia và nhóm các nhân tố khác. Từ đó nhóm tác giả đánh giá tác động của từng nhóm và rút ra kết luận: nhóm nhân tố đặc trưng riêng của ngân hàng có tác động lớn nhất ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động, nhóm thứ sáu có ít tác động nhất.
Mơ hình hồi quy SCA
Mơ hình phân tích chi phí thống kê với hướng tiếp cận từ Bảng cân đối kế tốn - gọi tắt là mơ hình SCA đã được Hester và Zoellner (1966) áp dụng lần đầu tiên vào phân tích ngành ngân hàng. Các nghiên cứu tương tự đã được thực hiện bởi Hester và Pierce (1975), Kwast và Rose (1982), Vasiliou (1996) và Kosmidou và cộng sự (2004). Những nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào sự khác biệt giữa những ngân hàng có lợi nhuận cao và những ngân hàng có lợi nhuận thấp và/hoặc sự khác biệt giữa các ngân hàng trong và ngoài nước. Kwast và Rose (1982) cũng
mở rộng mơ hình của họ với các biến số kinh tế vĩ mô, biến giả thời gian và vùng miền. Tất cả các nghiên cứu đều xác nhận rằng hướng tiếp cận theo mơ hình SCA giải thích đáng kể (hoặc một phần) sự khác nhau trong khả năng sinh lời của ngành ngân hàng và cung cấp cái nhìn sâu sắc về các nhân tố quyết định khả năng sinh lời.
Cách tiếp cận SCA giả định rằng lợi nhuận có thể được thể hiện dưới dạng tổng trọng số của tài sản và nợ phải trả, với trọng số là doanh thu hoặc chi phí biên có thể được quy cho từng khoản mục.
Gần đây, mối quan ngại của các nhà kinh tế và các nhà hoạch định chính sách về quy mô của các ngân hàng, sự tập trung trong ngành ngân hàng và tác động của sự phát triển này đối với sự ổn định tài chính đang có chiều hướng tăng lên. Nếu các ngân hàng lớn “quá lớn và khơng thể sụp đổ”, rủi ro đạo đức có thể khiến họ phải gánh chịu nhiều rủi ro hơn. Mối liên hệ giữa khả năng sinh lời và sự tập trung có thể được phản ánh bởi mối tương quan bắt cầu giữa mức độ tập trung và sự bảo vệ mang tính pháp lý; và sau đó là giữa sự bảo vệ mang tính pháp lý và khả năng sinh lời (Bourke, 1988). Quan điểm ngược lại được gọi là giả thuyết Edwards- Heggestad-Mingo. Theo giả thuyết này, sự tập trung cao hơn trong thị trường ngành ngân hàng sẽ dẫn đến một sự thay đổi trong hành vi của ngân hàng và các ngân hàng sẽ giảm việc nắm giữ tài sản có rủi ro cao. Edwards và Heggestad (1973); và Heggestad và Mingo (1976) lập luận rằng sức mạnh thị trường (thị phần ngân hàng) có thể dẫn đến việc né tránh rủi ro chứ không phải dẫn tới lợi nhuận cao hơn, bởi vì mục tiêu quản lý có thể khác nhau tùy theo quy mô và thị phần của ngân hàng. Các tác giả cho rằng các cơng ty có thị phần lớn có nhiều cơ hội cơ hội hơn trong việc đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro. Lý thuyết này được ủng hộ trong ví dụ của Bos và cộng sự (2006); họ gọi lý thuyết này là Quiet Life Hypothesis và cho rằng các ngân hàng có thể sử dụng lợi thế thị phần của mình để hoạt động ở mức độ rủi ro tương đối thấp trong thị trường của họ.
Một số nghiên cứu đã kiểm định mối quan hệ giữa các chu kỳ kinh doanh và khả năng sinh lời của ngân hàng. Để đánh giá sự ổn định và lành mạnh của hệ thống tài chính, một cái nhìn sâu sắc về mối liên hệ giữa biến động chu kỳ kinh doanh và
lợi nhuận ngân hàng là điều cần thiết (Albertazzi và Gambacorta, 2009). Trong một s nghiờn cu khỏc, Demirgỹỗ-Kunt và Huizinga (1999), Bikker và Hu (2002), và Albertazzi và Gambacorta (2009) đã tìm thấy một tác động đáng kể của các chỉ số kinh tế vĩ mô như GDP thực đối với khả năng sinh lời của ngân hàng. Điều này có thể là kết quả của bản chất thuận chu kỳ của việc cho vay đối với khu vực tư nhân. Sự cải thiện điều kiện kinh tế làm tăng nhu cầu vay vốn và có tác động tích cực đến tình hình tài chính của khách hàng vay; trong khi đó, trong thời gian suy thối kinh tế, mức thiệt hại của cho vay tăng.
Demirgỹỗ-Kunt v Huizinga (1999), Bikker và Hu (2002), Albertazzi và Gambacorta (2009) và Bolt và cộng sự (2010) cũng đã kiểm định mối quan hệ giữa lợi nhuận và lãi suất dài hạn, lãi suất ngắn hạn và lạm phát. Trong khi Bolt và cộng sự (2010) tìm thấy một mối quan hệ tiêu cực và đáng kể giữa lãi suất dài hạn và lợi nhuận; thì Albertazzi và Gambacorta (2009) tìm thấy một mối quan hệ tích cực. Bolt và các cộng sự (2010) tìm thấy một mối tương quan không đáng kể giữa lãi suất ngắn hạn và lợi nhuận. Ngược lại, Albertazzi và Gambacorta (2009) tìm thấy một mối quan hệ tiêu cực giữa lãi suất thị trường tiền tệ và lợi nhuận trước thuế. Các nghiên cứu về ảnh hưởng của lạm phát đối với lợi nhuận chủ yếu có được kết quả không đáng kể; trong khi Bikker và Hu (2002) ln tìm thấy hệ số tích cực đáng kể.