3.1.1. Định hướng phát triển Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
NHNN cần được tập trung xây dựng và phát triển thành một ngân hàng trung ương với tầm nhìn, triển vọng vì lợi ích của khu vực tài chính, củng cố và nâng cao niềm tin của dân chúng đối với những động thái chính sách của NHNN. Bên cạnh đó, đổi mới tổ chức NHNN để hình thành một bộ máy tinh gọn và chuyên nghiệp, đủ nguồn lực, năng lực để xây dựng và thực thi chính sách tiền tệ.
NHNN cần xây dựng và thực thi chính sách tiền tệ hiệu quả giúp ổn định giá trị đồng tiền, kiểm sốt lạm phát, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô. Đồng thời, NHNN cần chủ động thực hiện các cơng cụ chính sách tiền tệ mang tính thị trường để từng bước tiến tới tự do hóa thị trường tài chính; đồng thời nâng cao năng lực thanh tra giám sát ở một cấp độ mới.
NHNN cần thực hiện đẩy mạnh thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2011-2015 với mục tiêu đến cuối năm 2015 là phải tăng nhanh số người dân được tiếp cận dịch vụ thanh toán, giảm tỷ lệ tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán xuống khoảng 10%. Đồng thời, đẩy mạnh phát triển dịch vụ thanh toán thẻ mà trọng tâm là phát triển thanh toán qua điểm chấp nhận thẻ (POS). Hiện tồn quốc mới có 70.000 điểm POS, nhưng phấn đấu đến năm 2015 có khoảng 250.000 điểm được lắp đặt với số lượng giao dịch trên 200 triệu giao dịch một năm. NHNN tiếp tục tập trung xây dựng hệ thống kết cấu cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin, công nghệ ngân hàng hiện đại. Hoạt động của hệ thống ngân hàng cần được thực hiện dựa trên cơ sở hạ tầng công nghệ truyền thông và thông tin hiện đại ở hầu hết các mặt nghiệp vụ ngân hàng. Hệ thống hạch toán kế tốn, thơng tin thống kê dựa trên nền tảng ứng dụng công nghệ để đảm bảo ngân hàng trung ương thực hiện có hiệu quả việc hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ, các hoạt động
quản lý, điều hành, hoạt động thanh tra, giám sát toàn bộ hoạt động ngân hàng của nền kinh tế và các hoạt động chức năng khác của ngân hàng trung ương.
3.1.2. Định hướng phát triển các tổ chức tín dụng Việt Nam
Cơ cấu lại căn bản, triệt để và toàn diện hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 - 2015 để đến năm 2020 phát triển được hệ thống các tổ chức tín dụng đa năng. Cụ thể như sau:
Nâng cao vai trị, vị trí chi phối của các NHTM Nhà nước bảo đảm các NHTM Nhà nước thật sự là lực lượng chủ lực, chủ đạo của hệ thống các tổ chức tín dụng, có quy mơ lớn, hoạt động an tồn, hiệu quả và có năng lực quản trị tiên tiến, khả năng cạnh tranh trong nước và quốc tế.
Phấn đấu đến năm 2015 hình thành được một đến hai NHTM Nhà nước đạt trình độ khu vực về quy mơ, quản trị, công nghệ và khả năng cạnh tranh.
Tiếp tục đẩy mạnh cổ phần hóa các NHTM Nhà nước và đảm bảo Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối tại các NHTM Nhà nước sau cổ phần hóa.
Phấn đấu đạt tỷ lệ nợ xấu của các NHTM Nhà nước dưới 3% theo tiêu chuẩn phân loại nợ và chuẩn mực kế toán của Việt Nam. Bên cạnh đó, đa dạng hóa các phương thức huy động vốn kiểm sốt tăng trưởng tín dụng phù hợp với nguồn vốn về quy mô và cơ cấu kỳ hạn từng bước giảm tỷ lệ dư nợ tín dụng so với vốn huy động về mức khơng quá 0% đến năm 2015.
Ngân hàng Nhà nước sẽ chia các tổ chức tín dụng thành 3 nhóm (lành mạnh, thiếu thanh khoản tạm thời và yếu kém) để có biện pháp xử lý thích hợp:
- Trên cơ sở đánh giá thực trạng tài chính, hoạt động quản trị, đặc biệt là chất lượng tài sản, cơng nợ, vốn tự có và mức độ an tồn của TCTD, các TCTD sẽ được phân loại thành 3 nhóm (TCTD lành mạnh, TCTD thiếu thanh khoản tạm thời và TCTD yếu kém) để có biện pháp xử lý thích hợp. - TCTD cần có phương án cơ cấu lại phù hợp với mức độ rủi ro, yếu kém
và điều kiện cụ thể của TCTD. Nội dung cơ cấu lại các TCTD yếu kém bao gồm: lành mạnh hóa về tài chính, cơ cấu lại hoạt động, cơ cấu lại hệ thống quản trị, cơ cấu lại pháp nhân và sở hữu.
- Đề án cũng đưa ra giải pháp cơ cấu lại 3 nhóm TCTD nêu trên. Trong đó đối với các TCTD yếu kém, NHNN Việt Nam thực hiện tái cấp vốn cho TCTD thiếu thanh khoản trên cơ sở hồ sơ tín dụng có chất lượng tốt với mức tối đa tương đương vốn điều lệ của TCTD được tái cấp vốn.
- Bên cạnh đó, TCTD yếu kém phải chịu sự giám sát đặc biệt một cách chặt chẽ, toàn diện của NHNN Việt Nam về quản trị, điều hành, tài chính và hoạt động.
- Sau khi áp dụng các biện pháp bảo đảm khả năng chi trả, TCTD yếu kém được sáp nhập, hợp nhất, mua lại trên cơ sở tự nguyện. Nếu không thể thực hiện một cách tự nguyện, NHNN Việt Nam sẽ áp dụng các biện pháp sáp nhập, hợp nhất, mua lại trên cơ sở bắt buộc đối với TCTD yếu kém. Tầm nhìn đến năm 2020 là xây dựng một hệ thống các TCTD vững mạnh, năng động và một cơ sở hạ tầng tài chính hỗ trợ đủ năng lực đáp ứng các nhu cầu về tài chính và dịch vụ ngân hàng ngày càng gia tăng của nền kinh tế, hội nhập sâu hơn với khu vực và quốc tế, tiến lên ngang tầm với các quốc gia dẫn đầu nhóm nước có thu nhập trung bình trong khu vực ASEAN.
Phát triển khu vực tài chính đồng bộ bao gồm các ngân hàng, các tổ chức tài chính phi ngân hàng, các tập đồn tài chính có năng lực tài chính mạnh, có trình độ quản lý và trình độ cơng nghệ tiên tiến, có khả năng thực hiện các giao dịch tài chính thơng suốt, an tồn, hiệu quả, ổn định. Khu vực tài chính này có khả năng:
- Động viên tối đa các nguồn vốn nhàn rỗi trong nước, thu hút các nguồn vốn nước ngoài với điều kiện thuận lợi và sử dụng được các nguồn vốn huy động được có hiệu quả.
- Cung ứng đầy đủ, kịp thời và thuận tiện các sản phẩm, dịch vụ tài chính cho nền kinh tế.
- Tham gia ngày càng sâu rộng vào q trình phân cơng lao động quốc tế trong lĩnh vực tài chính với khả năng cạnh tranh ngày càng cao, tạo thương hiệu mạnh trên thị trường quốc tế.
- Có khả năng trụ vững trước những cú sốc kinh tế, tài chính trong và ngoài nước hướng tới trở thành một trung tâm tài chính của khu vực.