Phân tích nhân tố khám phá EFA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ sự hài lòng của khách hàng nghiên cứu tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 69 - 70)

5 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

3.4 Kết quả nghiên cứu

3.4.4 Phân tích nhân tố khám phá EFA

Phân tích nhân tố (Exploratory Factor Analysis) là một kỹ thuật phân tích nhằm thu nhỏ và tóm tắt các dữ liệu rất có ích cho việc xác định các tập hợp biến cần thiết cho vấn đề nghiên cứu. Quan hệ giữa các nhóm biến có liên hệ qua lại lẫn nhau đƣợc xem xét dƣới dạng một số các nhân tố cơ bản. Mỗi một biến quan sát sẽ đƣợc tính một tỷ số gọi là Hệ số tải nhân tố (factor loading). Hệ số này cho ngƣời nghiên cứu biết đƣợc mỗi biến đo lƣờng sẽ “thuộc về” những nhân tố nào.

Trong phân tích nhân tố, yêu cầu cần thiết là hệ số KMO (Kaiser-Meyer –Olkin (KMO) phải có giá trị lớn (0,5<KMO<1) thể hiện phân tích nhân tố là thích hợp, cịn nếu hệ số KMO <0,5 thì phân tích nhân tố có khả năng khơng thích hợp với các dữ liệu. Thêm vào đó, hệ số tải nhân tố của từng biến quan sát phải có giá trị lớn hơn 0,45, điểm dừng khi Eigenvalue (đại diện cho phần biến thiên đƣợc giải thích bởi mỗi nhân tố) lớn hơn 1 (mặc định của chƣơng trình SPSS), và tổng phƣơng sai dùng để giải thích bởi từng nhân tố lớn hơn 50% mới thỏa yêu cầu của phân tích nhân tố (Gerbing & Anderson, 1988). Khi tiến hành phân tích nhân tố, tác giả đã sử dụng phƣơng pháp trích (Extraction method) là Principal Axis factoring với phép xoay (Rotation) Promax.và phƣơng pháp tính nhân tố là phƣơng pháp Regression Phân tích nhân tố bằng các thành phần chính cho phép rút gọn nhiều biến số ít nhiều có một liên tƣơng quan lẫn nhau thành những đại lƣợng đƣợc thể hiện dƣới dạng mối tƣơng quan theo đƣờng thẳng với các tiêu chuẩn phù hợp là: Hệ số KMO > 0,5; Sig.(Bartlett’s Test) > 0,05 tƣơng ứng với việc chọn Eigenvalues > 1 và tổng phƣơng sai trích > 0,5 (50%) và bỏ các hệ số tải nhân tố Factor loading có giá trị nhỏ hơn 0,5. Những nhân tố thỏa những điều kiện trên thì mới tham gia vào phần chạy hồi quy trong phân tích tiếp theo. Căn cứ vào phân tích SPSS - nhân tố khám phá EFA trong phụ lục 4, ta có kết quả nhƣ sau:

Phân tích nhân tố khám phá EFA với 22 biến quan sát thuộc 5 thành phần của thang đo chất lƣợng dịch vụ, và thêm 07 biến đo lƣờng nhân tố giá cả và hình ảnh doanh nghiệp. Sau khi phân tích nhân tố và loại bỏ các nhân tố có các hệ số tải nhân tố

Factor loading có giá trị nhỏ hơn 0,5. Tại hệ số KMO là 0,781; hệ số Eigenvalues là 1,054; tổng phƣơng sai trích giải thích đƣợc 68,911%, kiểm định Bartlett's Test Sig. 0,000 có ý nghĩa thống kê và ta đặt:

+ CHIPHI (giá trị trung bình) gồm các biến: CHIPHI1, DONGCAM3, THUANTIEN1, TINCAY1, HINHANH1, HINHANH2

+ PHUCVU (giá trị trung bình) gồm các biến: PHUCVU4, TINCAY3, TINCAY2, DONGCAM2, PHUCVU3 .

+ THUANTIEN (giá trị trung bình) gồm các biến: THUANTIEN2, PHUONGTIEN2, PHUONGTIEN3, THUANTIEN4, HINHANH4.

+ PHUONGTIEN (giá trị trung bình) gồm các biến: PHUONGTIEN4, PHUONGTIEN6, PHUCVU4.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ sự hài lòng của khách hàng nghiên cứu tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 69 - 70)