Các nguồn khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh huy động vốn tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh TPHCM (Trang 30)

1.2. Huy động vốn của ngân hàng thương mại

1.2.2.4. Các nguồn khác

Các nguồn vốn này thường không lớn, việc gia tăng các nguồn này nằm trong chính sách tăng nguồn thu cho ngân hàng và bị ảnh hưởng rất lớn bởi khả năng thực hiện và mở rộng các loại hình dịch vụ khác.

Vốn ủy thác

Đây là nguồn được hình thành do các tổ chức, cá nhân ủy thác tiền, tài sản vào ngân hàng nhờ ngân hàng cho vay (ủy thác cho vay), đầu tư (ủy thác đầu tư), giải ngân (ủy thác giải ngân)... Cùng với sự phát triển các mối quan hệ đa phương,

34

rất nhiều tổ chức kinh tế xã hội có cùng mục tiêu phát triển như của ngân hàng, có nguồn tài chính đã sử dụng mạng lưới ngân hàng như các kênh dẫn vốn tới các mục tiêu. Kết quả là hình thành nguồn ủy thác, làm gia tăng nguồn vốn cho ngân hàng. Nguồn này khá ổn định, các ngân hàng thực hiện hộ khách hàng và hưởng hoa hồng, khơng phải trả lãi; tuy nhiên chi phí để có và duy trì chúng là rất đáng kể như phải tìm kiếm các chủ đầu tư, tìm hiểu yêu cầu của họ, nghiên cứu dự án mà họ tài trợ…

Vốn trong thanh toán

Các hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền mặt có thể hình thành nguồn vốn trong thanh tốn (séc trong q trình chi trả, tiền ký quỹ để mở LC…). Những ngân hàng là ngân hàng đầu mối trong đồng tài trợ có thể kết số dư từ tiền của các ngân hàng thành viên chuyển về để thực hiện cho vay

Ngoài ra, nguồn vốn của ngân hàng cịn được hình thành từ nghiệp vụ mua, bán, quản lý tài sản hộ. Khi NHTM càng phát triển nghiệp vụ trung gian càng nhiều thì nguồn này chiếm tỷ trọng càng lớn.

1.2.3. Vai trò của huy động vốn đối với ngân hàng thương mại

1.2.3.1. Mơ hình Nhân – Quả

Mơ hình Nhân – Quả thể hiện mối quan hệ giữa Nguồn Vốn và Thu Nhập trong hoạt động của một ngân hàng thương mại. Theo mơ hình này thì nguồn vốn

bao gồm tiền gửi thanh tốn và tiền gửi có kỳ hạn là nhân (là nguyên nhân) và thu

nhập là quả (là kết quả). Trong đó: tiền gửi thanh toán (TGTT) là nền tảng tạo ra thu nhập và tiền gửi có kỳ hạn (TGCKH) là nền tảng tạo ra ổn định.

Huy động vốn sinh ra hoạt động cho vay/đầu tư và hoạt động dịch vụ. Hoạt động cho vay/đầu tư và hoạt động dịch vụ lại sinh ra thu nhập. Tuy nhiên, chỉ có hoạt động cho vay là có tác động trở lại đối với hoạt động tiền gửi thanh tốn thơng qua việc quản lý nguồn thu của các khách hàng là đối tác của hoạt động cho vay/đầu tư.

Từ đó, ta có thể kết luận rằng:

(i). Thu nhập của một ngân hàng phụ thuộc và tỷ lệ thuận với tiền gửi thanh toán. Một ngân hàng để tăng thu nhập, cần có biện pháp tăng tiền gửi thanh tốn. Do

35

tăng tiền gửi thanh tốn sẽ làm tăng tiền gửi có kỳ hạn, tăng hoạt động động dịch vụ, tăng hoạt động đầu tư/cho vay và vì thế, tăng thu nhập.

(ii). Để ngân hàng tăng trưởng ổn định, cần có biện pháp tăng tiền gửi có kỳ hạn. Do tăng tiền gửi kỳ hạn sẽ làm tăng hoạt động cho vay; mà tăng hoạt động cho vay sẽ làm tăng tiền gửi thanh toán (trở về kết luận (i). nêu trên), tăng hoạt động dịch vụ và tăng thu nhập, dẫn đến tăng trưởng ổn định.

Thơng qua mơ hình nhân quả này, ta thể thấy mức độ quan trọng của công tác nguồn vốn trong hoạt động ngân hàng. Việc áp dụng mơ hình này sẽ đem lại nhiều lợi ích, cụ thể:

(i). Tăng thu nhập ổn định

(ii). Nguồn vốn được sử dụng một cách tối ưu hóa để tạo lợi nhuận.

(iii). Phát triển đồng bộ các hoạt động dịch vụ ngân hàng (huy động vốn; cho vay/đầu tư; dịch vụ khác).

Hình 1.1. Mơ hình Nhân – Quả

THU NHẬP DỊCH VỤ TG THANH TOÁN CHO VAY ĐẦU TƯ TG KỲ HẠN ĐƯỜNG THU NHẬP ĐƯỜNG DỊCH VỤ

ĐƯỜNG CHO VAY/ĐẦU TƯ

ĐƯỜNG NGUỒN VỐN KỲ HẠN ĐƯỜNG NGUỒN VỐN THANH

36

Vietinbank HCM muốn tăng trưởng bền vững, trước hết, cần phải xác định mục tiêu chiến lược trong công tác nguồn vốn và quán triệt đến từng cán bộ nhân viên trong ngân hàng về tầm quan trọng của công tác nguồn vốn cũng như mục tiêu chiến lược đề ra như sau:

(i). Gia tăng thị phần của chi nhánh trên địa bàn một cách bền vững. (ii). Thu nhập tăng trưởng một cách ổn định.

(iii). Tạo sự phát triển đồng bộ các hoạt động dịch vụ ngân hàng (huy động

vốn; cho vay/đầu tư; dịch vụ khác).

1.2.3.2. Vốn là điều kiện để thành lập, tổ chức hoạt động kinh doanh

Đối với bất cứ loại hình kinh doanh nào, vốn là điều kiện tiên quyết để duy trì hoạt động của doanh nghiệp. Vốn phản ánh năng lực cũng như quyết định khả năng phát triển của doanh nghiệp.

Đối với Ngân hàng, vốn còn là cơ sở nền tảng để tiến hành tổ chức mọi hoạt động kinh doanh. Thật vậy, với đặc trưng của ngân hàng là tổ chức kinh doanh loại hàng hoá đặc biệt trên thị trường tiền tệ và thị trường vốn thì vốn khơng cịn đơn thuần là phương tiện kinh doanh mà nó cịn là đối tượng kinh doanh chính của NHTM, trực tiếp quyết định tới quy mô hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Như vậy, những ngân hàng có vốn lớn sẽ có nhiều thế mạnh trong kinh doanh, ngược lại những ngân hàng có ít vốn cũng đồng nghĩa với việc gặp nhiều khó khăn khi tiến hành kinh doanh.

Muốn mở rộng hoạt động kinh doanh, NHTM cần liên tục bổ sung, tăng trưởng vốn. Ngân hàng hoạt động kinh doanh chủ yếu dựa vào vốn huy động và vốn huy động cũng chiếm khoảng hơn 90% tổng nguồn vốn của ngân hàng. Do đó, để đảm bảo hoạt động kinh doanh thông suốt ngân hàng cần tăng cường huy động vốn để thu hút các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của các chủ thể kinh tế phục vụ hoạt động kinh doanh của ngân hàng và cá nhân, doanh nghiệp.

1.2.3.3. Đảm bảo khả năng thanh tốn và uy tín của ngân hàng

Hoạt động kinh doanh của ngân hàng có liên quan đến tồn bộ nền kinh tế. Khả năng thanh toán là một chỉ số quyết định sự tồn tại của ngân hàng. Khả năng

37

thanh tốn của ngân hàng càng cao thì uy tín của ngân hàng càng lớn. Vốn tạo niềm tin cho công chúng và là sự bảo đảm đối vói các chủ nợ về sức mạnh tài chính của ngân hàng. Ngân hàng cần phải có lượng vốn đủ mạnh để có thể đáp ứng mọi nhu cầu cả khách hàng. Nếu lượng vốn của ngân hàng không đủ lớn để đáp ứng nhu cầu tín dụng của khách hàng, ngay lập tức sẽ tạo ra hiện tượng rút tiền ồ ạt hay chấm dứt quan hệ tín dụng của khách hàng với ngân hàng gây hậu quả nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng thậm chí có thể dẫn tới phá sản.

Trong hoạt động ngân hàng, uy tín có thể nói là yếu tố quan trọng, quyết định trực tiếp đến sự sống còn của ngân hàng. Uy tín của ngân hàng trong kinh doanh được thể hiện trước hết ở khả năng sẵn sàng thanh toán chi trả cho khách hàng. Khả năng thanh tốn chi trả của ngân hàng càng cao thì uy tín cũng như vốn khả dụng của ngân hàng càng lớn. Hay nói cách khác, khả năng thanh toán của ngân hàng tỷ lệ thuận với lượng vốn của ngân hàng nói chung và vốn khả dụng của ngân hàng nói riêng.

1.2.3.4. Đảm bảo khả năng cạnh tranh

Vốn đầu tư của ngân hàng sẽ quy định quy mơ hoạt động tín dụng trung và dài hạn và các hoạt động khác của ngân hàng. Vốn của ngân hàng quyết định đến việc mở rộng hay thu hẹp khối lượng tín dụng, thơng thường so với những ngân hàng lớn thì các ngân hàng nhỏ có các khoản mục đầu tư kém đa dạng, khối lượng và phạm vi tín dụng nhỏ hơn. Trong khi các ngân hàng lớn có nhiều vốn đầu tư trung và dài hạn cho vay được cả thị trường trong nước và quốc tế, thì ngân hàng nhỏ thiếu vốn sẽ bị giới hạn cho vay trong phạm vi hẹp. Thêm vào đó khả năng vốn hạn hẹp nên ngân hàng nhỏ không phản ứng nhạy với những biến động về lãi suất, gây ảnh hưởng đến khả năng thu hút vốn từ các thành phần kinh tế và dân cư. Ngân hàng có vốn ít sẽ hiếm khi có điều kiện mở rộng đầu tư vào cơ sở hạ tầng, công nghệ. Mặt khác ngân hàng cũng sẽ bỏ lỡ cơ hội tham gia vào các danh mục đầu tư dài hạn như mua trái phiếu Nhà nước, trái phiếu cơng trình… thu lợi nhuận cao.

Mặt khác, vốn lớn sẽ giúp cho ngân hàng có đủ khả năng tài chính để kinh doanh đa dạng trên thị trường, mở rộng các lĩnh vực kinh doanh như: kinh doanh chứng khoán, dịch vụ thuê mua... chứ không chỉ dừng lại ở dịch vụ cho vay đơn

38

thuần. Và chính các hình thức kinh doanh đa dạng này đã góp phần phân tán giảm thiểu rủi ro, nâng cao lợi nhuận và tăng sức cạnh tranh cho NHTM trên thị trường.

Tóm lại, vốn đóng vai trị quan trọng đối với NHTM, chính vì vậy huy động vốn ln là hoạt động được ưu tiên hàng đầu. Nguồn vốn không chỉ giúp NHTM tồn tại, hoạt động được mà nó cịn cho phép NHTM mở rộng quy mô hoạt động, vươn tới nhiều lĩnh vực mới giúp ngân hàng có đủ uy tín và sức mạnh để tồn tại và phát triển trên thương trường.

1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Trong nền kinh tế thị trường, để tồn tại và phát triển các NHTM cần không ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường, bao gồm cả hoạt động huy động vốn. Tuy nhiên, đó khơng phải là một bài tốn dễ, địi hỏi ngân hàng phải có những nghiệp vụ linh hoạt, hấp dẫn và thiết thực phù hợp từng giai đoạn hoạt động cũng như tình hình kinh tế chính trị- xã hội, chính sách của Đảng và Nhà nước.

1.3.1. Nhân tố khách quan

1.3.1.1. Chính sách của Nhà nước

Hoạt động của các ngân hàng ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ nền kinh tế; do đó ngành ngân hàng chịu sự quản lý và giám sát chặt chẽ của Chính phủ mà trực tiếp là NHNN. Khi NHNN thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng sẽ mang lại thuận lợi cho ngân hàng trong việc huy động vốn vay từ NHNN, đồng thời nó cịn có tác động làm giảm lãi suất trên thị trường tiền tệ. Ngược lại khi NHNN thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt sẽ khó khăn cho ngân hàng trong cơng tác huy động vốn vay từ NHNN.

Các ngân hàng ngoài chịu tác động trực tiếp các văn bản quy phạm pháp luật do NHNN, Bộ tài chính ban hành còn chịu tác động gián tiếp các văn bản quy phạm pháp luật do các bộ ngành khác ban hành như luật đất đai, luật thuế, luật nhà ở… Hiện nay, nhận thấy được sự cần thiết phải tập trung vốn cho cơng cuộc cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa đặc biệt là nguồn vốn trung và dài hạn chính vì thế Nhà

39

nước đã ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể nhằm khuyến khích các NHTM ngày càng mở rộng huy động vốn đáp ứng cho nhu cầu về vốn của nền kinh tế.

1.3.1.2. Sự ổn định và phát triển của nền kinh tế

Sự phát triển hệ thống ngân hàng và nền kinh tế có quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Nền kinh tế phát triển sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh, hiệu quả hoạt động của ngân hàng và các chủ thể khác. Nhu cầu của thị trường cũng tăng lên khi nền kinh tế phát triển kéo theo nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Nhu cầu vốn và sử dụng các dịch vụ của các doanh nghiệp tăng lên đòi hỏi các ngân hàng phải tăng cường huy động nguồn vốn, các sản phẩm tiện ích mới để phục vụ nhu cầu của các doanh nghiệp.

Quyết định của khách hàng luôn gắn liền với từng động thái của nền kinh tế. Trong điều kiện nền kinh tế bất ổn, giá cả và sức mua của đồng tiền biến động mạnh thì người dân có xu hướng tích trữ vàng, ngoại tệ hoặc các dạng tài sản khác thay vì đem số tiền đó đi gửi tại các ngân hàng. Ngược lại, khi nền kinh tế tăng trưởng ổn định với tỷ lệ lạm phát hợp lý thì người dân sẽ có cái nhìn khả quan hơn và xu hướng gửi tiền ở các NHTM tăng lên là một điều tất yếu.

Nền kinh tế phát triển cũng kéo theo sự phát triển của thị trường tài chính, tạo thêm một kênh huy động mới cho ngân hàng thông qua việc phát hành các loại giấy tờ có giá. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng có thêm đối thủ cạnh tranh mới đó là việc các doanh nghiệp cũng có thể thơng qua đó huy động vốn nhằm phục vụ sản xuất kinh doanh. Hoạt động kinh doanh ngân hàng ngày càng có sự tham gia của nhiều loại hình ngân hàng mới và các tổ chức phi ngân hàng như công ty tài chính, cơng ty chứng khốn,quỹ tiết kiệm… Xu hướng cạnh tranh với ngân hàng trong lĩnh vực huy động vốn ngày càng tăng.

1.3.1.3. Nhân tố tiết kiệm trong nền kinh tế

NHTM nhận tiền gửi từ dân cư và các tổ chức kinh tế, trong đó nguồn tiền gửi dân cư chiếm tỷ trọng lớn và có tính ổn định, dài hạn cao. Năng lực tài chính của người dân ảnh hưởng rất lớn đến huy động vốn của ngân hàng. Người dân có thu nhập càng cao thì lượng tiền dành cho tiết kiệm có thể càng tăng, đặc biệt khi thu nhập bình quân đầu người đã đạt đến một mức độ nhất định thì tỷ lệ tiết kiệm

40

khơng phải tăng lên theo tương quan tỷ lệ với sự gia tăng của thu nhập mà tăng với một tỷ lệ lớn hơn so với thu nhập, do những nhu cầu thiết yếu lúc này đã được thỏa mãn hoàn toàn và lượng tiền dư ra sẽ tăng nhanh. Tuy nhiên, lượng tiền dư ra đó có được gửi vào NHTM hay khơng cịn phụ thuộc vào tâm lý tiêu dùng của dân cư, họ có thể đem gửi ngân hàng, tích trữ dưới dạng tiền mặt, vàng, ngoại tệ hay mua các tài sản khác.

Để thu hút được nguồn tiền tiết kiệm từ dân cư, các NHTM cần hiểu được động cơ, thói quen và mong muốn của người gửi tiền để đưa ra những chính sách và biện pháp phù hợp, từ đó có được quy mơ và cơ cấu nguồn vốn như mong muốn. Các chính sách để thu hút nguồn tiền tiết kiệm bao gồm: chính sách lãi suất, chính sách tổ chức kỹ thuật, chính sách chăm sóc khác hàng, chinh sách sản phẩm…

Bên cạnh đó, nguồn tiết kiệm của các Tổ chức kinh tế - xã hội cũng rất quan trọng. Mục đích gửi tiền của các doanh nghiệp thường là nhờ ngân hàng quản lý, ký quỹ hoặc chi trả trong thanh tốn… thơng thường có kỳ hạn ngắn nhưng bù lại lượng tiền này của doanh nghiệp rất lớn. NHTM có thể huy động được nguồn vốn này thơng qua việc đáp ứng các nhu cầu về thanh toán, tài trợ vốn, bảo lãnh cho các doanh nghiệp. Ngồi ra, ngân hàng có thể phát hành trái phiếu để thu hút các nguồn tiền nhàn rỗi của doanh nghiệp.

1.3.2. Nhân tố chủ quan

1.3.2.1. Uy tín của ngân hàng

Uy tín là tài sản vơ hình của các doanh nghiệp. Khách hàng gửi tiền, tài sản vào ngân hàng ngồi mục đích sinh lời cịn nhằm mục đích an tồn. Vì vậy, uy tín trở thành yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại trong hoạt động ngân hàng. Uy tín ngân hàng thường được các khách hàng đánh giá qua các tiêu chí: số năm hoạt động, quy mô vốn chủ sở hữu, tổng tài sản, cơ sở vật chất kỹ thuật...

1.3.2.2. Lãi suất huy động

Người dân thường quan tâm đến lãi suất tiết kiệm để so sánh nó với tỷ lệ trượt giá của đồng tiền và khả năng sinh lợi của dòng tiền đầu tư vào tiết kiệm so với đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản... từ đó đưa ra quyết định có nên

41

gửi vào ngân hàng hay khơng, gửi bao nhiêu và gửi theo hình thức nào. Ngược lại,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh huy động vốn tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh TPHCM (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)